Tăng cường thích ứng với biến đổi khí hậu, nỗ lực bảo vệ hệ thống khí hậu trái đất

(LĐTĐ) Ngày 26/4, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp cùng Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) và Tổ chức Hợp tác quốc tế Đức (GIZ) tổ chức hội thảo tham vấn dự thảo Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn đến năm 2050.
Đẩy mạnh tuyên truyền về bảo vệ môi trường Đề xuất cho phép công chứng trên môi trường điện tử

Tham dự hội thảo gồm đại diện các Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Ngoại giao, Bộ Công Thương, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ xXây dựng, Bộ Y tế, Bộ Khoa học và công nghệ, Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Giáo dục và đào tạo, Tổ công tác giúp việc Ban chỉ đạo quốc gia triển khai thực hiện cam kết của Việt Nam tại COP26, và các Đại sứ quán, các đối tác phát triển...

Dự thảo Chiến lược được xây dựng với mục tiêu tích cực tăng cường thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm thiểu tình trạng dễ bị tổn thương, tổn thất và thiệt hại do biến đổi khí hậu gây ra; giảm phát thải khí nhà kính nhằm đạt mục tiêu phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050; đồng thời tận dụng các cơ hội từ biến đổi khí hậu để chuyển đổi mô hình tăng trưởng, nâng cao khả năng chống chịu và sức cạnh tranh của nền kinh tế phục vụ mục tiêu phát triển bền vững đất nước; đóng góp tích cực và có trách nhiệm vào các nỗ lực quốc tế trong việc bảo vệ hệ thống khí hậu trái đất.

Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành cho biết, Việt Nam đã trình Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) năm 2015, hoàn thành cập nhật NDC vào 2020, đưa trách nhiệm giảm phát thải khí nhà kính, thích ứng với biến đổi khí hậu vào Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và các văn bản hướng dẫn thi hành để toàn dân thực hiện. Đồng thời, Việt Nam cũng đã tập trung xây dựng dự thảo Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn đến năm 2050.

Tăng cường thích ứng với biến đổi khí hậu, nỗ lực bảo vệ hệ thống khí hậu trái đất
Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp cùng Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) và Tổ chức Hợp tác quốc tế Đức (GIZ) tổ chức hội thảo tham vấn dự thảo Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn đến năm 2050.

Dự thảo Chiến lược được xây dựng các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp phù hợp với mục tiêu cam kết tại Hội nghị COP26 và thực hiện các yêu cầu của Thỏa thuận Paris. Dự thảo Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn đến năm 2050 phản ánh sự chuyển đổi về chất trong công tác ứng phó với biến đổi khí hậu của Việt Nam, thể hiện lộ trình để hiện thực hoá cam kết của Việt Nam tại COP26, các nhiệm vụ, giải pháp đề ra nhằm đạt mục tiêu đưa mức phát thải ròng về “0” vào năm 2050.

Bộ Tài nguyên và Môi trường đã xin ý kiến các Bộ, ngành, địa phương từ khi xây dựng đề cương Chiến lược, khảo sát 63 địa phương và thực hiện phỏng vấn sâu 20 tỉnh, thành phố. Cho đến nay, dự thảo Chiến lược cũng đã được gửi xin ý kiến các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương và các địa phương trên cả nước, tham vấn các nhà khoa học…

Những cam kết mạnh mẽ và những đóng góp có trách nhiệm của Việt Nam tại Hội nghị COP26 đã được cộng đồng quốc tế đánh giá cao và mở ra nhiều cơ hội hợp tác về tăng trưởng ít phát thải, thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Trước bối cảnh quốc tế và trong nước hiện nay, Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn đến năm 2050 cần được xây dựng nhằm cập nhật những xu thế mới của quốc tế cũng như định hướng rõ các vấn đề cấp bách, ưu tiên gắn với việc thực hiện Thỏa thuận Paris, các cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP26.

Tăng cường thích ứng với biến đổi khí hậu, nỗ lực bảo vệ hệ thống khí hậu trái đất
Nhiều ý kiến đóng góp của các đại biểu cho dự thảo chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn đến năm 2050

Bà Caitlin Wiesen, Trưởng đại diện thường trú của UNDP tại Việt Nam, nhấn mạnh, chúng tôi hy vọng Chiến lược dài hạn về biến đổi khí hậu sẽ tạo nền tảng rộng rãi và vững chắc cho các kế hoạch và chính sách khí hậu quan trọng khác, chẳng hạn như Kế hoạch phát triển điện số 8 (PDP8) và Kế hoạch Tổng thể về Phát triển Năng lượng, cập nhật các Đóng góp do Quốc gia xác định (NDC), Kế hoạch Thích ứng Quốc gia (NAP) và Chiến lược Tăng trưởng Xanh.

Bà Caitlin khuyến nghị, xây dựng luật biến đổi khí hậu nhất quán và đẩy nhanh các biện pháp thích ứng là trọng tâm để để tăng cường khả năng chống chịu cho toàn xã hội, đặc biệt là đối với người dân và cộng động đang trực tiếp bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu. Điều quan trọng không kém là thiết lập lộ trình chuyển đổi xanh và công bằng, và có các cơ chế chính sách minh bạch để theo dõi các dòng tài chính công và tư nhân hỗ trợ thực hiện các dự án và chương trình đầu tư xanh.

Ông Weert Börner, Đại biện lâm thời, Đại sứ quán Đức tại Hà Nội chia sẻ, với việc hoàn thành Dự thảo Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu hướng tới mục tiêu đạt phát thải ròng bằng “0” chỉ 5 tháng sau COP26, Chính phủ Việt Nam tiếp tục gửi đi thông điệp mạnh mẽ về tham vọng khí hậu. Dự thảo Chiến lược mới cho thấy mục tiêu trung hòa khí hậu của Việt Nam tuy rất tham vọng và đầy thách thức nhưng khả thi.

Dự thảo Chiến lược đóng góp một phần cực kỳ quan trọng vào cuộc tranh luận quốc gia về cam kết phát thải ròng bằng “0” và những cuộc tranh luận này vẫn cần được tiếp tục sau khi Chiến lược được phê duyệt vào năm 2022 bởi Thủ tướng Chính phủ.

Ông Weert Börner khẳng định, Chính phủ Đức quyết tâm tiếp tục hỗ trợ Việt Nam thực hiện quá trình chuyển đổi cần thiết để đạt mức phát thải ròng bằng “0” theo hướng công bằng và bền vững.

Tăng cường thích ứng với biến đổi khí hậu, nỗ lực bảo vệ hệ thống khí hậu trái đất
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại hội nghị

Dự thảo chiến lược quốc gia này cũng đưa ra các nhiệm vụ và giải pháp về chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu. Trong đó, nhóm nhiệm vụ nâng cao khả năng chống chịu và năng lực thích ứng của hệ thống tự nhiên, kinh tế và xã hội, đảm bảo sinh kế bền vững bao gồm: Ngăn chặn tình trạng suy giảm, suy thoái, phục hồi các nguồn tài nguyên; phát triển nông nghiệp thông minh bền vững và bảo đảm an ninh lương thực; bảo vệ rừng và các hệ sinh thái; phát triển hạ tầng thích ứng với biến đổi khí hậu; y tế và sức khỏe; bảo đảm an sinh xã hội và bình đẳng giới.

Nhóm nhiệm vụ, giải pháp giảm thiểu thiệt hại do thiên tai và khí hậu cực đoan gia tăng do biến đổi khí hậu bao gồm: Dự báo và cảnh báo sớm; phát triển các công trình phòng chống thiên tai; di dời dân ở khu vực có rủi ro cao, các khu vực dễ bị tổn thương trước tác động của biến đổi khí hậu.

Về giảm phát thải khí nhà kính bao gồm các nhiệm vụ chung và giảm phát thải khí nhà kính theo các lĩnh vực cụ thể gồm: Năng lượng; nông nghiệp, lâm nghiệp, sử dụng đất và thay đổi sử dụng đất; chất thải; các quá trình công nghiệp và sử dụng sản phẩm công nghiệp.

Về hoàn thiện thể chế, phát huy tiềm năng và nguồn lực ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu bao gồm: Xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về biến đổi khí hậu trước năm 2030; truyền thông, nâng cao nhận thức và thu hút sự tham gia của cộng đồng trong ứng phó với biến đổi khí hậu; phát triển nguồn nhân lực; nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, đổi mới sáng tạo; huy động nguồn lực tài chính cho ứng phó với biến đổi khí hậu; đẩy mạnh hợp tác quốc tế và ngoại giao khí hậu trong ứng phó với biến đổi khí hậu.

Minh Phương

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Kỳ vọng làm “sống lại” 4 dòng sông nội đô

Kỳ vọng làm “sống lại” 4 dòng sông nội đô

(LĐTĐ) Việc phục hồi lại chất lượng nước, môi trường và cảnh quan 4 con sông nội đô thuộc khu vực trung tâm thành phố Hà Nội như sông Tô Lịch, Kim Ngưu, Đền Lừ, Sét đang là một trong những nhiệm vụ trọng tâm Chương trình số 05-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Do đó, việc phục hồi chất lượng nước, môi trường, cảnh quan của các dòng sông này đang được các chuyên gia cùng các cấp chính quyền Thủ đô đặc biệt quan tâm.
Thành công nhờ không ngừng sáng tạo

Thành công nhờ không ngừng sáng tạo

(LĐTĐ) Hạnh phúc của một người lao động là có được môi trường làm việc tốt, được thỏa sức sáng tạo, cống hiến hết mình, mang lại lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp. Đó là quan niệm của anh Lê Viết Văn (sinh năm 1991) - kỹ sư làm việc tại Công ty TNHH Lixil Việt Nam (địa bàn huyện Gia Lâm, Hà Nội).
Công chức, viên chức vi phạm nồng độ cồn: Xử lý nghiêm không có ngoại lệ

Công chức, viên chức vi phạm nồng độ cồn: Xử lý nghiêm không có ngoại lệ

(LĐTĐ) Quyết liệt thực hiện công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông, ngăn chặn, kéo giảm tai nạn, nhất là vấn đề kiểm soát nồng độ cồn, đồng thời xử lý nghiêm theo quy định, tuyệt đối không chấp nhận sự can thiệp, xin xỏ… chỉ trong 1 tháng, lực lượng chức năng đã xử lý hàng trăm trường hợp vi phạm nồng độ cồn, trong đó có hơn 100 trường hợp là công chức, viên chức, công an, bộ đội, nhà báo… và đã gửi thông báo vi phạm về cơ quan những cá nhân vi phạm.
Trăng ấm

Trăng ấm

(LĐTĐ) A, trăng lên rồi! Những tiếng reo hò trong trẻo vang lên đâu đó. Ừ nhỉ, trăng lên thật rồi!
Mở rộng hợp tác giáo dục qua giao lưu văn hóa

Mở rộng hợp tác giáo dục qua giao lưu văn hóa

(LĐTĐ) Từ nhiều năm nay, việc giao lưu văn hóa, giáo dục đã trở thành một trong những hoạt động ngoại khóa có ý nghĩa quan trọng, là cơ hội để học sinh tại các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội được tiếp thêm động lực và thúc đẩy niềm yêu thích học tập ngoại ngữ. Đây cũng là hoạt động góp phần giúp học sinh Thủ đô hình thành nên những phẩm chất của người công dân toàn cầu: Năng động, sáng tạo và chủ động hội nhập trong tương lai.
Cơ chế, chính sách trong Luật Thủ đô (sửa đổi) phải rõ ràng, rành mạch

Cơ chế, chính sách trong Luật Thủ đô (sửa đổi) phải rõ ràng, rành mạch

Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) cần có các cơ chế, chính sách ưu đãi đặc thù, đặc biệt, vượt trội, thể hiện sự phân quyền mạnh mẽ nhưng cũng giao trách nhiệm lớn cho chính quyền Thủ đô trong xây dựng, bảo vệ, phát triển Thủ đô.
Để thu hút đầu tư nhà ở xã hội

Để thu hút đầu tư nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Tại Diễn đàn Kinh tế - Xã hội 2023 do Quốc hội tổ chức mới đây, trong phiên thảo luận Chuyên đề “Nâng cao năng suất lao động, đảm bảo an sinh trong bối cảnh mới”, vấn đề nhà ở xã hội đã được các đại biểu thảo luận sôi nổi.

Tin khác

Nâng cao kỹ năng phòng cháy, chữa cháy cho học sinh

Nâng cao kỹ năng phòng cháy, chữa cháy cho học sinh

(LĐTĐ) Trường học là nơi tập trung số lượng lớn cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh, cũng như cơ sở vật chất, kỹ thuật, hồ sơ tài liệu... tiềm ẩn nguy cơ gây cháy, nổ. Chính vì vậy, công tác phòng chống cháy, nổ tại trường học cần được đặc biệt chú trọng nhằm đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy (PCCC), góp phần giữ vững trật tự an toàn xã hội.
TP.HCM: Bất an trong những chung cư cũ cơi nới kiểu "chuồng cọp, lồng chim"

TP.HCM: Bất an trong những chung cư cũ cơi nới kiểu "chuồng cọp, lồng chim"

(LĐTĐ) Hầu hết người dân cư ngụ tại các khu chung cư cũ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đều đang phải sống chung với tình trạng xuống cấp và không có hệ thống phòng cháy, chữa cháy đề phòng cháy nổ.
Bộ GTVT "thúc" tiến độ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

Bộ GTVT "thúc" tiến độ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

(LĐTĐ) Để đẩy nhanh tiến độ dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, mỗi tháng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) sẽ làm việc với địa phương để “khơi thông dự án”.
TP.HCM: Đồng loạt kiểm tra an toàn PCCC nhà trọ, chung cư mini trên địa bàn thành phố Thủ Đức

TP.HCM: Đồng loạt kiểm tra an toàn PCCC nhà trọ, chung cư mini trên địa bàn thành phố Thủ Đức

(LĐTĐ) Đồng loạt 34 phường thuộc thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã và đang kiểm tra an toàn phòng cháy và chữa cháy (PCCC) đối với các cơ sở nhà ngăn phòng cho trọ, nhà trọ nhiều tầng, chung cư mini trên địa bàn.
Thu phí lòng đường, vỉa hè tại thành phố Hồ Chí Minh: Công bằng và minh bạch vì Thành phố văn minh

Thu phí lòng đường, vỉa hè tại thành phố Hồ Chí Minh: Công bằng và minh bạch vì Thành phố văn minh

(LĐTĐ) Nhiều người dân kỳ vọng sau khi HĐND TP.HCM thông qua Đề án thu phí sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố trên địa bàn TP.HCM, không chỉ góp phần lập lại trật tự và mỹ quan đô thị mà những người mưu sinh trên vỉa hè cũng được ổn định.
Lập lại trật tự đô thị khu vực gần các trường Đại học

Lập lại trật tự đô thị khu vực gần các trường Đại học

(LĐTĐ) Khu vực phố Chùa Láng tập trung nhiều trường học như: Đại học Ngoại Thương, Học viện Ngoại giao, Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam… Đây là một trong những “điểm nóng” về trật tự đô thị trên địa bàn quận Đống Đa, đặc biệt là vào giờ cao điểm. Mặc dù các lực lượng chức năng đã tích cực ra quân tuyên truyền, xử lý, nhưng công tác quản lý trật tự đô thị gặp không ít khó khăn.
Tháo dỡ căn nhà 4 mặt tiền nằm giữa giao lộ TP.HCM suốt 10 năm

Tháo dỡ căn nhà 4 mặt tiền nằm giữa giao lộ TP.HCM suốt 10 năm

(LĐTĐ) Ngày 25/9, căn nhà nằm giữa 3 tuyến đường Âu Cơ - Ba Vân - Lũy Bán Bích ở quận Tân Phú, thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã bị lực lượng chức năng tháo dỡ. Căn nhà này thuộc trường hợp phải giải tòa của dự án mở rộng đường Âu Cơ - Lũy Bán Bích hoàn thành từ năm 2014.
Mê Linh tăng cường phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi

Mê Linh tăng cường phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi

(LĐTĐ) Để chủ động phòng, chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm, thời gian qua, huyện Mê Linh tập trung triển khai đồng bộ nhiều giải pháp như: Tiêm phòng, phun khử trùng môi trường, quản lý vắc xin... Qua đó hạn chế mức thấp nhất dịch bệnh trên đàn vật nuôi, góp phần đảm bảo chăn nuôi phát triển bền vững, đồng thời cung nguồn thực phẩm an toàn, chất lượng cho thị trường.
Cảnh báo ngập úng nhiều tuyến phố nội thành Hà Nội

Cảnh báo ngập úng nhiều tuyến phố nội thành Hà Nội

(LĐTĐ) Hiện nay, khu vực nội thành Hà Nội đang có mưa vừa, mưa to đến rất to. Dự báo trong 2 giờ tới, khu vực nội thành Hà Nội và các vùng lân cận vẫn tiếp tục có mưa vừa đến mưa to. Đợt mưa này có khả năng sẽ gây ngập úng cho nhiều tuyến phố nội thành với độ sâu phổ biến từ 15-30cm.
Quyết liệt xử lý vi phạm về nồng độ cồn

Quyết liệt xử lý vi phạm về nồng độ cồn

(LĐTĐ) Nhằm xử lý triệt để các vi phạm về trật tự an toàn giao thông, đặc biệt là vi phạm về nồng độ cồn, bắt đầu từ đêm 22/9, Phòng Cảnh sát giao thông - Công an thành phố Hà Nội đã lập 14 tổ công tác xử lý vi phạm chéo địa bàn. Khung giờ được chú trọng xử lý từ 22h hôm trước đến 3h hôm sau.
Xem thêm
Phiên bản di động