Tăng cường kiểm soát các hành vi trục lợi từ xăng dầu để hạn chế chi phí đẩy

(LĐTĐ) Áp lực lạm phát dâng cao từ những yếu tố liên quan đến chi phí đẩy là một trong những vấn đề được dự báo ngay từ cuối năm 2021 và đầu năm 2022. Bình ổn thị trường cũng như kiềm chế các hành vi vi phạm pháp luật trong đầu cơ, tàng trữ, găm hàng dẫn đến việc tăng giá bất hợp lý của các tổ chức, cá nhân, nhất là giá xăng dầu trong thời gian vừa qua là một trong những biện pháp nhằm hạn chế chi phí đẩy.
Bất động sản tăng không chỉ vì giá đầu vào Lạm phát quý 1/2022 và dự báo cho cả năm Đầu tư như thế nào trong thời kỳ lạm phát?

Tại Đối thoại "Dòng xoáy lạm phát - Kiểm soát chi phí đẩy", ông Đặng Công Khôi - Phó Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) cho rằng, áp lực lạm phát dâng cao từ những yếu tố liên quan đến chi phí đẩy là một trong những vấn đề được dự báo ngay từ cuối năm 2021 và đầu năm 2022. Như thường lệ, trong quý I, nhu cầu mua sắm của người dân tăng cao vào dịp Tết, giá hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng thiết yếu thường nhích tăng nên CPI quý I thường rất cao.

Cũng trong quý I, những yếu tố khó lường như chiến sự Nga - Ukraine và tiếp sau đó, chính sách trừng phạt của Mỹ và châu Âu đối với Nga gây thêm sức ép cho công tác quản lý giá. Tuy nhiên, theo số liệu Tổng cục Thống kê vừa công bố, CPI quý I tăng 1,92% so với cùng kỳ năm trước cho thấy vấn đề kiểm soát mặt bằng giá khá thành công. Hiện công tác quản lý giá vẫn đang nằm trong kịch bản và trong tầm kiểm soát. Tuy nhiên, công tác quản lý, điều hành giá từ nay đến cuối năm vẫn chịu rất nhiều yếu tố khó lường nên không được lơ là, chủ quan. Chi phí đẩy hiện là thách thức lớn nhất và phải kiểm soát được vấn đề này thì lạm phát cơ bản sẽ đạt được mục tiêu.

Tăng cường kiểm soát các hành vi trục lợi từ xăng dầu để kiềm chế lạm phát
Cục Quản lý giá dự tính mức giá xăng dầu bình quân sẽ tăng rất cao, khoảng 40% (Ảnh minh họa: Lê Thắm)

Chi phí sản xuất tăng cao dẫn đến áp lực tăng giá hàng loạt hàng hóa, dịch vụ, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất trong nước có thể dễ dàng nhận thấy. Vòng xoáy lạm phát thứ nhất, thứ hai bắt đầu lan dần. Trong đó, theo đánh giá, đến thời điểm hiện nay, yếu tố khó lường nhất vẫn giá xăng dầu. Đây là yếu tố quyết định đến việc thực thi thành công các kịch bản điều hành giá.

Với kịch bản xấu nhất, Cục Quản lý giá dự tính mức giá xăng dầu bình quân sẽ tăng rất cao, khoảng 40%, lúc đó, nhiệm vụ kiểm soát lạm phát sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Do đó, Cục Quản lý giá vẫn thường xuyên cập nhật thông tin kịp thời để phân tích, đánh giá nguyên nhân, đưa ra những dự báo và kịp thời báo cáo Ban Chỉ đạo điều hành giá, từ đó, điều chỉnh linh hoạt các kịch bản điều hành và những giải pháp thực thi hiệu quả, hướng đến mục tiêu kiểm soát lạm phát theo mục tiêu Chính phủ và Quốc hội giao.

"Ngoài ra, chúng tôi cho rằng, phải nhanh chóng kiểm soát được yếu tố lạm phát kỳ vọng. Yếu tố này tác động rất mạnh lên mặt bằng chung, tâm lý chung của thị trường. Nếu có thể kiểm soát được điều này sẽ là một thành công rất lớn. Thời gian qua, theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính và các bộ ngành cũng rất tăng cường công tác cung cấp thông tin, tăng cường trao đổi, tham gia các diễn đàn trao đổi để cung cấp các thông tin đầy đủ kịp thời và trung thực nhất, nắm được diễn biến và nguyên nhân, để từ đó sẽ hạn chế được yếu tố lạm phát kỳ vọng", ông Khôi nhấn mạnh.

Ở góc độ cơ quan quản lý thị trường, ông Nguyễn Đức Lê - Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp (Tổng Cục Quản lý thị trường, Bộ Công Thương) cho biết, với xăng dầu, Cục đã tăng cường giám sát 16.800 cây xăng. Trong quá trình kiểm tra xử lý, ngoài vi phạm về điều kiện kinh doanh như phòng chống cháy nổ, kiểm định cây xăng thì các hành vi chủ yếu thời gian qua là các cửa hàng lợi dụng giờ cao điểm, quản lý thị trường lỏng lẻo để bơm chồng số, không niêm yết giá, tự ý điều chỉnh giá, treo biển không bán hàng dù vẫn có hàng, cố tình găm lại để đợi giá cả lên để bán ra, hoặc che bảng, thông báo cột bơm hỏng, tìm mọi cách để không bán hàng trong những thời điểm Chính phủ điều chỉnh giá. Ngoài ra, một số đối tượng tìm các sản phẩm xăng dầu kém chất lượng bán hàng ra để thu lợi bất chính. Từ đầu năm đến nay chúng tôi đã kiểm tra trên 150 vụ xử lý khoảng 50 vụ với số tiền trên 2,5 tỷ đồng.

"Bên cạnh xăng dầu, các mặt hàng thiết yếu khác cũng được tăng cường kiểm tra. Chúng tôi đã phối hợp với Tổng cục Hải quan trong việc xác định nguyên liệu đầu vào cũng như nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa khi xuất sang các nước có hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, phối hợp với các cơ quan của Bộ Tài chính trong xác định giá, đặc biệt đẩy mạnh kiểm tra bán hàng có niêm yết giá", ông Lê cho biết.

Theo ông Lê, để kiểm soát giá hàng hóa, tránh hành vi "té nước theo mưa", thứ nhất, Việt Nam cần đa dạng hóa nguồn cung nhằm đảm bảo nguyên vật liệu cho các đơn vị sản xuất. Thứ hai, nắm bắt được tình hình thị trường, trên cơ sở thực tế đó xây dựng chính sách quản lý điều hành về giá để tham mưu cho Chính phủ có những quyết định tốt nhất để ổn định giá cả. Thứ ba, ý thức của người tiêu dùng trong vấn đề ứng phó với giá cả, lạm phát cần được chuyển biến, lựa chọn những sản phẩm phù hợp, đang sẵn có thay vì tìm các sản phẩm nhập khẩu…

Thứ tư, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra nhất là trong lĩnh vực quản lý giá, làm sao để tất cả nơi sản xuất kinh doanh được niêm yết giá, loại trừ những tổ chức cá nhân lợi dụng tình hình dịch bệnh để tăng giá, đầu cơ, găm hàng tích trữ hàng dẫn đến khủng hoảng hàng cho người dân. Thứ năm, tuyên truyền, các cơ quan chức năng phải cho người dân thấy các thông tin chính xác, kịp thời về chính sách của Nhà nước trong việc bình ổn thị trường kiềm chế lạm phát.

Tăng cường kiểm soát các hành vi trục lợi từ xăng dầu để kiềm chế lạm phát
Ý thức của người tiêu dùng trong vấn đề ứng phó với giá cả, lạm phát cần được chuyển biến, lựa chọn những sản phẩm phù hợp, đang sẵn có thay vì tìm các sản phẩm nhập khẩu (Ảnh minh họa: Bảo Thoa)

Chuyên gia Nguyễn Đức Chung - Quyền Hiệu trưởng trường Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, thông thường, lạm phát luôn tác động nhiều vòng đến nền kinh tế, có vòng 1, vòng 2, vòng 3 và nhiều hơn nữa. Trong khi đó, vấn đề năng lượng Việt Nam rất khó có thể kiểm soát được do vẫn phải phụ thuộc một phần vào thị trường quốc tế, thậm chí kịch bản xấu về năng lượng cũng không thể dự báo chính xác. Vì vậy, ảnh hưởng của các vòng sẽ bị đan xen, tác động kép lẫn nhau.

"Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, giá xăng dầu ảnh hưởng rất mạnh tới một số mặt hàng của Việt Nam. Ví dụ xăng dầu chiếm 58,5% giá thành của các ngành luyện kim, phân bón, thép; 36,73% của thuỷ sản; 63,36% của vận tải. Ngoài giá xăng dầu, vẫn còn một vấn đề phải tính đến nữa là việc Trung Quốc đang theo đuổi chính sách Zero Covid-19, làm gián đoạn chuỗi cung ứng, khan hiếm nguyên vật liệu. Thực tế ở thành phố Hồ Chí Minh, nguồn cung của thị trường rất căng và giá thì khó đoán.

Từ các diễn biến trên, chúng tôi đưa ra kịch bản mô phỏng là: Nếu xăng dầu tiếp tục tiến tới mức 140 USD/thùng thì lạm phát bình quân cả năm vẫn có thể ở mức 4%. Nhưng tính theo tháng và so với cùng kỳ, lạm phát sẽ vượt 4% ngay trong tháng 8 và tháng 9, thậm chí cuối năm có thể lên trên 7%. Khi đó, nó sẽ gây ra kỳ vọng lạm phát và áp lực cho việc điều hành, kiểm soát lạm phát của năm 2023. Do đó, việc đặt ra các mục tiêu là rất quan trọng để đảm bảo tính ổn định, minh bạch trong thông tin. Tuy nhiên, cũng phải đảm bảo tính linh hoạt với thị trường", ông Chung phân tích.

Theo ông Chung, với phần cấu phần giá năng lượng không thể lường trước, cùng một số yếu tố nguy cơ đang tiềm ẩn sẽ ảnh hưởng rất lớn tới lạm phát, Việt Nam nên điều chỉnh phù hợp hơn, mục tiêu kiểm soát lạm phát ở mức 4% có thể đã quá cũ. Như vậy sẽ giảm áp lực cho nhà quản lý, tránh kỳ vọng từ người dân, đồng thời thể hiện tính linh hoạt và thị trường.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”

Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”

(LĐTĐ) Ngày 23/11, phường Xuân La, quận Tây Hồ tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm Ngày Bác Hồ về thăm Xuân La (23/11/1964 - 23/11/2024), và đón nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”.
Dư âm đẹp từ Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội năm 2024

Dư âm đẹp từ Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Sau nhiều trận tranh tài sôi nổi và không kém phần gay cấn, ngày 23/11, tại Sân bóng Đền Lừ 3 (quận Hoàng Mai, Hà Nội), Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội lần thứ XVII, năm 2024 chính thức khép lại. Mùa giải năm 2024, đội bóng xuất sắc giành chức vô địch thuộc về đội Xí nghiệp Xe buýt Yên Viên.
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người

Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Công an huyện Sóc Sơn (Hà Nội) cho biết đã bắt giữ Ma Vũ Duy (sinh năm 2004; trú tại xã Bản Áng, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn) để điều tra hành vi "Giết người", "Cướp tài sản".
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

(LĐTĐ) Từ ngày 25/12/2024, trẻ em dưới 16 tuổi tại Việt Nam sẽ không thể tự đăng ký tài khoản mạng xã hội. Theo quy định mới trong Nghị định 147/2024/NĐ-CP, cha mẹ hoặc người giám hộ sẽ phải thực hiện việc này và chịu trách nhiệm giám sát mọi hoạt động của trẻ trên mạng xã hội.
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập

Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập

(LĐTĐ) Theo Thông tư 50/2024/TT-NHNN được Ngân hàng Nhà nước ban hành, kể từ ngày 1/1/2025, các ứng dụng ngân hàng sẽ không được trang bị chức năng lưu mật khẩu đăng nhập tài khoản của người dùng.
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

(LĐTĐ) Ngày 22/11, lực lượng chức năng đã khởi động chiến dịch kiểm tra toàn diện việc vận tải hành khách trong dịp cuối năm nhằm đảm bảo an toàn giao thông và trật tự đô thị. Tổ công tác liên ngành bao gồm Đội Cảnh sát giao thông (CSGT) đường bộ số 14 và Công an quận Hoàng Mai đã tiến hành các đợt kiểm tra đột xuất tại Bến xe Giáp Bát, đồng thời thiết lập các chốt kiểm soát xung quanh khu vực.
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

(LĐTĐ) Hôm nay 23/11, các ngân hàng thương mại đều tăng giá chiều mua vào đồng USD, giao dịch chủ yếu ở 25.509 đồng/USD.

Tin khác

Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

(LĐTĐ) Hôm nay 23/11, các ngân hàng thương mại đều tăng giá chiều mua vào đồng USD, giao dịch chủ yếu ở 25.509 đồng/USD.
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần

Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần

(LĐTĐ) Hôm nay (23/11/2024), giá dầu thế giới tăng khoảng 1%, đạt mức cao nhất trong hai tuần, do cuộc xung đột leo thang ở Ukraine làm tăng mức rủi ro địa chính trị. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 71,25 USD/thùng, tăng 1,64%, giá dầu Brent ở mốc 75,14 USD/thùng, tăng 1,23%.
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao

Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng thế giới nhảy vọt thúc đẩy giá vàng miếng SJC lẫn vàng nhẫn cùng lên mốc cao mới.
“Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”: Trang bị kiến thức về sản phẩm để bảo vệ bản thân và gia đình

“Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”: Trang bị kiến thức về sản phẩm để bảo vệ bản thân và gia đình

(LĐTĐ) Với chủ đề “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”, sáng 22/11, Tổng cục Quản lý thị trường đã mở cửa Phòng trưng bày, nhận diện hàng thật - hàng giả tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội; sự kiện nằm trong chuỗi các hoạt động nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11).
Đặc sắc sản phẩm các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh

Đặc sắc sản phẩm các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh

(LĐTĐ) Sáng nay (22/11), đã diễn ra lễ khai mạc chương trình Truyền thông khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và quảng bá giới thiệu sản phẩm OCOP của phụ nữ và đặc sản các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh. Chương trình diễn ra trong 3 ngày (từ 22 - 24/11) tại sân bóng phường Dương Nội, quận Hà Đông, Hà Nội.
Giá xăng dầu hôm nay (22/11): Giá dầu thế giới tăng gần 2%, trong nước giảm

Giá xăng dầu hôm nay (22/11): Giá dầu thế giới tăng gần 2%, trong nước giảm

(LĐTĐ) Hôm nay (22/11), giá dầu thế giới tăng gần 2% khi căng thẳng giữa Nga và Ukraine gia tăng khiến thị trường lo ngại về nguồn cung dầu thô nếu xung đột lan rộng. Trong nước, giá bán lẻ xăng dầu được áp dụng theo phiên điều chỉnh từ 15h ngày 21/11. Cụ thể, xăng E5RON92 giảm 109 đồng/lít; xăng RON95-III giảm 79 đồng/lít...
Tỷ giá USD hôm nay (22/11): Đồng USD tăng mạnh trên thị trường tự do

Tỷ giá USD hôm nay (22/11): Đồng USD tăng mạnh trên thị trường tự do

(LĐTĐ) Tỷ giá USD hôm nay (22/11), đồng USD trên thị trường quốc tế tăng lên mức cao nhất trong 13 tháng. Trong nước, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD tăng 5 đồng, hiện ở mức 24.290 đồng.
Giá vàng hôm nay (22/11): Vàng trong nước và thế giới vẫn tiếp tục "leo thang"

Giá vàng hôm nay (22/11): Vàng trong nước và thế giới vẫn tiếp tục "leo thang"

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay trên thị trường quốc tế tiếp đà tăng mạnh. Trong nước, vàng nhẫn và miếng SJC tiếp tục "leo thang".
Tỷ giá USD hôm nay 21/11: Giá USD trên thị trường tự do vẫn tiếp đà tăng

Tỷ giá USD hôm nay 21/11: Giá USD trên thị trường tự do vẫn tiếp đà tăng

(LĐTĐ) Hôm nay 21/11, tỷ giá USD trên thị trường tự do tiếp tục tăng mạnh so với phiên trước. Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD giảm 8 đồng, hiện ở mức 24.285 đồng.
Giá vàng hôm nay 21/11: Giá vàng thế giới sát mốc 2.640 USD/Ounce

Giá vàng hôm nay 21/11: Giá vàng thế giới sát mốc 2.640 USD/Ounce

(LĐTĐ) Hôm nay 21/11, giá vàng thế giới sát mốc 2.640 USD/Ounce, tăng ngày thứ 3 liên tiếp. Trong nước, giá vàng miếng tăng mạnh, vượt xa ngưỡng 85 triệu đồng/lượng.
Xem thêm
Phiên bản di động