Tầm soát kịp thời để loại trừ nguy cơ mắc bệnh tan máu bẩm sinh

(LĐTĐ) Thalasemia còn gọi là bệnh tan máu bẩm sinh (TMBS) là do tan máu di truyền. Bệnh có hai biểu hiện nổi bật là thiếu máu và ứ sắt trong cơ thể, nên bệnh nhân phải điều trị suốt đời, nếu không được điều trị thường xuyên, đầy đủ, sẽ có nhiều biến chứng làm bệnh nhân chậm phát triển thể trạng, giảm sức học tập, lao động, tuổi thọ thấp...
Nỗ lực vượt lên của cô gái mắc bệnh tan máu bẩm sinh Nữ bác sĩ truyền “năng lượng” sống

Năm 2022 kỷ niệm 36 năm Ngày Thalassemia Thế giới (08/5/1986-08/5/2022) với thông điệp quốc tế: “Hãy cùng quan tâm, chia sẻ và chung tay nâng cao hiểu biết về bệnh tan máu bẩm sinh”. Kinh nghiệm của Thế giới cho thấy, có thể hạn chế được 90-95% số mắc mới Thalassemia nếu được tiến hành các biện pháp dự phòng thông qua hạn chế việc kết hôn giữa người mang gen bệnh (dự phòng cấp 1) bằng các biện pháp như tư vấn và khám sức khỏe trước khi kết hôn, sàng lọc phát hiện sớm cho thai nhi để xác định xem cá nhân có mang gen bệnh hay không từ đó giúp cho họ có sự lựa chọn đúng đắn về hôn nhân cũng như quyết định mang thai và sinh đẻ nhằm sinh ra những đứa con không mắc bệnh TMBS.

Đây là biện pháp hiệu quả và chi phí thấp. Đồng thời tiến hành tầm soát, chẩn đoán trước sinh (dự phòng cấp 2) sẽ góp phần phát hiện thêm các trường hợp mắc bệnh ở thai nhi để tư vấn chỉ định đình chỉ thai nghén với các trường hợp mắc bệnh thể nặng.

Tầm soát kịp thời để loại trừ nguy cơ mắc bệnh tan máu bẩm sinh

Tầm soát, phát hiện sớm một số tật, bệnh bẩm sinh thông qua sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh (ảnh minh hoạ)

Tuy nhiên, việc tầm soát, chẩn đoán trước sinh rất tốn kém và khó khăn hơn nhiều so với dự phòng cấp 1 vì phải đầu tư cho các cơ sở y tế các loại trang thiết bị, máy móc chuyên dụng, đắt tiền; hơn nữa cần phải có sự phối hợp giữa các chuyên gia thuộc lĩnh vực sản phụ khoa và lĩnh vực y học phân tử.

Việc sàng lọc, chẩn đoán bệnh ở giai đoạn sơ sinh (dự phòng cấp 3) dường như ít có giá trị thực tiễn, bởi nếu đứa trẻ có được phát hiện mắc bệnh thì cũng chỉ là để biết sớm và chuẩn bị cho việc điều trị sau này. Nếu cả vợ và chồng đều mang gen bệnh thì có 25% nguy cơ mắc bệnh ở thể nặng, trường hợp này cần được thực hiện chẩn đoán trước sinh bằng phương pháp chọc ối tìm đột biết gen. Đối với bệnh nhân mức độ nặng và trung bình cần truyền máu định kỳ và dùng thuốc thải sắt suốt đời; đến khám và điều trị đúng hẹn; khám lại ngay khi có dấu hiệu bất thường như: mệt nhiều, đau tim, khó thở, sốt cao, phù…; ghép tế bào gốc để điều trị bệnh, biện pháp này cần phải đáp ứng điều kiện ngặt nghèo hơn như phải tìm được nguồn tế bào gốc, điều kiện sức khỏe đảm bảo, chi phí cao…

Việt Nam chúng ta có khoảng trên 13 triệu người mang gen bệnh TMBS, tương đương 13% dân số và có trên 20.000 người bệnh mức độ nặng cần phải điều trị cả đời. Mỗi năm có thêm khoảng 8.000 trẻ em sinh ra bị bệnh thalassemia, trong đó có khoảng 2.000 trẻ bị bệnh mức độ nặng và khoảng 800 trẻ không thể ra đời do phù thai. Người bị bệnh và mang gen có ở tất cả các tỉnh/thành phố, các dân tộc trên toàn quốc. Trong đó, tỷ lệ người dân đồng bào dân tộc miền núi chiếm tỷ lệ khá cao, từ 20- 40%.

Mỗi năm có khoảng hơn 8.000 trẻ em sinh ra bị bệnh TMBS, trong đó khoảng hơn 2.000 trẻ bị bệnh nặng. Tỷ lệ người dân mang gen TMBS ở vùng miền núi, đặc biệt là ở các đồng bào dân tộc thiểu số cao, một trong những nguyên nhân chính là do kết hôn cận huyết.

Tuy chưa có cuộc điều tra toàn diện trên cả nước để đánh giá đầy đủ về nguy cơ sinh con bị bệnh TMBS nhưng riêng năm dân tộc chủ yếu ở miền núi phía Bắc như Tày, Thái, Mường, Nùng, Dao thì tỷ lệ mang gen và mắc bệnh khá cao như: 26,1% ở dân tộc Tày; 25,5% ở dân tộc Dao, 24,7% ở dân tộc Nùng, 38% ở dân tộc Thái, 41,4% ở dân tộc Mường ở miền núi phía Bắc chiếm 62% dân số của dân tộc đó trên toàn quốc…

Việt Nam đã có những nỗ lực lớn song việc điều trị mới chỉ giúp cải thiện tốt cuộc sống của người bệnh chứ chưa thể chữa khỏi bệnh. Chất lượng sống của các bệnh nhân bị TMBS rất thấp, số tử vong lớn.

Hiện tại, cần đẩy mạnh việc truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức, chuyển đổi hành vi của người dân của gia đình, cộng đồng về tư vấn, tầm soát, chẩn đoán và điều trị sớm bệnh tật trước sinh và sơ sinh. Tư vấn và tầm soát trước sinh là việc sử dụng các biện pháp thăm dò đặc hiệu trong thời gian mang thai tốt nhất là 3 tháng đầu để chẩn đoán xác định các trường hợp mang gen bệnh TMBS, các bệnh do rối loạn di truyền nhiễm sắc thể ở thai nhi như: hội chứng Down (tam bội thể 13), hội chứng Ewards (tam bội thể 18) và dị tật ống thần kinh…

Tư vấn và tầm soát sơ sinh là một biện pháp dự phòng hiện đại, dùng kỹ thuật y khoa nhằm tìm kiếm để phát hiện ra các bệnh liên quan đến nội tiết, rối loạn di truyền ngay khi đứa trẻ vừa ra đời, cho phép phát hiện một số bệnh lý và tật, bệnh bẩm sinh như, thiểu năng trí tuệ, thiếu men G6PD, suy giáp bẩm sinh, tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh và tử vong sớm do bệnh TMBS…

Việc thực hiện tư vấn và tầm soát trước sinh và tầm soát sơ sinh không chỉ là chuyện cá nhân của gia đình mà chính là bước đi lâu dài của ngành dân số nói riêng và cả xã hội nói chung vì mục tiêu cải thiện, nâng cao chất lượng giống nòi và sự phồn vinh của xã hội hướng tới một tương lai hạn chế đến mức thấp nhất người khuyết tật do các bệnh bẩm sinh gây ra.

Tổ chức truyền thông, cung cấp thông tin về tình hình bệnh TMBS, bệnh do rối loạn di truyền nhiễm sắc thể, bệnh bẩm sinh, về nguyên nhân gây bệnh và các giải pháp chủ yếu trong điều trị và phòng, chống thông qua các hoạt động cung cấp tài liệu, truyền thông trực tiếp tại cộng đồng; truyền thông tại các trường từ trung học sơ sở đến trung học phổ thông; tư vấn và khám sức khỏe trước hôn nhân.

Trần Vũ

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Ngày hội “Chắp cánh ước mơ cho con” năm 2023

Ngày hội “Chắp cánh ước mơ cho con” năm 2023

(LĐTĐ) Chiều 2/6, hưởng ứng Chương trình Mẹ đỡ đầu do Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam phát động, Tháng Hành động vì trẻ em năm 2023, nhân Ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6, Hội LHPN thành phố Hà Nội tổ chức Ngày hội “Chắp cánh ước mơ cho con” năm 2023.
5 tháng đầu năm, nhiều doanh nghiệp phải cắt giảm lao động

5 tháng đầu năm, nhiều doanh nghiệp phải cắt giảm lao động

Trong 5 tháng đầu năm, nhiều doanh nghiệp phải cắt giảm lao động do sụt giảm đơn hàng, khó khăn trong tìm kiếm đơn hàng mới, phát triển thị trường nước ngoài.
Phòng chống “giặc lửa” từ cơ sở

Phòng chống “giặc lửa” từ cơ sở

Liên tiếp những vụ hỏa hoạn thời gian qua gây thiệt hại nghiêm trọng về cả tính mạng và tài sản khiến dư luận không khỏi lo lắng. Thủ đô Hà Nội đang tiếp tục vào thời gian cao điểm nắng nóng kéo dài, nguy cơ cháy nổ vẫn đang hiện hữu. Các cấp, ngành đang nỗ lực cùng nhân dân kiềm chế, ngăn chặn “giặc lửa”; phong trào toàn dân tham gia phòng cháy chữa cháy đang đặc biệt được quan tâm.
Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân trao hỗ trợ tới bệnh nhân nhi có hoàn cảnh khó khăn

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân trao hỗ trợ tới bệnh nhân nhi có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Nhân Tháng hành động vì trẻ em năm 2023 với chủ đề “Chung tay giảm thiểu tổn hại trẻ em”, ngày 2/6, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân - Chủ tịch Hội đồng Bảo trợ Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam đã tới thăm và tặng quà cho các em nhỏ đang điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương.
Thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT: Làm sao để đạt điểm cao môn Tiếng Anh

Thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT: Làm sao để đạt điểm cao môn Tiếng Anh

(LĐTĐ) Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 Trung học phổ thông (THPT) năm học 2023 - 2024 tại Hà Nội đang cận kề. Đây là kỳ thi được đánh giá có tính cạnh tranh cao khi năm nay chỉ có trên 55% học sinh có thể “đặt vé” vào các trường công lập. Thầy giáo Nguyễn Trung Nguyên (giáo viên Tiếng Anh Hệ thống giáo dục HOCMAI) đã đưa ra những lưu ý nhằm giúp học sinh có thể đạt điểm cao với môn Tiếng Anh.
Lãnh đạo LĐLĐ thành phố Hà Nội duyệt chương trình Đại hội Công đoàn quận Cầu Giấy

Lãnh đạo LĐLĐ thành phố Hà Nội duyệt chương trình Đại hội Công đoàn quận Cầu Giấy

(LĐTĐ) Ngày 2/6, Đoàn công tác của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Phạm Quang Thanh - Ủy viên Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam, Thành ủy viên, Chủ tịch LĐLĐ Thành phố làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với LĐLĐ quận Cầu Giấy để duyệt chương trình Đại hội Công đoàn quận lần thứ VI, nhiệm kỳ 2023 - 2028.
Trao “Mái ấm Công đoàn” cho đoàn viên huyện Mỹ Đức

Trao “Mái ấm Công đoàn” cho đoàn viên huyện Mỹ Đức

(LĐTĐ) Mới đây, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, LĐLĐ huyện Mỹ Đức đã tổ chức bàn giao "Mái ấm Công đoàn" cho chị Phạm Thị Mai, đoàn viên Công đoàn Trường Tiểu học Đốc Tín (huyện Mỹ Đức, Hà Nội).

Tin khác

TP.HCM: Bệnh tay chân miệng nặng xuất hiện trở lại do vi rút EV71

TP.HCM: Bệnh tay chân miệng nặng xuất hiện trở lại do vi rút EV71

(LĐTĐ) Ngày 1/6, Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phát thông tin cảnh báo, vi rút Enterovirus 71 (EV71) gây bệnh tay chân miệng nặng ở trẻ em đã xuất hiện trở lại.
Tăng cường công tác tuyên truyền về phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết

Tăng cường công tác tuyên truyền về phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Vừa qua, đoàn công tác của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội đã có buổi làm việc, kiểm tra công tác phòng chống dịch sốt xuất huyết (SXH) trên địa bàn phường Minh Khai, quận Bắc Từ Liêm. Đây là phường có số ca mắc tăng nhanh trong thời gian gần đây.
Dự kiến có hơn 6 triệu trẻ trên toàn quốc được uống bổ sung Vitamin A

Dự kiến có hơn 6 triệu trẻ trên toàn quốc được uống bổ sung Vitamin A

(LĐTĐ) Ngày 1/6, đoàn công tác của Bộ Y tế do Bộ trưởng Đào Hồng Lan làm trưởng đoàn đến thăm và kiểm tra công tác tổ chức Chiến dịch bổ sung Vitamin A cho trẻ em của thành phố Hà Nội tại điểm Trường Tiểu học Phan Chu Trinh.
Có bệnh nền, đừng chủ quan khi mắc thủy đậu

Có bệnh nền, đừng chủ quan khi mắc thủy đậu

(LĐTĐ) Theo các chuyên gia y tế, tuy là bệnh truyền nhiễm lành tính, song nếu bệnh nhân thủy đậu trên nền bị các bệnh suy giảm miễn dịch thì có thể xảy ra biến chứng viêm phổi nặng, thậm chí tử vong. Đáng lo ngại, nhiều người vẫn nghĩ rằng chỉ trẻ em mới mắc thủy đậu, trong khi đã xuất hiện nhiều ca bệnh ở người lớn với những diễn biến khó lường.
Triển khai tiêm chủng mở rộng 10 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho trẻ em, phụ nữ

Triển khai tiêm chủng mở rộng 10 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho trẻ em, phụ nữ

(LĐTĐ) Trả lời trước Quốc hội chiều 31/5, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết, Bộ Y tế được giao nguồn dự toán từ ngân sách trung ương, thực hiện mua sắm để cung ứng vắc xin cho Chương trình tiêm chủng mở rộng, đảm bảo cho 2 năm 2021, 2022.
TP.HCM: Hy hữu bệnh nhân có cả cơ quan sinh dục nam và nữ

TP.HCM: Hy hữu bệnh nhân có cả cơ quan sinh dục nam và nữ

(LĐTĐ) Bệnh viện Chợ Rẫy, thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa điều trị thành công cho 1 trường hợp bị ung thư tinh hoàn ẩn trên bệnh nhân lưỡng giới thật thể khảm. Đây là trường hợp lưỡng giới cực hiếm, có tỷ lệ 1/100.000.
Ban Chỉ đạo quốc gia sẽ họp xem xét chuyển Covid-19 từ nhóm A xuống nhóm B

Ban Chỉ đạo quốc gia sẽ họp xem xét chuyển Covid-19 từ nhóm A xuống nhóm B

(LĐTĐ) Thông tin từ Bộ Y tế cho biết, Ban Chỉ đạo quốc gia sẽ họp xem xét chuyển Covid-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A xuống bệnh truyền nhiễm nhóm B vào cuối tuần này.
Thành lập viện nghiên cứu đầu tiên khối bệnh viện ngoài công lập

Thành lập viện nghiên cứu đầu tiên khối bệnh viện ngoài công lập

(LĐTĐ) Viện Nghiên cứu Tâm Anh (thuộc hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh) là viện nghiên cứu đầu tiên của khối bệnh viện ngoài công lập, tập trung phát triển khoa học trong nước.
Gần 4.000 trẻ em tại Hà Nội sẽ được bổ sung vitamin A

Gần 4.000 trẻ em tại Hà Nội sẽ được bổ sung vitamin A

(LĐTĐ) Hà Nội sẽ triển khai chiến dịch bổ sung vitamin A tại 1.715 điểm uống trong 2 ngày 1 và 2/6; đợt cuối vào ngày 3 và 4/6. Tổng số trẻ từ 6 đến 35 tháng tuổi được uống vitamin A trong dịp này là 392.131 trẻ.
Ứng dụng robot trí tuệ nhân tạo trong phẫu thuật u não

Ứng dụng robot trí tuệ nhân tạo trong phẫu thuật u não

(LĐTĐ) Sự ra đời của robot mổ não thế hệ mới Modus V Synaptive là cuộc cách mạng trong ngành phẫu thuật não. Theo các chuyên gia y tế, robot giúp cắt u tối đa, tăng tối đa hiệu quả điều trị, bảo toàn cao nhất các chức năng cho người bệnh.
Xem thêm
Phiên bản di động