Tâm linh một cõi

LĐTĐ - Tôi quen GS.TSKH. Tô Ngọc Thanh đã nhiều năm, nhưng ít có dịp được ngồi trò chuyện lâu với ông. Tuổi đã ngót 80, đảm nhiệm chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam đến khóa này là khóa thứ năm mà vẫn rất được tín nhiệm. May mắn hôm nay, tôi được ông dành cả buổi chiều kể tôi nghe chuyện về cha mình- danh họa Tô Ngọc Vân(1906-1954), trong đó có những sự việc tưởng như huyễn hoặc mang đậm mầu sắc tâm linh.

Một buổi chiều cuối năm 1977 ở ngoại ô thủ đô Xôphia, Bungari, Tô Ngọc Thanh tản bộ cùng giáo sư Stoijan Djudjev, người hướng dẫn luận án phó tiến sĩ cho anh tại Nhạc viện quốc gia Xôphia. Tình cờ hai người giáp mặt một người đàn bà Digan đang ngồi trong một căn nhà nhỏ di động có bốn bánh xe. Ở vùng Nam Âu này, dân tộc Digan sống du mục, nổi tiếng với truyền thống bói toán. Bà già Digan ấy chợt kêu lên, khi dọi ánh mắt sắc lạnh như mắt cú vào vị khách trẻ đến từ châu Á: “Ô, anh bạn. Anh suýt bị hổ vồ, chính cha anh đã cứu anh thoát chết!” Tiếp đến, bà quay sang vị giáo sư âm nhạc đã vào tuổi ngũ tuần, vẻ mặt trở nên dữ dằn như một mụ phù thuỷ: “Ta không muốn gặp ông! Ông đã giết hai người phụ nữ và còn làm tiếp chuyện ấy nữa!” Vị giáo sư tái mặt. Cứ tưởng ông sẽ phản ứng gay gắt trước câu nói ác độc của người đàn bà du mục xa lạ, nhưng ông lại im lặng và tỏ ra rất bối rối.  Ngay sau đó ông bảo học trò là có việc phải về trước. Tô Ngọc Thanh thì vẫn còn bàng hoàng. Không thể tin được, một người ở cách xa hàng vạn dặm, không có chút mối dây liên hệ nào về nguồn cội, lại có cái nhìn thấu quá khứ cuộc đời anh cách thời điểm ấy tới 15 năm.

Thầy trò trường mỹ thuật trên chiến khu Việt Bắc, hiệu trưởng Tô Ngọc Vân ngồi trước, người cầm mũ thứ 5 từ trái sang (ảnh chụp năm 1952 tại Thái Nguyên)

Cha anh, hoạ sĩ tài danh Tô Ngọc Vân, tác giả của những bức tranh nổi tiếng hiện được lưu giữ ở nhiều bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam và thế giới. Giữa năm 1954, ông hy sinh trong một trận máy bay Pháp ném bom xuống đèo Lũng Lô. Nhắc lại chuyện cũ, khi Tô Ngọc Thanh còn nhỏ, nhà danh hoạ cũng muốn định hướng cho con trai theo nghề mình. Nhưng rồi ông bắt gặp mấy lần cậu bé Thanh đứng hàng giờ ngơ ngẩn trước cửa ngôi nhà số 38 Quán Sứ (Hà Nội) để nghe người bạn ông là nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát đàn; ông còn biết chuyện cậu con nhịn ăn sáng nhiều bữa để gom được 15 xu mua một cây sáo 6 lỗ và thường ra công viên thổi lén, ông hiểu niềm say mê nghệ thuật của con đã ngả sang hướng khác. Về sau lớn lên khi Tô Ngọc Thanh còn chút phân vân trước việc lựa chọn nghề, ông cụ đã dứt khoát: “Con không theo hội hoạ là đúng. Nếu không có năng khiếu thì đừng đứng chật đất của người khác”. Yêu âm nhạc, nhưng Tô Ngọc Thanh lại chọn một hướng đi lúc đó ít người quan tâm là nghiên cứu âm nhạc dân gian.

Sau tốt nghiệp, anh được điều về công tác ở Ty Văn hoá Sơn La, một tỉnh miền núi cách Hà Nội gần 300 km. Ngày đó miền Tây Bắc còn nhiều hổ và chúng chưa bỏ thói quen ăn thịt người, lúc cuộc chiến đến hồi khốc liệt, hễ nghe tiếng súng ở đâu là hổ mò ngay đến sơi xác chết. Do vậy có quy định bất thành văn trong bộ đội và dân chúng, đi đường rừng phải đông người và tránh buổi chiều tà lúc “ông kễnh” hay sục sạo kiếm ăn. Anh cán bộ văn hoá trẻ Tô Ngọc Thanh rất biết điều đó, nhưng lần ấy do đang dở công việc tìm hiểu, ghi chép một lễ hội của người Xá ở Châu Yên (cũng cần nói thêm: ca khúc nổi tiếng “Mưa rơi”- mưa rơi cho cây tốt tươi/Búp chen lá trên cành... là do Tô Ngọc Thanh sưu tầm được trong thời gian này), sự sốt sắng yêu nghề đã làm anh quên cả nguy hiểm, cứ một mình rảo bước bên bìa rừng. Vừa qua một khúc quanh, ngửng lên bỗng toàn thân anh sởn gai ốc.

Cách chừng dăm mét, một chú hổ vằn to bằng con bò mộng đang ngáp, miệng há đỏ lòm, hàm răng nhọn hoắt, may mà mắt nó lúc đó  nhắm tịt nên không nhìn thấy một con người nhỏ bé đang run như cầy sấy cách có đúng một tầm nhảy. Bỗng trong khoảnh khắc đứng tim ấy, một khúc gỗ mục to trên cây cao rớt “bụp” xuống mặt đường ngay trước mặt chúa sơn lâm. Phản xạ bản năng làm con hổ giật mình, quật đuôi nhẩy tót vào bụi rậm, mất tăm. Tại sao khúc gỗ lại rơi kịp thời và đúng chỗ như vậy? Điều này có thể giải thích đơn giản theo cách “duy vật”, đó là một sự ngẫu nhiên. Vậy mà 15 năm sau, người đàn bà “duy tâm” từ phương trời xa lắc kia, đã đọc vị tình huống ấy và lý giải theo một cách khác hẳn, mà chỉ người trong cuộc mới thấm thía về một quy luật huyền bí của số phận dường như vẫn mặc nhiên tồn tại, ánh sáng khoa học hiện đại chưa thể soi rọi tới!

GS. Tô Ngọc Thanh, phía trên là bức chân dung danh họa Tô Ngọc Vân do các học trò vẽ.

Sau lúc vị giáo sư âm nhạc bỏ về, Tô Ngọc Thanh vào ngôi nhà di động, ngồi trước mặt người đàn bà Digan và bà ta còn phán tiếp vài điều về cha anh. Rằng, ông ấy tài hoa phát tiết cả ra ngoài, nên yểu mạng; ông ấy bị chết thảm, thiêng lắm, luôn bên cạnh phù hộ cho con cháu... Còn chuyện liên quan đến người thầy của mình, về sau Tô Ngọc Thanh hỏi GS Stoijan về lời “phán xét độc ác” của mụ Digan, ông buồn rầu bảo: “Bà ta nói đúng đấy. Thầy đã hai đời vợ. Sống với bà nào buổi đầu cũng hạnh phúc, nhưng chỉ được một thời gian ngắn bà ấy ốm yếu mòn mỏi rồi qua đời. Hiện thầy đang sống với bà này, cũng rất lo vì cái số mình sát vợ”. 6 năm sau, Tô Ngọc Thanh trở lại Xôphia làm tiếp luận án tiến sĩ thì người thầy cũ nói là bà vợ thứ ba của ông đã lâm bệnh qua đời vào năm trước rồi.

***

GS.Tô Ngọc Thanh có khuôn mặt giống cha như đúc, ấy là khi tôi nhìn vào bức tranh sáp màu khổ lớn chân dung hoạ sĩ Tô Ngọc Vân treo trên tường, phía dưới có chữ ký của nhiều học trò khoá “họa sĩ kháng chiến” nổi danh như:  Lưu Công Nhân, Đào Đức (đều mới mất), Mai Long, Lê Lam, Ngô Mạnh Lân, Trọng Kiệm, Ngọc Linh, Linh Chi... Chỉ vào chữ ký những học trò của cha mình, GS. Tô Ngọc Thanh bảo: “Nhân ngày giỗ cha tôi, các anh ấy mang đến tặng mẹ tôi. Khoá đào tạo hội hoạ và âm nhạc của chính phủ kháng chiến trên chiến khu Việt Bắc đến cuối năm 1951 thì hết kinh phí, trường nhạc của nhạc sĩ Nguyễn Hữu Hiếu phải giải tán, còn trường họa của cha tôi thì có cách giải quyết khác. Ông về nhà bàn với mẹ tôi bán đi mấy cây vàng của gia đình để nuôi học trò tiếp thêm một năm cho trọn khoá. Học trò khóa ấy sau nên người cả, bao nhiêu năm qua mỗi dịp đến ngày giỗ, họ lại tụ tập đến đây hương khói cho thầy.”

Lần này tôi muốn hỏi GS Tô Ngọc Thanh  kỹ hơn về cái ngày định mệnh đã lùi xa ngót 60 năm của thân phụ ông. Giáo sư vui lòng kể lại:

- Tôi đang dạy học ở Hiệp Hòa, Bắc Giang thì nhận được tin cha tôi trúng bom trên đèo Lũng Lô, Yên Bái. Ngày ấy tuy chiến dịch Điện Biên Phủ vừa kết thúc, toàn thắng về ta, nhưng cuộc chiến thì vẫn chưa chấm dứt hoàn toàn, quân Pháp cay cú hơn, tàn bạo hơn. Trưa ngày 17-6-1954, một toán dân công qua đèo sơ ý nấu cơm để lộ khói, lập tức một đàn 6 chiếc máy bay B29 ập đến giội bom. Hơn 130 dân công chết tại chỗ, sau chôn chung một hố. Cha tôi cùng đoàn văn nghệ sĩ đi chiến dịch trở về, ông đang mải mê ngồi ký hoạ một cụ già người dân tộc Tày ở bản Hoi, gần Ba Khe. Sau loạt bom nổ dữ dội trên đèo cách đó chừng vài trăm mét, một luồng bão đất đá ập đến, một hòn đá đập trúng vào người cha tôi. Ông gục ngay tại chỗ.

Những tờ ký hoạ trong cặp bay tung toé xung quanh. Cha tôi trọng thương nằm đó. Ông già làm mẫu cũng bị hất đi xa nhưng không bị thương, đã tìm đến bên cha tôi, định cứu chữa nhưng quá muộn. Ông đưa cha tôi xuống bờ suối và đắp cho cha tôi nấm mộ. Lòng dạ tôi nóng như có lửa đốt, hối hả suốt ngày đêm đạp chiếc xe Lincol vượt hàng mấy trăm cây số đến nơi, cha tôi chôn được hơn mười ngày rồi. Tôi bán tín bán nghi, không biết người dưới mộ có phải cha mình không, vả lại không thể để lâu dài ở đây, chỉ một cơn lũ sẽ xoá đi tất cả. Tôi đau đớn đào mộ lên, nhận diện đúng cha mình và lấy tấm vải dù chiến lợi phẩm bọc thi thể lại, còn chẻ cây tre làm nhiều nẹp buộc xung quanh cho cứng. Tôi sức vóc nhỏ, vậy mà lúc đó nỗi thương cha vô hạn đã cho tôi thêm sức mạnh vác cha chạy một mạch từ suối lên đỉnh đồi, âm thầm táng Người vào một đống mối đùn.

Một năm sau, Hội Văn nghệ kháng chiến cho chuyến xe tải Molotova lên Lũng Lô bốc mộ cha tôi đưa về Hà Nội, chôn tại một nghĩa trang cạnh đường đi Hà Đông, chỗ gọi là Cao-Xà-Lá bây giờ. An táng chưa được lâu, người ta dọn mặt bằng xây nhà máy, hài cốt cha tôi lại chuyển lên nghĩa trang Mai Dịch thuộc huyện Từ Liêm. Lúc đó nơi này chỉ là một nghĩa trang nhỏ của địa phương, cha tôi nằm cạnh các liệt sĩ vô danh. Một thời gian sau Mai Dịch được cải tạo, xây mới thành nghĩa trang quốc gia, mộ cha tôi lại phải chuyển chỗ khác. Cha tôi là con trưởng dòng họ Tô ở làng Xuân Cầu, Văn Giang, Hưng Yên. Ông mất đúng năm 49 tuổi, lúc tài năng đang độ chín và chỉ còn ít ngày nữa là được hưởng hoà bình. Cha tôi là một trong những liệt sĩ cuối cùng của thời chống Pháp.

Người ta bảo mỗi người đến tuổi 49, 53  hay gặp hạn. Cha tôi gặp cái hạn quá lớn! Và anh thấy đấy, cha tôi đến lúc chết còn khổ, trong vòng 3 năm bốn lần chuyển mộ. Cách đây vài năm, có vị lãnh đạo tỉnh Yên Bái yêu cầu tôi xác định đúng chỗ chôn cụ trên đỉnh đồi ở Lũng Lô để tỉnh xây đài tưởng niệm, từ đó không thấy hồi âm, không biết đến giờ có còn chủ trương xây đài nữa không?

Kể đến đây GS. Tô Ngọc Thanh dừng lại, đôi mắt đượm buồn nhìn ra phía cửa, đường phố ngày thường vẫn luôn nhộn nhịp. Tôi thì chợt thấy phiên bản kiệt tác “Bên hoa huệ” nhà danh họa vẽ năm 1943 treo trên tường phía trước mặt, liền hỏi nguyên bản tranh hiện đang ở đâu? GS. Tô Ngọc Thanh cho biết:
- Cuối năm 1946 gia đình tôi rời thủ đô đi kháng chiến, bức tranh này phải để lại nhà tôi ở ngõ Trạm Khách,

phố Khâm Thiên, nay gọi là ngõ Thổ Quan. Đến khi hòa bình trở về thì bức họa đã thành sở hữu riêng của nhà sưu tập Đức Minh, ông ấy nói mua lại của một người khác. Khi ông Đức Minh qua đời, các con ông rao bán bức tranh với giá 15.000 USD. Lúc ấy gia đình tôi làm gì có tiền chuộc bức tranh, chỉ biết báo cáo sự việc với Bộ Văn hóa, đề nghị Nhà nước bỏ tiền mua lại cho Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Nhưng rồi sự việc không có tiến triển gì. Rồi không biết bằng cách nào bức tranh đã “vượt biên” sang Singapo và rơi vào tay một nhà sưu tập người Hoa, tên là Hà Thúc Cần. Còn thị trường tranh trong nước thì lúc nào cũng có “Bên hoa huệ” nhái, nhiều bức nhái cả chữ ký của cha tôi.

Anh thấy không, cái số cha tôi lận đận, tác phẩm của ông cũng lận đận theo...

Trước lúc chia tay, GS. Tô Ngọc Thanh còn cho tôi xem một kỷ vật của gia đình. Đó là vào đầu năm 1991, nhà thơ Tố Hữu vốn thân với họa sĩ Tô Ngọc Vân từ ngày còn ở với nhau trên chiến khu Việt Bắc, đã đến thăm gia đình ông và tặng một bài thơ lục bát. Câu kết về số phận bi tráng của nhà danh họa: Anh đi để giọt máu hồng/Bóng anh lồng lộng cánh đồng Điện Biên.

Tôi thì nghĩ: tâm linh một cõi, nhà danh họa của chúng ta thiêng lắm, luôn hiện diện trên cõi đời này phù hộ độ trì cho con cháu cùng mọi chúng sinh.

Phạm Quang Đẩu

Nên xem

Hé lộ nguyên nhân khiến 7 công nhân tử vong ở Yên Bái

Hé lộ nguyên nhân khiến 7 công nhân tử vong ở Yên Bái

(LĐTĐ) Liên quan đến vụ tai nạn lao động khiến 7 người tử vong ở Yên Bái, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Yên Bái vừa thông tin về nguyên nhân vụ việc.
Tăng tỷ lệ kết nối cung - cầu lao động trên địa bàn huyện Thạch Thất

Tăng tỷ lệ kết nối cung - cầu lao động trên địa bàn huyện Thạch Thất

(LĐTĐ) Phiên giao dịch và tư vấn việc làm huyện Thạch Thất năm 2024 diễn ra ngày 26/4, tại Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao huyện Thạch Thất, đã thu hút 30 đơn vị, doanh nghiệp tham gia với nhu cầu tuyển dụng, tuyển sinh 2.350 chỉ tiêu.
Quy trình sản xuất thông minh, linh hoạt hơn nhờ ứng dụng công nghệ ánh sáng và IoT

Quy trình sản xuất thông minh, linh hoạt hơn nhờ ứng dụng công nghệ ánh sáng và IoT

(LĐTĐ) Internet vạn vật (IoT) mở ra những tiềm năng lớn trong việc tạo ra các quy trình sản xuất thông minh, linh hoạt và hiệu quả. IoT không chỉ làm thay đổi cách mà các nhà máy hoạt động, mà còn tạo ra một môi trường sản xuất linh hoạt và kết nối, giúp tăng năng suất và giảm chi phí.
Khánh Hoà: Xác định vi khuẩn khiến nhiều học sinh miền núi Khánh Sơn bị ngộ độc thực phẩm

Khánh Hoà: Xác định vi khuẩn khiến nhiều học sinh miền núi Khánh Sơn bị ngộ độc thực phẩm

(LĐTĐ) Chi cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm tỉnh Khánh Hoà vừa có báo cáo xác định vi khuẩn Staphylococcus aureus là nguyên nhân khiến nhiều học sinh miền núi Khánh Sơn (Khánh Hoà) ngộ độc thực phẩm.
Sơn Tây: Phát động cuộc thi tìm hiểu Ngày giải phóng Thủ đô

Sơn Tây: Phát động cuộc thi tìm hiểu Ngày giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 26/4, Thị ủy Sơn Tây tổ chức Lễ phát động Cuộc thi tìm hiểu "Thị xã Sơn Tây - Lịch sử hình thành và phát triển”; sưu tầm, trao tặng hiện vật, xây dựng Phòng Truyền thống thị xã và hưởng ứng Cuộc thi tìm hiểu chủ đề 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Người dân bắt đầu rời Hà Nội về quê nghỉ lễ:  Các hướng ra cửa ngõ Thủ đô  đông "như nêm"

Người dân bắt đầu rời Hà Nội về quê nghỉ lễ: Các hướng ra cửa ngõ Thủ đô đông "như nêm"

(LĐTĐ) Chiều nay (26/4), sau khi kết thúc ngày làm việc cuối cùng, măc thời tiết tại Hà Nội nắng nóng gay gắt, nhưng hàng vạn người dân lỉnh kỉnh đồ đạc rời Thủ đô về quê nghỉ lễ 30/4 và 1/5. Do lưu lượng phương tiện tăng cao đột biến nên đã xảy ra ùn ứ cục bộ ở các của ngõ Thủ đô.
Agribank - Chi nhánh Cầu Giấy tuyển dụng lao động đợt 1 năm 2024

Agribank - Chi nhánh Cầu Giấy tuyển dụng lao động đợt 1 năm 2024

(LĐTĐ) Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) – Chi nhánh Cầu Giấy có nhu cầu tuyển dụng lao động đợt 1 năm 2024.

Tin khác

Khánh Hoà: Xác định vi khuẩn khiến nhiều học sinh miền núi Khánh Sơn bị ngộ độc thực phẩm

Khánh Hoà: Xác định vi khuẩn khiến nhiều học sinh miền núi Khánh Sơn bị ngộ độc thực phẩm

(LĐTĐ) Chi cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm tỉnh Khánh Hoà vừa có báo cáo xác định vi khuẩn Staphylococcus aureus là nguyên nhân khiến nhiều học sinh miền núi Khánh Sơn (Khánh Hoà) ngộ độc thực phẩm.
Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý để đồng chí Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ được phân công

Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý để đồng chí Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ được phân công

Ngày 26/4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã họp xem xét, cho ý kiến về công tác cán bộ như sau: 1. Xem xét cho thôi giữ các chức vụ, nghỉ công tác đối với đồng chí Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Hà Nội: Thi trực tuyến tìm hiểu về 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Hà Nội: Thi trực tuyến tìm hiểu về 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Chiều 26/4, thành phố Hà Nội đã phát động cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về chủ đề 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024). Cuộc thi do Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức. Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội và Thành đoàn Hà Nội phối hợp thực hiện.
Lãnh đạo tỉnh Hưng Yên dâng hương, dâng hoa, viếng các anh hùng liệt sĩ

Lãnh đạo tỉnh Hưng Yên dâng hương, dâng hoa, viếng các anh hùng liệt sĩ

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2024), 138 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 – 1/5/2024), 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024), 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2024), 26 năm ngày mất của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh (27/4/1998 - 27/4/2024), hôm nay (26/4), đoàn đại biểu tỉnh Hưng Yên đã đến dâng hương tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Nhà lưu niệm Bác Hồ; dâng hoa tại Tượng đài Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh; đặt vòng hoa, dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tỉnh.
Đảm bảo cho người lao động có môi trường làm việc an toàn

Đảm bảo cho người lao động có môi trường làm việc an toàn

(LĐTĐ) Sáng nay (26/4), tại Hà Nội, Ban chỉ đạo Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) Trung ương phối hợp với Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức Lễ phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2024.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nhân kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), sáng 26/4, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ trên đường Bắc Sơn.
Bình Dương: Công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập Thành phố Bến Cát

Bình Dương: Công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập Thành phố Bến Cát

(LĐTĐ) Sau khi thị xã Bến Cát chính thức lên Thành phố, tỉnh Bình Dương có 9 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 4 huyện và 5 thành phố. Tính đến thời điểm hiện tại, Bình Dương là địa phương có nhiều thành phố nhất cả nước.
Đưa hợp tác Hà Nội - Điện Biên ngày càng đi vào thực chất, hiệu quả

Đưa hợp tác Hà Nội - Điện Biên ngày càng đi vào thực chất, hiệu quả

(LĐTĐ) Ngày 25/4, tiếp tục chuỗi hoạt động tại tỉnh Điện Biên nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND Thành phố, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố dẫn đầu đã có cuộc làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Điện Biên.
Quân và dân Nghệ An đã đóng góp to lớn cho chiến thắng Điện Biên Phủ

Quân và dân Nghệ An đã đóng góp to lớn cho chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Sáng 25/4, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An phối hợp với Cục Chính trị Quân khu 4 tổ chức Hội thảo khoa học “70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954 - 2024) và những đóng góp to lớn của quân - dân Nghệ An”; cùng triển lãm chuyên đề “Điện Biên Phủ - một thiên sử vàng”.
Kỷ niệm 120 năm ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú: Tháng Tư trở về An Thổ

Kỷ niệm 120 năm ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú: Tháng Tư trở về An Thổ

(LĐTĐ) Những ngày cuối tháng Tư, chúng tôi có dịp về làng An Thổ, xã An Dân, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên - nơi đã từng ghi đậm dấu tích minh chứng cho lịch sử của Thành An Thổ trong phong trào Cần Vương chống Pháp và là nơi sinh của đồng chí Trần Phú, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng.
Xem thêm
Phiên bản di động