"Sức sống" mạnh mẽ của loa phường
Doanh nghiệp cấp Giấy đi đường tràn lan, lãng phí "thời gian vàng" giãn cách Hà Nội chung sức đồng lòng, chiến thắng đại dịch |
Tiếp tục sứ mệnh truyền tin
"Người đi đến từ vùng dịch, hoặc nghi ngờ nhiễm bệnh, có yếu tố liên quan đến dịch Covid-19 phải thông báo ngay tới Ủy ban nhân dân phường..."
Từ nhiều tháng nay, vào các khung giờ 6h-7h và 17h mỗi ngày, những thanh âm tuyên truyền thân thuộc vẫn vang lên trong từng ngõ xóm. Người dân ở các quận, huyện của Thủ đô đã dần quen với tiếng loa truyền thanh vang lên mỗi ngày, chuyển tải những nội dung về đại dịch Covid-19, cách phòng tránh dịch bệnh, việc hạn chế tụ tập đông người... Nhờ được nghe tuyên truyền thường xuyên trên hệ thống loa truyền thanh (loa phường) nên ý thức phòng, chống dịch bệnh của người dân được nâng lên rõ rệt.
"Trong thời điểm giãn cách xã hội "ai ở đâu, ở yên đó" như hiện nay, loa phường thật hữu ích, mỗi sáng vừa chuẩn bị bữa sáng cho các cháu, tôi vừa lắng nghe thông tin phát trên loa đầu ngõ. Nhờ có loa phường mà tôi thực hiện tốt hơn cách phòng bệnh cũng như quy tắc 5K. Qua đó nhắc nhở các thành viên trong nhà chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa để bảo vệ sức khỏe như đeo khẩu trang khi ra nơi công cộng, rửa tay đúng cách...", bà Hảo (Tổ dân phố số 3, phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm) cho biết.
Theo bà Hảo, những lúc như thế này mới thấy tác dụng của loa phường, đặc biệt là đối với những người cao tuổi không sử dụng mạng internet. Dù có đang bận làm việc nhà hay trông cháu thì mọi người vẫn nắm được thông tin có ích.
Ông Đào Nguyên, Bí thư Chi bộ Tổ dân phố 16, phường Trung Văn cho hay, mỗi sáng, tôi vừa tập những động tác vận động giữ sức khỏe tại nhà, vừa nghe những thông tin hữu ích như lấy phiếu đi chợ mỗi tuần, quy trình đăng ký tiêm vắc xin, hay thông báo khẩn nếu có ca nghi nhiễm Covid-19 trong địa bàn...Ông Nguyên đã quán triệt các thành viên trong gia đình không được đi tập thể dục ngoài các khu công viên, sân chơi. Thay vào đó, mỗi người tự rèn luyện sức khỏe trong nhà.
Ông Nguyên khẳng định, khi giãn cách xã hội, ai ở nhà nấy thì loa phường là phương tiện hữu hiệu truyền đạt thông tin nhanh chóng đến nhiều người cùng lúc, vai trò quan trọng của loa phường trong thời điểm này đặc biệt quan trọng.
"Việc tuyên truyền phòng, chống dịch Covid-19 được phường đặc biệt quan tâm, chú trọng. Cùng với việc tiếp sóng, phát lại đầy đủ các thông tin tuyên truyền về phòng, chống dịch Covid-19 của phòng Văn hóa thông tin quận, phường Trung Văn cũng đã chủ động xây dựng nhiều tin, bài về công tác phòng, chống dịch", ông Nguyễn Đắc Long, Chủ tịch UBND phường Trung Văn cho biết.
Những thanh âm tuyên truyền thân thuộc vẫn vang lên trong từng ngõ xóm qua chiếc loa phường. |
Tương tự, tại các huyện ngoại thành, từ lâu loa phường đã phát huy hiệu quả trong việc cung cấp thông tin, tự lúc nào tiếng loa đã trở thành lực lượng xung kích tham gia vào nhiệm vụ phòng, chống dịch góp phần nâng cao ý thức phòng tránh dịch bệnh cho người dân.
Theo ông Sơn, thôn Hoàng Xá, Thị trấn Vân Đình, huyện Ứng Hoà: Trước đây, loa phường chủ yếu thông báo nhắc nhở lịch tiêm phòng cho trẻ em, phòng chống cháy nổ trong khu dân cư, rồi cảnh báo về an ninh trật tự để người dân nâng cao cảnh giác...Thời điểm này loa phường tập trung phát các thông tin về công tác chống dịch. Phải công nhận rằng chính từ hệ thống loa phường mà thông tin về dịch Covid-19 đã được cập nhật liên tục đến từng khu phố, ngõ xóm...
Theo ông Sơn, không chỉ riêng gia đình ông mà hàng xóm cũng cảm thấy sự thân quen của âm thanh từ hệ thống loa phường. Cứ đúng khung giờ sáng sớm, hoặc chiều muộn mỗi ngày, bài hát "Cùng đoàn kết đánh bay Corona..." lại vang lên, cứ thế mà thành thói quen, ra đường ai ai cũng đeo khẩu trang rồi nhắc đi đâu về nhớ rửa tay theo hướng dẫn 5K của Bộ Y tế.
"Dường như sự tĩnh lặng của những ngày giãn cách xã hội làm cho mọi người cần đến một chút rộn rã của những ca khúc cổ động tinh thần vang xa khắp xóm và những thông tin hữu ích từ chiếc loa rất đỗi bình dị này, có lẽ là một phần ký ức của những ngày không quên", ông Sơn chia sẻ.
Những người thầm lặng giữ mạch loa phường
6h sáng, chị Nguyễn Bích Diệp, phát thanh viên truyền thanh phường Trung Văn phải chuẩn bị kỹ lưỡng, từ công đoạn chỉnh âm thanh, đến tài liệu, bản tin sẽ phát thanh. Theo chị Diệp, hiện trên địa bàn phường có 13 cụm (27 loa) phát vào 4 khung giờ mỗi ngày, thời lượng phát 60-70 phút.
Trong đó, có nội dung thu âm sẵn của Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao quận Nam Từ Liêm, sau đó phát thông báo của phường về về tình hình dịch bệnh, thời gian lấy mẫu xét nghiệm của các hộ dân, giờ đi tiêm của phường hay thông báo khẩn nếu có ca nghi nhiễm Covid-19 trong địa bàn...
Chị Nguyễn Bích Diệp, phát thanh viên truyền thanh phường Trung Văn |
"Đặc biệt, đầu tháng 8 vừa qua, chợ Phùng Khoang, thuộc địa bàn phường có 1 ca nhễm Covid-19, để người dân nắm bắt đầy đủ thông tin cũng như công tác chỉ đạo, thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống dịch, hệ thống loa truyền thanh phường Trung Văn đã chủ động tăng thời lượng phát thanh. Tính từ đầu năm đến nay, hệ thống truyền thanh phường Trung Văn đã xây dựng hàng trăm tin, bài chuyên mục phòng, chống dịch Covid-19, với nội dung ngắn gọn, dễ hiểu để người dân nắm bắt thông tin kịp thời", chị Diệp cho biết.
Được biết, ngoài công việc phát thanh, chị Diệp còn tham gia các hoạt động đoàn thể của phường. Đặc biệt trong thời điểm dịch Covid-19 diễn biến phức tạp như hiện nay, mỗi khi phường tổ chức lấy mẫu xét nghiệm, hoặc tiêm phòng vắc xin Covid-19 cho người dân trên địa bàn, chị Diệp luôn tham gia tích cực. Khi thì ghi danh sách người đến tiêm, khi thì hướng dẫn sắp xếp chỗ ngồi, lúc thì ổn định trật tự đảm bảo khoảng cách cho người đến xét nghiệm.
Bên cạnh đó, nếu không có lịch phát thanh, chị Diệp là một trong những thành viên tích cực của "Tổ Covid-19 cộng đồng", đi từng ngõ, gõ từng nhà vận động, tuyên truyền người dân thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19.
Nếu không có lịch phát thanh, chị Diệp là một trong những thành viên tích cực của "Tổ Covid-19 cộng đồng", đi từng ngõ, gõ từng nhà vận động, tuyên truyền người dân thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19. |
Trong khi đó ở nhiều thôn, xã tại các huyện ngoại thành, cũng như nhiều phát thanh viên khác, chị Đặng Thị Bích Lan phụ trách Đài truyền thanh thị trấn Vân Đình, huyện Ứng Hòa vẫn hàng ngày thực hiện vai trò của người "giữ mạch" loa truyền thanh thị trấn.
Mỗi khu giờ cách nhau 2-3 tiếng, thời lượng 40 phút, ngoài tiếp âm Đài truyền thanh huyện, Đài truyền thanh thị trấn Vân Đình sẽ phát gương người tốt việc tốt, chính sách hỗ trợ cho người có hoàn cảnh khó khăn, phát phiếu đi chợ, lịch tiêm vắc xin...
"Thậm chí có những ngày Đài truyền thanh huyện còn tăng thời lượng phát thanh vào buổi tối, để nâng cao ý thức của người dân chấp hành nghiêm chỉnh quy định giãn cách xã hội của Thành phố, người dân không ra ngoài khi không thực sự cần thiết", chị Lan thông tin.
Chị Đặng Thị Bích Lan phụ trách Đài truyền thanh thị trấn Vân Đình, huyện Ứng Hòa vẫn hàng ngày thực hiện vai trò của người "giữ mạch" loa truyền thanh thị trấn. |
Theo ông Dương Anh Dũng, Chủ tịch UBND thị trấn Vân Đình, trong các đợt cao điểm, tình hình dịch bệnh có diễn biến phức tạp, loa truyền thanh luôn cập nhật kịp thời diễn biến cũng như các chỉ đạo cụ thể của địa phương về công tác phòng, chống dịch để người dân nắm bắt. Nội dung phát thanh trên hệ thống loa truyền thanh vừa ngắn gọn, vừa dễ hiểu lại bám sát tình hình thực tế của địa phương. Cũng nhờ có loa phát thanh mà ngay cả những lúc bận công việc, người dân vẫn có thể nắm được thông tin cụ thể.
Những ai sống ở gần Đài truyền thanh thị trấn Vân Đình, huyện Ứng Hòa đã quá quen với hình ảnh người phụ nữ dong dỏng cao, có giọng nói truyền cảm, thường xuyên xuống địa bàn động viên, tuyên truyền công tác phòng, chống dịch trong thời gian qua.
Được biết, ngoài việc tuyên truyền qua loa phát thanh, chị Lan còn trực tiếp đến từng nhà, từng ngõ xóm để chụp ảnh làm tin, đồng thời tuyên truyền hướng dẫn người dân cách phòng, chống dịch với những nội dung ngắn gọn, gần gũi.
Nhân viên Đài truyền thanh thị trấn Vân Đình, vẫn thường xuyên đi phát thanh lưu động đến những vùng chưa được lắp đặt loa |
"Đợt này thị trấn Vân Đình được quan tâm, lắp đặt thêm 40 cụm (80 loa) khắp 9 thôn, phố nhưng do giãn cách xã hội nên mới lắp đc 20 cụm thì phải ngừng nên Đài truyền thanh thị trấn phải thường xuyên đi phát thanh lưu động đến những vùng chưa được lắp đặt loa", chị Lan cho hay.
26 năm gắn bó với Đài truyền thanh thị trấn, hiện chị Lan còn kiêm Phó Chủ tịch hội Liên hiệp Phụ nữ, thường trực Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thị trấn Vân Đình, nhưng khi được hỏi về những khó khăn vất vả, cống hiến thầm lặng của mình, chị Lan chỉ cười: "Mùa dịch này, ai cũng vất vả cả, làm tốt cho xã hội, cũng là làm tốt cho mình, nên có vất vả một chút, cũng không sao!".
Thay đổi để thích nghi
Theo bà Nguyễn Thị Nga, Phó Giám đốc Trung tâm Văn hóa thông tin và thể thao quận Nam Từ Liêm, nhiều phường có nhóm Zalo, Facebook để truyền tải thông tin đến người dân. Song những người già, những người có hoàn cảnh kinh tế khó khăn có thể không theo dõi được thông tin trên mạng. Nhờ loa phường, người dân có thể tiếp cận thông tin về dịch bệnh một cách nhanh nhất và ít tốn chi phí nhất. Đối với cơ quan quản lý địa phương, đây cũng là phương tiện tuyên truyền hiệu quả, tiết kiệm.
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường Phú Lương Dương Ngọc Thỏa cho biết, trong bối cảnh dịch Covid-19 như hiện nay, cần thay đổi phương thức sử dụng, quản lý loa phường cho hợp lý và hiệu quả, thích nghi với đời sống mới. Nhiều cụm loa phường tại địa bàn đã được điều chỉnh, phát thanh vào các khung giờ hợp lý và chắt lọc thông tin chất lượng hơn so với trước kia.
Hệ thống loa truyền thanh có mặt tận thôn cùng, xóm vắng để truyền tải những thông tin về phòng, chống Covid-19. Ảnh: Đinh Luyện |
Cùng quan điểm trên, chị Đặng Thị Bích Lan phụ trách Đài truyền thanh thị trấn Vân Đình, huyện Ứng Hòa cho rằng, bài học từ trong đại dịch Covid-19 đã chứng minh, chỗ đứng riêng của loa truyền thanh. Để công tác tuyên truyền đạt hiệu quả cao nhất, chúng tôi xây dựng chương trình chuyên đề, bên cạnh bản tin còn xen kẽ các bài hát về công tác chống dịch tạo không khí hứng khởi, gây sự chú ý đối với người dân.
Đã có lúc những chiếc loa truyền thanh bị đánh giá là lỗi thời, thì nay lại là thứ mà nhiều người dân trông ngóng mỗi ngày, với tần suất hoạt động và mật độ của mình, những tiếng loa ấy đã len lỏi tới mọi ngõ xóm, mọi khu dân cư để cung cấp những thông tin chính thống, góp phần tích cực vào công cuộc chống dịch bệnh Covid-19.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cháy ngùn ngụt trong đêm tại kho hàng ở ngõ 115, phố Định Công
Hoa hậu Thanh Thủy được chào đón nồng nhiệt ngày trở về
Thanh Trì: Chùa Yên Phú bàn giao hơn 1.000 m2 đất phục vụ nâng cấp Quốc lộ 1A
Tổng Bí thư Tô Lâm: Đổi mới mạnh mẽ công tác xây dựng pháp luật
Trao hỗ trợ Mái ấm Công đoàn cho đoàn viên huyện Ứng Hòa
Phát huy vai trò của Công đoàn trong xây dựng và phát triển Học viện Tài chính
Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới
Tin khác
Đoàn đại biểu Mặt trận thành phố Hà Nội dâng hoa tại Tượng đài Bác Hồ - Bác Tôn
Thủ đô 18/11/2024 12:46
Nâng cao hiệu quả hoạt động của Tổ dân vận ở Tổ dân phố
Nhịp sống Thủ đô 18/11/2024 11:33
Chú trọng xây dựng khu dân cư đoàn kết, ấm no, hạnh phúc
Nhịp sống Thủ đô 17/11/2024 22:56
Đẩy mạnh tuyên truyền pháp luật trong người dân
Nhịp sống Thủ đô 17/11/2024 13:59
Văn phòng UBND TP. Hà Nội giành giải Nhất cuộc thi tìm kiếm ý tưởng, giải pháp cải cách hành chính
Nhịp sống Thủ đô 16/11/2024 14:40
“Về miền di sản” - hành trình khám phá và tôn vinh vẻ đẹp di sản Việt Nam qua tà áo dài
Nhịp sống Thủ đô 16/11/2024 06:31
Quận Bắc Từ Liêm phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới năm 2024
Nhịp sống Thủ đô 15/11/2024 13:42
Nền tảng cốt lõi để hình thành hệ thống giao thông thông minh
Nhịp sống Thủ đô 15/11/2024 06:23
Hình thành thế hệ nông dân mới, dám nghĩ, dám làm
Emagazine 14/11/2024 22:51
Xây dựng nông thôn mới văn minh, hiện đại theo hướng phát triển đô thị là một trong những yêu cầu quan trọng đặt ra tại Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW, ngày 16/6/2022 Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn Hà Nội. Để đạt được mục tiêu này, rất nhiều khó khăn, vướng mắc cần phải tháo gỡ, tạo sức bật cho nông dân dám nghĩ, dám làm. Dù khó là vậy nhưng huyện Đan Phượng đã làm được bởi có những cách làm hay, tạo hiệu quả cao trong sản xuất nông nghiệp. |
Góp phần bảo tồn, quảng bá tranh dân gian Hàng Trống
Nhịp sống Thủ đô 14/11/2024 16:16