Song hành để đạt mục tiêu kép
Chung tay cùng cả nước thực hiện "mục tiêu kép"
Trước diễn biến phức tạp của đợt bùng phát dịch lần thứ 4, tác động mạnh đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp đến việc làm, đời sống của hàng chục vạn lao động, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam quyết định cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 (doanh nghiệp có số lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội phải tạm thời nghỉ việc từ 50% trong tổng số lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên) được lùi thời điểm đóng kinh phí công đoàn đến ngày 31/12/2021.
Với quyết định này, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam giao Ban Thường vụ các Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố; Công đoàn ngành Trung ương và tương đương; Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn xem xét, xác định và chịu trách nhiệm về việc quyết định cho doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 được lùi thời điểm đóng kinh phí công đoàn.
Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang thăm, trao hỗ trợ tới công nhân lao động tỉnh Bắc Giang. |
Cùng với quyết định này, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cũng có văn bản đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, chỉ đạo chính thức bổ sung đối tượng công nhân lao động tại các doanh nghiệp vào danh sách nhóm đối tượng được ưu tiên sớm tiêm vắc xin phòng Covid-19 để bảo vệ sức khỏe người lao động, giảm thiểu nguy cơ bùng phát dịch tại doanh nghiệp, khu công nghiệp.
Đồng thời, đề nghị Thủ tướng Chính phủ có chính sách cho phép doanh nghiệp được hạch toán kinh phí mua vắc xin phòng Covid-19 cho công nhân lao động, hoặc kinh phí tài trợ cho Quỹ vắc xin vào chi phí hợp lý, hợp lệ của doanh nghiệp để tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
Ngay sau đề nghị này của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định ưu tiên dành nguồn vắc xin tiêm phòng cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp của tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang - hai địa phương đang có đông công nhân lao động bị mắc, nghi mắc Covid-19 và đang thực hiện cách ly y tế phòng, chống dịch.
Bên cạnh đó, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cũng đề nghị Thủ tướng có chủ trương cho phép sử dụng số kinh phí còn lại của ngân sách Nhà nước chưa thực hiện của gói hỗ trợ theo Nghị quyết 42/NQ-CP để hỗ trợ trực tiếp cho người lao động bị ảnh hưởng đợt bùng phát dịch Covid-19 lần thứ 4 tại các khu công nghiệp, nhất là các đối tượng người lao động là F0 đang điều trị bệnh; người lao động đang phải nghỉ việc trong các khu cách ly tập trung, cách ly tại nhà, hoặc đang cư trú trong các khu vực phong tỏa y tế.
Nội dung hỗ trợ có thể là tiền lương ngừng việc hoặc miễn phí tiền ăn, tiền sinh hoạt, chi phí xét nghiệm và test nhanh Covid-19 mà người lao động đang phải trả theo Nghị quyết số 16/NQ-CP ngày 8/2/2021 của Chính phủ về chi phí cách ly y tế, khám, chữa bệnh và một số chế độ đặc thù trong phòng, chống dịch Covid-19.
Sức khỏe của người lao động cũng là sức khỏe của doanh nghiệp
Bày tỏ băn khoăn và lo lắng khi đợt dịch này tác động trực tiếp đến sức khỏe của công nhân lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp khu công nghiệp, trong khi một bộ phận công nhân có sức đề kháng yếu là vấn đề rất đáng lo ngại, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang nhấn mạnh: Công nhân lao động đa số họ là trụ cột chính của các gia đình.
Dịch bệnh không chỉ ảnh hưởng sức khỏe mà ảnh hưởng trực tiếp đến việc làm, thu nhập và đời sống của công nhân lao động. Ban đầu có thể công nhân lao động nghỉ việc với mức lương, thu nhập giảm, nhưng nếu lâu dài thì có thể không có lương, không có tiền trang trải cuộc sống, nguy cơ mất việc và đói nghèo là rất cao. Không chỉ vậy, dịch bệnh còn tác động trực tiếp đến việc chăm lo, học hành của con cái họ là điều rất đáng quan tâm.
Nhằm chăm lo cho sức khỏe của người lao động, cũng là chăm lo cho sức khỏe của doanh nghiệp, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam phối hợp ra văn bản kêu gọi và đề nghị các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trong toàn quốc mua vắc xin để tiêm phòng dịch Covid-19 cho công nhân lao động tại doanh nghiệp, vì sức khỏe của người lao động, vì sự an toàn và phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Thư kêu gọi do Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang và Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Vũ Tiến Lộc ký nêu rõ: Làn sóng dịch Covid-19 lần thứ 4 (từ ngày 27/4/2021) đang diễn biến hết sức phức tạp, khó lường, đã bùng phát và lây lan nhanh trong công nhân lao động, nhất là một số doanh nghiệp, khu công nghiệp tập trung đông công nhân.
Đến nay, cả nước đã có hàng nghìn ca dương tính với SARS-CoV-2, hàng vạn F1, hàng chục vạn F2 là công nhân, viên chức, lao động. Con số này vẫn đang tiếp tục tăng lên hàng ngày. Đã có hàng trăm doanh nghiệp phải tạm dừng hoạt động, đe dọa đứt gãy chuỗi cung ứng, sản xuất; hàng trăm nghìn người lao động phải nghỉ việc, mất việc làm do bị cách ly, nằm trong khu vực phong tỏa hoặc do doanh nghiệp dừng hoạt động.
Theo đó, thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về chiến lược mua vắc xin và huy động mọi nguồn lực trong xã hội để người dân có thể tiếp cận vắc xin phòng Covid-19 nhanh nhất, nhằm kiểm soát dịch bệnh và tiếp tục thực hiện “mục tiêu kép” để phát triển đất nước, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Ban Thường trực Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam kêu gọi và đề nghị các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trong toàn quốc quan tâm, dành kinh phí mua vắc xin phòng Covid-19 cho chính công nhân lao động đang làm việc tại doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh của mình để đảm bảo kiểm soát dịch bệnh, sớm đưa doanh nghiệp về trạng thái hoạt động bình thường, tránh làm đứt gãy chuỗi cung ứng, sản xuất và phục hồi kinh tế.
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cũng đề nghị Công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp căn cứ nguồn tài chính của mình, tham gia hỗ trợ một phần kinh phí cùng doanh nghiệp mua vắc xin để kịp thời tiêm phòng dịch cho người lao động./.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Cụm thi đua số 6 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Thực hiện tốt chức năng đại diện
Hoạt động 22/11/2024 15:21
Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn
Hoạt động 22/11/2024 13:01
Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn
Hoạt động 22/11/2024 06:06
Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ Công đoàn Viên chức Việt Nam
Hoạt động 21/11/2024 16:45
Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh
Hoạt động 21/11/2024 15:49
Cụm thi đua số 4 triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho đoàn viên
Hoạt động 21/11/2024 14:15
Nâng cao hiệu quả công tác nữ công công đoàn
Hoạt động 21/11/2024 08:42
Tạo môi trường làm việc xanh - sạch - đẹp
Hoạt động 21/11/2024 08:42
Cụm thi đua số 1 thực hiện tốt công tác thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể
Hoạt động 20/11/2024 18:50
LĐLĐ quận Long Biên trao 100 triệu đồng hỗ trợ xây nhà ở cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi bão số 3
Hoạt động 20/11/2024 16:41