Sớm đưa vào sử dụng hệ thống bản đồ địa chính số

Thời gian qua, nhiều cử tri kiến nghị Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đẩy nhanh và đưa vào sử dụng hệ thống bản đồ địa chính số làm cơ sở để quản lý và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nhân dân…
Bỏ nhiều thủ tục để đẩy nhanh việc cấp sổ đỏ Từ 25/6: Hà Nội áp dụng quy định mới về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu Từ 20/5/2023 sẽ thay đổi thẩm quyền cấp “sổ đỏ”

Những khó khăn, vướng mắc

Trả lời kiến nghị của cử tri trước và sau Kỳ họp thứ 10, HĐND Thành phố Hà Nội khóa XVI, theo UBND Thành phố: Ngày 27/11/2014, UBND Thành phố có Quyết định số 6264/QĐ-UBND phê duyệt Dự án xây dựng tổng thể hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu quản lý đất đai của thành phố Hà Nội, thời gian thực hiện: 2015 - 2018.

Tiếp đến, ngày 26/5/2021, UBND Thành phố ban hành Quyết định số 2122/QĐ-UBND về việc phê duyệt điều chỉnh thời gian thực hiện dự án đầu tư xây dựng tổng thể hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu quản lý đất đai của thành phố Hà Nội đến hết năm 2021.

Ngày 29/9/2021, UBND Thành phố có Quyết định 4287/QĐ-UBND điều chỉnh thời gian thực hiện dự án: 2015-2022 (Sở Tài nguyên và Môi trường đang báo cáo các cơ quan liên quan đề nghị gia hạn thời gian thực hiện dự án đến năm 2024).

Đến nay, dự án cơ bản đã thực hiện hạng mục đo đạc trên 27/27 quận, huyện, thị xã thuộc phạm vi Dự án; đã hoàn thành công tác đo đạc bản đồ ngoại nghiệp và tổ chức nghiệm thu 475/489 xã, phường, thị trấn, 14 phường, xã còn lại đơn vị thi công đã thực hiện công tác đo đạc ngoại nghiệp, chưa nghiệm thu.

Sớm đưa vào sử dụng hệ thống bản đồ địa chính số
Sử dụng hệ thống bản đồ địa chính số làm cơ sở để quản lý và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nhân dân thuận tiện hơn (Ảnh minh họa).

Bên cạnh đó, quá trình quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn thành phố phức tạp. Sản phẩm bản đồ địa chính trên địa bàn thành phố Hà Nội được hình thành qua nhiều thời kỳ lịch sử, bằng nhiều phương pháp quản lý, công nghệ khác nhau, trên các hệ quy chiếu không đồng nhất. Vì vậy, đòi hỏi cần thời gian để biên tập, chỉnh lý lại các loại bản đồ địa chính đã có đưa về cùng hệ quy chiếu tọa độ và đầy đủ các dữ liệu, thông tin theo quy định hiện hành mới của Bộ Tài nguyên và Môi trường, của Nhà nước.

Dự án triển khai song song với chương trình dồn điền đổi thửa và một số dự án khác có liên quan. Trong quá trình khiển khai, dự án áp dụng phần mềm VILIS 2.0 nhưng do Bộ Tài nguyên và Môi trường thay đổi quy định về chuẩn dữ liệu, phần mềm này chưa đáp ứng được yêu cầu.

Hiện nay, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã và đang vận hành thử nghiệm hệ thống phần mềm VBDLIS (được Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định) trên địa bàn quận Hoàn Kiếm và sẽ báo cáo UBND Thành phố trước khi triển khai rộng rãi ra toàn địa bàn các quận, huyện…

Ngoài ra, trong quy trình thực hiện, một bước quan trọng là phải liên hệ với người dân, thực hiện kê khai, xác nhận quy chủ thửa đất… để biên tập nội nghiệp bản đồ, thực hiện họp dân, công bố công khai bản đồ, tiếp nhận ý kiến của người sử dụng đất, hiệu chỉnh bản đồ…

Tuy nhiên, dịch Covid-19 từ cuối năm 2019 khiến các công việc này bị chậm trễ, gián đoạn, thậm chí có lúc buộc phải dừng, giãn cách xã hội. Mặt khác, đất đai thì biến động thường xuyên dẫn đến tăng các công việc, thời gian đơn vị thi công phải hiệu chỉnh biên tập nội nghiệp bản đồ.

Sớm hoàn thành thử nghiệm hệ thống phần mềm quản lý đất đai

Hiện, UBND Thành phố đã chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với đơn vị thi công, kiểm tra cho phù hợp thực tế, khớp nối hệ thống bản đồ địa chính các khu vực thực hiện dồn điền đổi thửa với hệ thống bản đồ địa chính của dự án.

Đồng thời điều chỉnh tách hạng mục Công nghệ thông tin của dự án ra thành hạng mục riêng, lập kế hoạch thuê hệ thống phần cứng và đường truyền phù hợp với quy định hiện hành.

Bên cạnh đó, UBND Thành phố chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với đơn vị thi công, kiểm tra nghiệm thu phối hợp UBND các xã, người dân để thực hiện kê khai đăng ký đất đai, cấp mới, cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai theo quy định.

Sớm hoàn thành thử nghiệm hệ thống phần mềm quản lý đất đai VBDLIS trên địa bàn quận Hoàn Kiếm để đưa vào vận hành chính thức trên địa bàn 27 quận, huyện của dự án, đảm bảo quản lý cơ sở dữ liệu đất đai ở 3 cấp: Thành phố, huyện, xã.

Bản đồ địa chính số là sản phẩm bản đồ địa chính được số hóa, thiết kế, biên tập, lưu trữ và hiển thị trong hệ thống máy tính và các thiết bị điện tử. Nó có nội dung thông tin tương tự như bản đồ địa chính vẽ trên giấy song các thông tin này được lưu trữ dưới dạng số.

Bản đồ địa chính số được tạo ra theo hai phương pháp cơ bản, đó là: số hóa các bản đồ địa chính đã vẽ trên giấy hoặc biên tập từ số liệu đo đạc trên thực địa và số liệu đo ảnh hàng không.

Để thành lập bản đồ địa chính số cần nghiên cứu các chuẩn về bản đồ số và tổ chức dữ liệu. Đó chính là những quy định nhằm đảm bảo tính chặt chẽ, tính thống nhất trong mô tả, lưu trữ và hiển thị nội dung thông tin.

H.D

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đặc sắc lễ hội "Chúng ta là một" dành cho người Việt tại Hàn Quốc

Đặc sắc lễ hội "Chúng ta là một" dành cho người Việt tại Hàn Quốc

Lễ hội giao lưu văn hóa Hàn - Việt lần thứ 7 "Chúng ta là một" năm nay sẽ diễn ra vào ngày 3 và 4/5 tại Nhà hát ngoài trời số 1, thành phố Suwon.
Ra mắt tập thơ "Cùng Việt Nam": Biểu tượng của tình hữu nghị Việt Nam và Tây Ban Nha

Ra mắt tập thơ "Cùng Việt Nam": Biểu tượng của tình hữu nghị Việt Nam và Tây Ban Nha

Tập thơ "Cùng Việt Nam" - tuyển tập thơ phản chiến của các nhà thơ Tây Ban Nha - đã chính thức ra mắt bạn đọc Việt Nam với sự hỗ trợ của Bộ Văn hóa Tây Ban Nha và Đại sứ quán Tây Ban Nha tại Việt Nam. Nhà xuất bản Kim Đồng phát hành tác phẩm này đúng dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Quận Tây Hồ: Phát động ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025

Quận Tây Hồ: Phát động ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025

Ngày 23/4, quận Tây Hồ đã tổ chức lễ phát động và kêu gọi ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” với tinh thần “Tham gia ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” là góp phần xây dựng và bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc”.
Quận Thanh Xuân: 1.168 công nhân giỏi được bình chọn, khen thưởng ở cơ sở

Quận Thanh Xuân: 1.168 công nhân giỏi được bình chọn, khen thưởng ở cơ sở

Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Thanh Xuân Cao Đắc Tiến cho biết, các đơn vị đã xét chọn để khen thưởng trong Tháng Công nhân với 1.168 công nhân giỏi được bình chọn, khen thưởng ở cơ sở; 30 công nhân giỏi, lao động giỏi biểu dương cấp quận.
Xây dựng thương hiệu doanh nghiệp bắt đầu từ văn hóa

Xây dựng thương hiệu doanh nghiệp bắt đầu từ văn hóa

Với giá trị cốt lõi là tinh thần đoàn kết, sự sáng tạo, sự tận tâm và lòng yêu nghề; 20 năm hình thành và phát triển, Công ty CP dịch vụ Bảo vệ chuyên nghiệp An ninh miền Bắc không chỉ ngày một lớn mạnh, mà còn khẳng định thương hiệu, uy tín trên thị trường ngành nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự. Đặc biệt, việc xây dựng doanh nghiệp đạt chuẩn về văn hóa, không chỉ tạo ra môi trường đào tạo cơ bản, chính quy, chuyên nghiệp, lành mạnh... mà còn góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho người lao động.
Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH ĐMT Trung Nam - Thuận Nam nhiều lần đưa tiền mặt cho cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương

Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH ĐMT Trung Nam - Thuận Nam nhiều lần đưa tiền mặt cho cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương

nhiều lần đưa tiền mặt cho cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương
Cử tri đề nghị chặn đứng nạn hàng giả, chấm dứt tình trạng lừa đảo

Cử tri đề nghị chặn đứng nạn hàng giả, chấm dứt tình trạng lừa đảo

Cử tri và Nhân dân đề nghị các cơ quan chức năng đấu tranh quyết liệt, kiên quyết xử lý chặn đứng, đẩy lùi nạn hàng giả, hàng kém chất lượng, chấm dứt tình trạng lừa đảo, đăng tin thất thiệt, xuyên tạc trên các trang mạng xã hội.

Tin khác

Quận Tây Hồ: Phát động ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025

Quận Tây Hồ: Phát động ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025

Ngày 23/4, quận Tây Hồ đã tổ chức lễ phát động và kêu gọi ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” với tinh thần “Tham gia ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” là góp phần xây dựng và bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc”.
Vì sao Sơn Tây đặt tên một xã là Đoài Phương?

Vì sao Sơn Tây đặt tên một xã là Đoài Phương?

Thực hiện chỉ đạo của Thành ủy, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội, thị xã Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã. Đáng chú ý, ngoài tên gọi Sơn Tây, Tùng Thiện thường thấy thì dự kiến sau khi sắp xếp sẽ có thêm một đơn vị hành chính mới có tên gọi là Đoài Phương.
Quận Tây Hồ: Hơn 99% phiếu đồng ý với phương án sắp xếp đơn vị hành chính

Quận Tây Hồ: Hơn 99% phiếu đồng ý với phương án sắp xếp đơn vị hành chính

Thực hiện Hướng dẫn số 617/HD-UBND về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp phường trên địa bàn quận Tây Hồ, quận Tây Hồ đã thành lập 113 tổ lấy ý kiến nhân dân, kết quả 99,2% hộ gia đình nhất trí với phương án sắp xếp của thành phố Hà Nội.
Quận Tây Hồ vận dụng nhiều chính sách hợp lý trong GPMB Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên

Quận Tây Hồ vận dụng nhiều chính sách hợp lý trong GPMB Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Quận ủy và Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ, Hà Nội đã tập trung toàn lực để triển khai thực hiện dự án, nêu cao tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ và vận dụng nhiều chính sách hợp lý trong công tác dân vận, GPMB.
Hà Nội sắp khai trương Trung tâm tác nghiệp báo chí Thành phố

Hà Nội sắp khai trương Trung tâm tác nghiệp báo chí Thành phố

Lễ khai trương Trung tâm tác nghiệp báo chí Thành phố được tổ chức với mục đích để phục vụ hoạt động thông tin, tuyên truyền và cung cấp thông tin báo chí trên địa bàn thành phố Hà Nội. Đồng thời, công bố Quyết định ban hành Quy chế quản lý, vận hành Trung tâm Tác nghiệp báo chí Thành phố.
Thanh Trì đạt tỷ lệ đồng thuận cao về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

Thanh Trì đạt tỷ lệ đồng thuận cao về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

Thực hiện chỉ đạo của thành phố Hà Nội về công tác sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy thuộc hệ thống chính trị, huyện Thanh Trì đã chủ động tổ chức lấy ý kiến cử tri về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã và dự kiến tên gọi các đơn vị hành chính mới sau sáp nhập. Việc lấy ý kiến được triển khai dân chủ, công khai, đúng quy định, qua đó nhận được sự đồng thuận cao từ các tầng lớp nhân dân trên địa bàn.
Hà Nội sẽ tổ chức 2 điểm bắn pháo hoa chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Hà Nội sẽ tổ chức 2 điểm bắn pháo hoa chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

UBND thành phố Hà Nội vừa thông báo kế hoạch tổ chức bắn pháo hoa chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975), tạo không khí phấn khởi và đoàn kết trong nhân dân Thủ đô.
Phát huy truyền thống phong trào “Chiếc gậy Trường Sơn” trong kỷ nguyên mới

Phát huy truyền thống phong trào “Chiếc gậy Trường Sơn” trong kỷ nguyên mới

Ngày 21/4, nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Báo Hànộimới phối hợp với huyện Ứng Hòa tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề: “Phát huy truyền thống phong trào Chiếc gậy Trường Sơn trong kỷ nguyên mới”.
Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Nhằm triển khai thực hiện công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt hiệu quả cao, trong các ngày 18, 19 và 20/4, toàn quận Hai Bà Trưng đẩy mạnh tuyên truyền, công khai đến tận các tổ dân phố về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp cơ sở trên địa bàn quận, bằng nhiều hình thức phong phú.
Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Phường này dự kiến có tên là phường Hồng Hà. Phường hình thành từ diện tích một phần hoặc toàn bộ của nhiều phường thuộc địa bàn 5 quận của Hà Nội gồm Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Long Biên, Hai Bà Trưng; kéo dài từ cầu Nhật Tân đến cầu Vĩnh Tuy.
Xem thêm
Phiên bản di động