Số lượng người hưởng bảo hiểm xã hội một lần gia tăng hàng năm
Bộ LĐTBXH vừa hoàn thành Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện chính sách hưởng BHXH một lần theo Nghị quyết số 93/2015/QH13. Theo số liệu thống kê, trong giai đoạn 2016 - 2021, cả nước có 4.058.317 người lao động đề nghị và được giải quyết hưởng bảo hiểm xã hội một lần.
Bình quân, mỗi năm có gần 700.000 người hưởng bảo hiểm xã hội một lần, số lượng năm sau luôn cao hơn năm trước với tốc độ tăng trung bình mỗi năm khoảng 11,6%. Cụ thể, năm 2016 là 500.174 người hưởng bảo hiểm xã hội một lần, năm 2017 là 560.137 người, năm 2018 là 666.482 người, năm 2019 là 707.184 người, năm 2020 là 761.081 người, năm 2021 là 863.259 người.
Tương ứng với số người hưởng bảo hiểm một lần thì số tiền chi trả cũng tăng, trong giai đoạn 2016 - 2021, lần lượt là 10.488 tỷ đồng, 13.926 tỷ đồng, 19.531 tỷ đồng, 24.182 tỷ đồng, 28.463 tỷ đồng và 35.350 tỷ đồng. Xét theo khía cạnh giới, số lượng lao động nữ hưởng bảo hiểm xã hội một lần luôn cao hơn lao động nam.
Đáng chú ý, số lượng người lao động hưởng bảo hiểm xã hội một lần trong giai đoạn 2016 - 2021 tập trung chủ yếu ở đối tượng đóng bảo hiểm xã hội do người sử dụng lao động quyết định (ngoài nhà nước), chiếm 90,74% tổng số người hưởng bảo hiểm xã hội một lần; sau đó là đối tượng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do nhà nước quy định với tổng số 257.000 người, chiếm 8,04% và thấp nhất là đối tượng tự nguyện với 38.856 người, chiếm 1,22%.
Ảnh minh họa |
Tuổi bình quân hưởng bảo hiểm xã hội một lần của nam và nữ và tổng thời gian đóng bảo hiểm xã hội bình quân có chiều hướng tăng lên hàng năm và tổng bình quân hưởng bảo hiểm xã hội ngắn (lao động nữ có thời gian tham gia bình quân ít hơn nam). Người hưởng bảo hiểm xã hội một lần chủ yếu là lao động trẻ, từ trên 20 đến đủ 30 tuổi đứng thứ hai, chiếm khoảng 77,5% trong tổng số người hưởng bảo hiểm xã hội một lần.
Điều này cho thấy, việc hưởng bảo hiểm xã hội một lần sớm vẫn có thể tiếp tục gia tăng, bởi chính ở giai đoạn tuổi trẻ thì hầu hết lao động quan tâm nhiều đến nhu cầu trước mắt hơn là nhu cầu hưởng lương hưu khi về già. Phần nữa là do áp lực về tài chính và sự thay đổi, gián đoạn trong công việc.
Theo Bộ LĐTBXH, có nhiều nguyên nhân dẫn đến hưởng bảo hiểm xã hội một lần, song có thể khái quát trên 5 nguyên nhân chủ yếu.
Thứ nhất, đa số người lao động làm việc trong các khu công nghiệp, có thu nhập thấp, khả năng tích lũy không nhiều. Số liệu thống kê cho thấy, những người hưởng bảo hiểm xã hội một lần tập trung ở độ tuổi từ 20 đến 40, chiếm 77,5% số lượt người hưởng. Hầu hết lao động trẻ quan tâm nhiều đến nhu cầu trước mắt hơn là huởng lương hưu khi về già.
Thứ hai, tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gặp khó khăn, đặc biệt trong giai đoạn 2020 - 2021 khi nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề bởi địch bệnh Covid-19. Nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh ở các ngành nghề sử dụng nhiều lao động, bị ảnh hưởng lớn như: Du lịch, khách sạn, vận tải, giáo dục, may mặc... ngừng hoạt động hoặc sản xuất, kinh doanh cầm chừng. Năm 2020, có khoảng 60% - 80% người lao động làm việc trong ngành du lịch, dịch vụ, khách sạn, nhà hàng tạm thời mất việc làm.
Tình trạng lao động thiếu việc làm, không có việc, mất việc làm gia tăng, số lao động mất việc làm không có cơ hội tái tham gia thị trường lao động là nguyên nhân làm gia tăng số người hưởng một lân.
Thứ ba, thiếu sự liên kết, hỗ trợ từ chính sách bảo hiểm thất nghiệp. Nếu thực hiện tốt chính sách này cũng sẽ giải quyết được một phần bài toán về tài chính ngắn hạn để người lao động có thể yên tâm ổn định cuộc sống.
Thứ tư, niềm tin của người dân vào hệ thống bảo hiểm xã hội có đấu hiệu giảm sút. Khả năng tiếp cận thông tin chính thống của người lao động còn hạn chế, trong khi các nguồn tin không chính thống trên mạng xã hội đã và đang ảnh hưởng đến tâm lý của người lao động, từ đó làm giảm niềm tin của người dân.
Thứ năm, quy định về điều kiện thời gian đóng góp tối thiểu 20 năm để hưởng lương hưu dẫn đến đa số người lao động khi nghỉ việc mới có từ 3 đến dưới 10 năm đóng sẽ rất khó chờ đóng tiếp để đủ điều kiện hưởng lương hưu. Bên cạnh đó, việc điều chỉnh tăng trong cách tính mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi (từ 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng lên 2 tháng đối với mỗi năm đóng) cũng có tác động đến việc hưởng một lần.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hội thảo khoa học cấp quốc gia về xây dựng thành phố Hà Nội kết nối toàn cầu
Từ 15/11: Người dân không được ghi hình Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ
Tỷ giá USD hôm nay (7/10): Đồng USD sẽ tiếp đà tăng?
Giá vàng hôm nay (7/10): Vàng thế giới và trong nước không nhiều biến động
Hơn 183.000 doanh nghiệp thành lập mới và hoạt động trở lại
Thời tiết Hà Nội ngày đầu tuần: Nắng vàng, gió nhẹ, đêm se lạnh
Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2024 khép lại thành công rực rỡ
Tin khác
Mở rộng quyền lợi người tham gia bảo hiểm y tế
Chính sách 03/10/2024 10:52
Lương của nhà giáo sẽ được ưu tiên xếp cao nhất
Chính sách 01/10/2024 09:57
Người sử dụng lao động sẽ được hỗ trợ nhiều hơn
BHXH 26/09/2024 08:33
Sửa Luật Việc làm để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Chính sách 26/09/2024 07:25
Nhiều thông tin mới về bảo hiểm thất nghiệp có lợi cho người lao động
Chính sách 25/09/2024 10:00
Cần xem xét mở rộng quyền lợi bảo hiểm y tế
Chính sách 19/09/2024 08:32
Quy định chặt chẽ về an toàn khai thác khoáng sản
Chính sách 12/09/2024 11:17
Bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên: Góp phần chăm sóc sức khỏe toàn diện cho thế hệ trẻ
Chính sách 10/09/2024 10:49
Doanh nghiệp Nhà nước áp dụng bảng lương, phụ cấp mới từ 15/9
Chính sách 05/09/2024 16:38
Sẽ tiếp tục tăng lương hưu vào 1/7/2025
Chính sách 03/09/2024 16:13