Sinh viên, người lao động “nghẹt thở” vì giá thuê trọ tăng cao!

(LĐTĐ) Đến hẹn lại lên, mỗi khi vào năm học mới, việc chật vật tìm nơi ở, chịu cảnh giá phòng trọ đồng loạt tăng cao khiến gánh nặng tài chính đè nặng lên vai nhiều phụ huynh và các sinh viên theo học ở Hà Nội. Không chỉ sinh viên, việc phòng trọ tăng giá từ 10 - 30% trong thời gian ngắn cũng khiến không ít người lao động gặp khó khăn, thậm chí phải bỏ phố về quê.
Bình Dương: Trên 8.500 hộ thuê trọ đã được miễn, giảm tiền phòng Huyện Đông Anh vận động chủ nhà trọ miễn, giảm hơn 5 tỷ đồng giá thuê trọ cho người lao động

Tìm chỗ thuê đã khó, tìm nhà giá phù hợp còn khó hơn nhiều!

Mùa tựu trường, nhu cầu thuê phòng của sinh viên ngoại tỉnh tăng cao do đó thị trường phòng trọ cho thuê cũng trở nên nhộn nhịp hơn bao giờ hết. Chỉ cần nhập từ khóa “tìm phòng trọ” trên các trang mạng xã hội sẽ cho ra hàng nghìn kết quả tìm kiếm. Những bài chào mời thuê phòng với đầy đủ thông tin mà người thuê cần như giá phòng, dịch vụ kèm theo, diện tích phòng, địa điểm và cả số điện thoại liên hệ với người cho thuê,...

Sinh viên, người lao động “nghẹt thở” vì giá thuê trọ tăng cao!
Hiện nay, một phòng trọ rộng 20-35m2, đầy đủ đồ nội thất ở khu vực nội thành sẽ có mức giá dao động từ 4 - 6 triệu đồng (Ảnh: Lê Thắm)

Theo anh Cao Xuân Trường - người môi giới thuê nhà, năm nay thị trường thuê - cho thuê nhà ở, phòng trọ rơi vào tình trạng cung ít cầu nhiều “Thời gian gần đây, thị trường thuê phòng nhộn nhịp hơn hẳn, đa phần người có nhu cầu là sinh viên chuẩn bị lên nhập học và người dân từ các tỉnh về Hà Nội tìm việc làm sau đợt dịch Covid-19 vừa qua. Giá phòng năm nay tăng nhanh so với các năm trước. Mặc dù vậy nguồn phòng cho thuê vẫn khan hiếm”, anh Trường cho biết.

Khảo sát thực tế tại Hà Nội cho thấy, giá thuê phòng ở các khu vực trung tâm, gần các trường đại học như Dịch Vọng, Quan Hoa, Trần Thái Tông, Nguyễn Khánh Toàn (quận Cầu Giấy), Nguyễn Trãi (quận Thanh Xuân), Chùa Láng, Pháo Đài Láng, Láng Hạ (quận Đống Đa)… đều tăng cao. Trung bình người thuê phải mất từ 3-5 triệu đồng/tháng cho một phòng khép kín có diện tích từ 20-25m2. Thậm chí có những phòng có giá từ 5-8 triệu đồng/tháng nếu có đủ tiện ích, điều hòa nóng lạnh.

Việc nhà trọ tăng giá phòng, điện, nước khiến hầu hết những người thuê trọ gặp vô vàn khó khăn trong ăn ở, sinh hoạt, làm việc. Nỗi vất vả ấy tăng lên gấp 2-3 lần đối với các bạn tân sinh viên “chân ướt chân ráo” lần đầu rời xa gia đình lên thành phố học tập.

Em Hoàng Văn Hải - sinh viên mới trúng tuyển vào Học viện Thanh Thiếu Niên cho biết sau khi nắm được thông tin điểm chuẩn học bạ của Trường, xác định khả năng đỗ cao 2 mẹ con hối hả khăn gói vào thành phố tìm chỗ trọ. Tuy nhiên, đã hơn một tuần trôi qua Hải vẫn chưa có được chỗ ở ưng ý.“Nghe chỗ nào có nhà trọ cho thuê 2 mẹ con em đều tới tận nơi để liên hệ nhưng chỗ sạch sẽ, an ninh được đảm bảo và gần trường thì giá đắt quá. Tìm được chỗ rẻ thì nhà lại xập xệ, bốn vách chỉ là những tấm tôn xếp lại. Em đang nghĩ đến phương án làm đơn xin vào ký túc xá của trường rồi từ từ tìm nhà trọ để chuyển ra sau”, Hải cho hay.

Cùng hoàn cảnh, em Trần Thu Hà, tân sinh viên trường Đại học Ngoại Ngữ cho biết, do mới đến thành phố nên không rành đường sá, cũng chẳng có người quen để nhờ cậy, em phải nhờ những trung tâm dịch vụ tìm hộ phòng thuê với giá đặt cọc là 200 nghìn đồng. Thế nhưng, đi từ ngõ này đến ngách khác thì chỉ có những căn nhà vừa bé vừa bẩn. Cuối cùng Hà đành phải thuê căn phòng 22m2 chung với 1 bạn cùng quê với giá 2,8 triệu đồng/tháng, chưa tính tiền điện nước.

Chia sẻ về việc để giá nhà trọ luôn giữ ở mức khá cao, ông Nguyễn Văn Nam, chủ một nhà trọ ở ngõ 850 Đường Láng (Láng Thượng, Đống Đa) cho rằng, các dịch vụ ở Hà Nội lâu nay đều đắt đỏ nên các em sinh viên từ các tỉnh đến đều bị choáng ngợp trước giá thuê như hiện nay là điều dễ hiểu. Theo ông Nam, hiện nay giá cả thị trường từ rau, cá, thịt đến xăng xe… đều tăng nên việc giá cho thuê trọ cao là tất yếu bởi người cho thuê còn phải trùng tu lại phòng.

Dịch chuyển ra ngoại thành để giảm chi phí

Không chỉ riêng nhà trọ, theo tìm hiểu, giá cho thuê căn hộ thời gian qua có xu hướng đi lên, đặc biệt ở các quận gần hoặc trong trung tâm. Mức tăng phổ biến khoảng 1-2 triệu đồng/căn/tháng, tương đương tăng 10-20% so với đầu năm 2022. Ví dụ, một số căn hộ trên đường Nguyễn Cơ Thạch (Nam Từ Liêm) có giá thuê tăng từ 7-8 triệu đồng/tháng lên 9-10 triệu đồng/tháng (căn 3 phòng ngủ). Tại các chung cư như Vinhome Smart City (Đại Mỗ), The Pride (Tố Hữu), Greenbay Mễ Trì (Nam Từ Liêm), Sky City Láng Hạ...mức giá thuê tăng từ 1 đến 3 triệu đồng/tháng.

Sinh viên, người lao động “nghẹt thở” vì giá thuê trọ tăng cao!

Vừa cùng gia đình chuyển khỏi căn hộ chung cư 2 phòng ngủ tại quận Thanh Xuân vì chủ nhà thông báo tăng giá, anh Trần Đình Thế cho hay, anh thuê căn nhà này 5 năm với giá 10 triệu đồng/tháng. Cuối năm 2020, do ảnh hưởng của dịch Covid -19, chủ nhà có giảm xuống còn 9 triệu đồng, nhưng nay đòi tăng lên 12 triệu đồng/tháng với lý do mặt bằng chung đều tăng. Mức giá này quá sức chi trả của hai vợ chồng nên anh Thế đành chuyển ra một chung cư 2 phòng ngủ khác ở khu vực Hoài Đức, giá thuê 7,5 triệu đồng/tháng, chấp nhận đi làm xa hơn 10km.

Cùng cảnh anh Thế, vợ chồng chị Vũ Thảo Vân (Tây Hồ) rời căn hộ đã thuê tại chung cư Khu đô thị Nam Thăng Long hơn 3 năm nay vì chủ nhà tăng giá. Dù nhiều lần thương lượng để tìm một mức giá phù hợp, nhưng đều không đi đến đâu. Do số tiền tăng lên khá nhiều nên gia đình chị Vân quyết định đi tìm thuê một căn hộ có diện tích gần 70m2 đầy đủ tiện ích tại quận Hoàng Mai có giá 7 triệu đồng. “Dù vợ chồng con cái đi làm, đi học xa hơn nhưng đỡ áp lực về kinh tế”, chị Vân cho biết.

Còn chị Hoàng Thị Lan (lao động tự do) chia sẻ, trước đây chị thuê 1 phòng chung cư mini ở phường Láng Thượng rộng khoảng 30m2, vừa làm chỗ ở vừa làm kho kinh doanh giá 3 triệu. Đầu năm nay, chủ nhà thông báo với chị sẽ cải tạo lại phòng, trang bị thêm bàn ghế, tủ quần áo và tăng giá phòng lên 4.5 triệu. Sau khi cân nhắc thiệt hơn, chị Lan quyết định trả phòng, về quê vì thu nhập không đủ trang trải tiền phòng, phí sinh hoạt.

Được biết, trước thực trạng thiếu nhà ở, giá thuê nhà ngày một tăng cao, để bảo đảm cho người dân ở Thủ đô Hà Nội có chỗ ở, “an cư lạc nghiệp”, mới đây, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã ban hành Chương trình phát triển nhà ở thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 - 2030, Kế hoạch phát triển nhà ở thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 - 2025, Kế hoạch phát triển nhà ở xã hội thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 - 2025. Trong đó, định hướng chú trọng phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân các khu công nghiệp…Bên cạnh đó, tại hội nghị gặp gỡ, đối thoại của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội với công nhân, lao động Thủ đô năm 2023, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, Thành phố đang đẩy nhanh tiến độ, dự án để trong nhiệm kỳ này khởi công được một số dự án nhà ở xã hội theo kế hoạch, chương trình 1 triệu nhà ở xã hội cho người lao động theo chương trình của Chính phủ đã ban hành.

Lê Thắm

Nên xem

Hà Nội tổ chức hướng đi cho các loại phương tiện phục vụ đón Đoàn khách quốc tế

Hà Nội tổ chức hướng đi cho các loại phương tiện phục vụ đón Đoàn khách quốc tế

(LĐTĐ) Trong các ngày 12 và 13/12/2023, trên địa bàn thành phố Hà Nội diễn ra các hoạt động đón Đoàn khách quốc tế sang thăm chính thức Việt Nam. Để bảo đảm an ninh, an toàn, thông suốt phục vụ công tác bảo vệ Đoàn khách quốc tế; Công an thành phố Hà Nội phân luồng giao thông và tổ chức hướng đi cho các loại phương tiện...
Sơn Tây: Sôi nổi hội thi ‘Tuyên truyền phòng, chống ma túy’

Sơn Tây: Sôi nổi hội thi ‘Tuyên truyền phòng, chống ma túy’

(LĐTĐ) Ngày 8/12, Ủy ban nhân dân (UBND) thị xã Sơn Tây tổ chức hội thi “Tuyên truyền phòng, chống ma túy” của tình nguyện viên Đội công tác xã hội tình nguyện.
Giám đốc Công an Hà Nội thăm hỏi chiến sĩ bị thương trong khi làm nhiệm vụ

Giám đốc Công an Hà Nội thăm hỏi chiến sĩ bị thương trong khi làm nhiệm vụ

(LĐTĐ) Chiều 8/12, Trung tướng Nguyễn Hải Trung - Giám đốc Công an thành phố Hà Nội, đã đến thăm hỏi, động viên Thượng úy Trương Văn Tú, cán bộ Tiểu đoàn 2, Trung đoàn Cảnh sát cơ động, Công an thành phố Hà Nội, bị thương trong khi làm nhiệm vụ.
Ứng xử văn minh, thân thiện trong vận tải hành khách công cộng

Ứng xử văn minh, thân thiện trong vận tải hành khách công cộng

(LĐTĐ) Hội thi “Nhân viên phục vụ giỏi, văn minh, thân thiện năm 2023" không chỉ góp phần tạo chuyển biến về chất lượng dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt của Thủ đô mà còn là dịp để người dân thêm hiểu và quan tâm, chia sẻ với những khó khăn của nhân viên phục vụ xe buýt đang hàng ngày cố gắng nâng cao chất lượng, đem đến sự hài lòng cho hành khách đi xe.
VISA vinh danh SHB là “Ngôi sao tăng trưởng thẻ năm 2023”

VISA vinh danh SHB là “Ngôi sao tăng trưởng thẻ năm 2023”

(LĐTĐ) Giải thưởng được trao tặng từ tổ chức thanh toán thẻ hàng đầu thế giới - VISA, ghi nhận những nỗ lực vượt bậc của ngân hàng trong việc cung cấp các dịch vụ và trải nghiệm thẻ tín dụng vượt trội tới khách hàng.
Cuối năm, công nhân môi trường lại khổ với rác thải cồng kềnh

Cuối năm, công nhân môi trường lại khổ với rác thải cồng kềnh

(LĐTĐ) Cứ mỗi dịp cuối năm, rất nhiều đồ cũ, hư hỏng như bàn ghế, giường chiếu, chăn mền… bị bỏ đi. Đáng nói, khối lượng rác thải cồng kềnh này đang bị tuồn ra các khu vực công cộng, gây mất mỹ quan đô thị Thủ đô.
Tổ chức nhiều hoạt động thiết thực chăm lo cho đoàn viên, người lao động

Tổ chức nhiều hoạt động thiết thực chăm lo cho đoàn viên, người lao động

(LĐTĐ) Từ đầu năm đến nay, Cụm thi đua số 6 Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã tập trung triển khai nhiều hoạt động thiết thực để chăm lo đời sống cho đoàn viên, người lao động; qua đó tiếp tục khẳng định vai trò của tổ chức Công đoàn là điểm tựa vững chắc của đoàn viên, người lao động.

Tin khác

Kỳ cuối: Hoàn thiện pháp lý, huy động mọi nguồn lực phát triển nhà ở công nhân

Kỳ cuối: Hoàn thiện pháp lý, huy động mọi nguồn lực phát triển nhà ở công nhân

(LĐTĐ) Thấu hiểu những mong mỏi của công nhân lao động, Chính phủ ban hành Quyết định 388/QĐ-TTg phê duyệt đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 - 2030”. Tuy nhiên từ chủ trương đến thực tiễn vẫn còn nhiều rào cản và cần sự chung tay của Nhà nước, doanh nghiệp, các tổ chức, người sử dụng lao động nhiều hơn nữa trong tháo gỡ các vướng mắc khó khăn.
Kỳ 2: Cần thêm những trợ lực để công nhân được sống an toàn

Kỳ 2: Cần thêm những trợ lực để công nhân được sống an toàn

(LĐTĐ) Trong quá trình phát triển đất nước, các đô thị lớn phát triển khu công nghiệp thì người lao động di cư tự nhiên từ nông thôn ra thành thị để tìm việc làm, tăng thu nhập là tất yếu. Sống trong những nhà trọ chật hẹp, cả người lao động và chủ trọ đều mong muốn sớm được hoàn thiện chính sách quản lý, chính sách với nhà đầu tư, với người lao động thu nhập thấp (cho vay, trả góp…). Chính sách gắn với pháp chế - công khai - minh bạch - sự tham gia (tham gia xây dựng và kiểm tra giám sát của chủ đầu tư, người mua nhà, Nhà nước, khuyến khích sự tham gia của tổ chức xã hội).
Kỳ 1: Giấc mơ an cư vẫn là bài toán khó

Kỳ 1: Giấc mơ an cư vẫn là bài toán khó

(LĐTĐ) Thực hiện Nghị quyết của Đảng, quyết định của Chính phủ, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội đã ban hành Chương trình hành động số 25-CTr/TU thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TƯ ngày 24/1/2022 của Bộ Chính trị về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Trong đó, Hà Nội sẽ tập trung phát triển các khu nhà ở xã hội tập trung; tiếp tục rà soát các quỹ đất để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội; đa dạng hóa các nguồn lực phát triển nhà ở xã hội; ưu tiên phát triển nhà ở cho công nhân, nhà ở cho người lao động và các thiết chế khác trong khu công nghiệp... Đặc biệt, tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV vừa thông qua Luật Nhà ở (sửa đổi), hy vọng sẽ là căn cứ pháp lý quan trọng để các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm hơn nữa đến nhà ở công nhân và các thiết chế đi kèm.
Kỳ cuối: Tăng “đề kháng” - việc không thể chậm trễ!

Kỳ cuối: Tăng “đề kháng” - việc không thể chậm trễ!

(LĐTĐ) Để xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh, có bản lĩnh chính trị vững vàng thì công tác giáo dục tư tưởng chính trị phải được thực hiện thường xuyên, liên tục, đồng bộ ở các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể, doanh nghiệp và cả sự chủ động của chính người lao động. Trong những năm tới, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội dự báo còn phức tạp, hội nhập thế giới ngày càng sâu rộng, có thể xuất hiện những yếu tố mới. Bối cảnh ấy đặt ra những thách thức không nhỏ. Việc củng cố, bồi đắp nền tảng tư tưởng cho công nhân lao động đang là một yêu cầu cấp thiết, nhiệm vụ trọng tâm góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, bảo vệ sự tồn vong của chế độ.
Kỳ 3: Tấm khiên Công đoàn

Kỳ 3: Tấm khiên Công đoàn

(LĐTĐ) Nhận thức rõ nhu cầu của công nhân lao động trong việc tiếp cận kiến thức pháp luật để có thể tự bảo vệ mình trong quan hệ lao động và được làm việc, sinh sống trong một môi trường an toàn, đảm bảo an ninh trật tự, tổ chức Công đoàn đã triển khai nhiều giải pháp để nắm chắc tình hình công nhân, ổn định quan hệ lao động, đảm bảo an ninh trong công nhân. Từ đó, giúp công nhân nắm rõ và nghiêm túc chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; tỉnh táo trước những luận điệu sai trái, không bị xúi giục, kích động thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật.
Kỳ 2: Nhận diện thách thức trong tình hình mới

Kỳ 2: Nhận diện thách thức trong tình hình mới

(LĐTĐ) Trong điều kiện nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, trước sự phát triển với tốc độ ngày càng nhanh của khoa học, công nghệ và yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đã bộc lộ một số hạn chế trong lực lượng công nhân lao động nước ta. Những vấn đề mới xuất hiện trong đời sống công nhân lao động, làm phát sinh và ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự tại một số địa phương; nhiều loại tội phạm len lỏi vào các khu công nghiệp, khu chế xuất, nơi ở công nhân đe dọa cuộc sống yên bình của công nhân lao động… Với sứ mệnh của tổ chức Công đoàn, vai trò định hướng tư tưởng, truyền thông chính sách pháp luật trong bối cảnh hiện nay là thực sự cần thiết; đặc biệt trong thể chế nền kinh tế thị trường ngày càng hoàn thiện, đã đặt ra những yêu cầu mới, thách thức mới.
Giáo dục chính trị, tư tưởng - nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách bảo vệ giai cấp công nhân

Giáo dục chính trị, tư tưởng - nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách bảo vệ giai cấp công nhân

(LĐTĐ) Thời gian vừa qua, tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên, các vụ án tham ô, tham nhũng xảy ra… xét ở góc độ tâm lý cũng có những tác động đáng kể đến tư tưởng của nhiều tầng lớp nhân dân, trong đó có lực lượng công nhân lao động. Đã có những so sánh giữa giàu và nghèo, giữa lao động và hưởng thụ, những tư tưởng tiêu cực, bất mãn xuất hiện. Trong khi đó, hiện nay, phần nhiều công nhân lao động có trình độ học vấn chưa cao; đời sống vật chất còn khó khăn, đời sống văn hóa tinh thần còn nghèo nàn dẫn đến nhận thức xã hội, lý tưởng sống còn hạn chế. Và các thế lực thù địch đã triệt để tận dụng điều này để không ngừng xuyên tạc, kích động, lợi dụng sự non yếu về nhận thức chính trị của công nhân để tấn công tư tưởng, hòng làm cho họ xa rời lập trường giai cấp, phai nhạt lý tưởng cách mạng; mục tiêu xa hơn là nhằm làm suy yếu, chia rẽ mối đoàn kết dân tộc, chống phá Đảng và Nhà nước ta.
Để công nhân có cái Tết đủ, đầy

Để công nhân có cái Tết đủ, đầy

(LĐTĐ) Nhằm chuẩn bị chu đáo cho việc chăm lo Tết cho người lao động (NLĐ) trên địa bàn, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) cùng các sở ngành các tỉnh, thành phố đã bắt đầu bắt tay vào chuẩn bị. Cụ thể, thông tin về các kế hoạch chăm lo Tết Giáp Thìn năm 2024 cho NLĐ, ông Nguyễn Thành Đô, Trưởng ban Chính sách - Pháp luật LĐLĐ thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) cho biết, đơn vị sẽ tổ chức nhiều hoạt động nhằm chăm lo cho đoàn viên (ĐV), NLĐ vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay.
Công nhân sẽ có nguồn cung nhà

Công nhân sẽ có nguồn cung nhà

(LĐTĐ) Theo Luật Nhà ở (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam là cơ quan chủ quản dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội bằng nguồn tài chính công đoàn cho công nhân, người lao động thuộc đối tượng được hưởng chính sách nhà ở xã hội thuê..
Hà Nội phấn đấu 100% Khu công nghiệp có nhà ở công nhân

Hà Nội phấn đấu 100% Khu công nghiệp có nhà ở công nhân

(LĐTĐ) UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 276/KH-UBND ngày 22/11 về triển khai chỉnh trang các khu công nghiệp (KCN) trên địa bàn thành phố Hà Nội. Trong đó, phấn đấu đến năm 2030, 100% các KCN được quy hoạch và triển khai đầu tư xây dựng nhà ở công nhân và thiết chế văn hóa cho người lao động.
Xem thêm
Phiên bản di động