Sẽ xử lý dứt điểm các dự án đầu tư không hiệu quả
Kiến nghị đầu tư 146.990 tỷ đồng xây dựng cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2021-2025 Hà Nội sẽ rà soát dự án Quốc lộ 6 chạy qua địa bàn huyện Chương Mỹ |
Dịch Covid-19 đã gây ảnh hưởng rất nặng nề đến hoạt động của các tập đoàn, tổng công ty trực thuộc Ủy ban QLVNN tại DN nhiều chuỗi sản xuất, cung ứng bị đứt gãy, nhiều thị trường bị thu hẹp, nhiều doanh nghiệp giảm mạnh doanh thu, lợi nhuận, thậm chí thua lỗ lớn, giảm vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên, vượt qua khó khăn, thách thức, tận dụng mọi thời cơ, các tập đoàn, tổng công ty đã thực hiện thành công “mục tiêu kép”, vừa phòng, chống dịch Covid-19, vừa duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh và góp phần phục hồi phát triển kinh tế - xã hội.
Theo Ủy ban QLVNN tại DN, sản xuất kinh doanh tổng doanh thu ước đạt 816.015 tỷ đồng (bằng 107% so với năm 2020); tổng lợi nhuận trước thuế ước đạt 34.119 tỷ đồng; tổng nộp ngân sách ước đạt 62.443 tỷ đồng. Trong đó, 13/19 tập đoàn, tổng công ty hoàn thành và vượt kế hoạch về doanh thu; 14/19 tập đoàn, tổng công ty hoàn thành và vượt kế hoạch về lợi nhuận trước thuế; 5 tập đoàn, tổng công ty đạt lợi nhuận cao so với kế hoạch và so với năm 2020…
Dự án cầu vượt qua nút thắt đường Phan Trọng Tuệ đến Khu đô thị Xa La (Hà Đông) vẫn "đắp chiếu" hơn hai năm nay. (Ảnh: Giang Nam) |
2021 cũng là năm bận rộn của Ủy ban QLVNN tại DN về công tác sắp xếp, đổi mới, tái cơ cấu, cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước. Cụ thể, Ủy ban đã chỉ đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Hóa chất Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam hoàn thiện đề án tái cơ cấu giai đoạn 2021-2025. Chỉ đạo hoàn thành cổ phần hóa Tổng công ty Phát điện 2; phương án thoái vốn của Tập đoàn Điện lực Việt Nam tại Tổng công ty Phát điện 3; quyết toán cổ phần hóa Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam.
Đồng thời chỉ đạo việc tái cơ cấu, tăng, giảm, chuyển nhượng vốn đầu tư của Tổng công ty Hàng không Việt Nam và Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam tại các công ty thành viên; hoàn thành phương án phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ của Tổng công ty Hàng không Việt Nam; thông qua chủ trương sắp xếp, tổ chức lại, thành lập các đơn vị hạch toán phụ thuộc của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Tổng công ty Viễn thông MobiFone.
Ủy ban QLVNN tại DN cũng chỉ đạo các tập đoàn, tổng công ty thực hiện tái cơ cấu theo các đề án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, như Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước tiếp nhận quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp và bán vốn nhà nước tại các doanh nghiệp (năm 2021 tiếp nhận 3 doanh nghiệp với tổng giá trị vốn nhà nước là 219 tỷ đồng; bán vốn tại 3 doanh nghiệp với tổng doanh thu là 1.267 tỷ đồng (giá trị vốn nhà nước là 443 tỷ đồng). Ban hành quyết định sáp nhập Tổng công ty Đầu tư phát triển và Quản lý dự án hạ tầng giao thông Cửu Long và Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam. Chỉ đạo thoái vốn nhà nước tại 6 doanh nghiệp với tổng giá trị số sách 574,7 tỷ đồng, thu về 2.637,7 tỷ đồng (gấp 4,6 lần).
Ông Nguyễn Hoàng Anh cho biết, năm 2021 Ủy ban QLVNN tại DN đã tham mưu, giúp Thủ tướng Chính phủ thực hiện các nhiệm vụ của đại diện chủ sở hữu nhà nước tại 19 tập đoàn, tổng công ty. Trong đó thực hiện tốt nhiệm vụ cơ quan thường trực giúp việc Ban Chỉ đạo xử lý các tồn tại, yếu kém của các dự án, doanh nghiệp ngành Công Thương.
Bên cạnh đó, chủ trì, phối hợp với các Thành viên ban Chỉ đạo tổng hợp, đánh giá, phân tích và tham mưu cho Ban cán sự đảng Chính phủ báo cáo và được Bộ Chính trị đồng ý với giải pháp xử lý cụ thể, phù hợp đối với 5/12 dự án, doanh nghiệp để giao các tập đoàn, tổng công ty chủ động thực hiện và đề ra định hướng xử lý tiếp tục đối với 7 dự án, doanh nghiệp còn lại. “Đây là cơ sở quan trọng để Chính phủ, Ủy ban và các tập đoàn, tổng công ty tiếp tục sớm xử lý dứt điểm các dự án, doanh nghiệp, giảm thiếu tối đa thiệt hại cho Nhà nước”, ông Nguyễn Hoàng Anh cho biết.
Ông Nguyễn Hoàng Anh cũng yêu các tập đoàn, tổng công ty trực thuộc rà soát, phát hiện và kiên quyết xử lý dứt điểm các doanh nghiệp thua lỗ, dự án đầu tư không hiệu quả, hiệu quả thấp theo nguyên tắc thị trường. Đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát, không để xảy ra thất thoát vốn, tài sản nhà nước trong quá trình hoạt động kinh doanh và quá trình sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn và quản lý, sử dụng vốn nhà nước.
Bảo Thoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Gần 1.000 người hưởng ứng hiến máu Ngày Chủ nhật đỏ cùng Amway Việt Nam
Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân
Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc bắt đầu từ tư duy và hành động
Khơi dậy tình yêu và khát vọng phát triển Thủ đô
Chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại Việt Nam
“Con quay Đại chiến VASI 2024”: Thúc đẩy bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo
LĐLĐ quận Hoàng Mai thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt tại Sơn Tây
Tin khác
“Con quay Đại chiến VASI 2024”: Thúc đẩy bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo
Doanh nghiệp 20/09/2024 18:59
TNR Holdings thanh toán tiền trái phiếu đúng hạn
Doanh nghiệp 19/09/2024 12:36
Đề xuất lương Chủ tịch Hội đồng thành viên doanh nghiệp nhà nước cao nhất là 80 triệu đồng/tháng
Doanh nghiệp 19/09/2024 11:46
Đề xuất áp dụng thủ tục đặc biệt với dự án công nghệ cao
Doanh nghiệp 16/09/2024 06:42
TP.HCM tổ chức Đối thoại Hữu nghị và Diễn đàn Kinh tế năm 2024: Tập trung vào chuyển đổi công nghiệp
Doanh nghiệp 12/09/2024 15:19
EVNHANOI tăng cường lực lượng sẵn sàng ứng phó nguy cơ ngập lụt
Doanh nghiệp 10/09/2024 18:50
Triển khai mua bán vàng trên ứng dụng số VietinBank iPay Mobile
Doanh nghiệp 10/09/2024 13:47
Doanh nghiệp sản xuất chế tạo Việt Nam cần đẩy mạnh hợp tác và liên kết
Doanh nghiệp 07/09/2024 18:39
Giúp phụ nữ nâng cao kỹ năng chuyển đổi số trong điều hành kinh tế tập thể
Doanh nghiệp 04/09/2024 15:19
Hiệu quả kinh tế xanh nhờ mô hình OCOP
Doanh nghiệp 03/09/2024 19:47