Sẽ quy định cụ thể việc phối hợp giữa Cảnh sát cơ động với các lực lượng chức năng có liên quan
Làm rõ trách nhiệm của cảnh sát cơ động trong ngăn chặn, vô hiệu hóa phương tiện bay không người lái Cảnh sát cơ động được mang theo vũ khí lên tàu bay dân sự để chống khủng bố, giải cứu con tin |
Luật Cảnh sát cơ động đã được trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ hai và Bộ Công an - cơ quan chủ trì soạn thảo đang tiếp tục hoàn chỉnh Dự luật để tiếp tục trình Quốc hội xem xét, thông qua.
Việc xây dựng và ban hành luật về Cảnh sát cơ động nhằm tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho tổ chức và hoạt động của lực lượng này. Hiện, dự thảo Luật không quy định cụ thể phạm vi, không gian hoạt động của Cảnh sát cơ động. Cơ quan soạn thảo lý giải, Công an nhân dân là lực lượng nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm trên phạm vi toàn quốc. Cảnh sát cơ động là một lực lượng thuộc Công an nhân dân nên phạm vi, không gian hoạt động của Cảnh sát cơ động được thực hiện theo quy định của Luật Công an nhân dân.
Ảnh minh họa. (ảnh: VGP) |
Để tránh chồng chéo trong thực thi nhiệm vụ của Cảnh sát cơ động với các lực lượng khác, dự thảo Luật quy định về việc phối hợp thực hiện nhiệm vụ của Cảnh sát cơ động với các cơ quan, tổ chức, lực lượng chức năng có liên quan, trong đó quy định rõ nguyên tắc phối hợp, nội dung phối hợp và cơ chế chỉ huy Cảnh sát cơ động trong phối hợp giải quyết các vụ việc phức tạp về an ninh, trật tự.
Dự thảo Luật quy định Cảnh sát cơ động có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp sơ đồ, thiết kế của công trình, trụ sở, nhà ở, phương tiện, trừ công trình quốc phòng, khu quân sự, phương tiện thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng; được vào trụ sở cơ quan, tổ chức, chỗ ở của cá nhân để giải cứu con tin, trấn áp khủng bố.
Theo Cơ quan chủ trì soạn thảo, một trong những nhiệm vụ chính của Cảnh sát cơ động là chống khủng bố, để đáp ứng yêu cầu tác chiến khi có tình huống xảy ra tại các trụ sở cơ quan, tổ chức, chỗ ở của cá nhân thì Cảnh sát cơ động cần được cung cấp sơ đồ, thiết kế của công trình, trụ sở, nhà ở, phương tiện để xây dựng phương án chống khủng bố.
Đồng thời, được vào trụ sở cơ quan, tổ chức, chỗ ở của cá nhân để thực hiện biện pháp chống khủng bố, giải cứu con tin. Dự thảo Luật cũng thiết kế 1 điều quy định chặt chẽ việc vào trụ sở cơ quan, tổ chức, chỗ ở của cá nhân phải tuân thủ theo quy định của Luật Phòng, chống khủng bố và các Điều ước quốc tế có liên quan.
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội thời gian qua, đặc biệt là trong giải quyết các vụ việc phức tạp về an ninh, trật tự, Công an nhân dân nói chung, Cảnh sát cơ động nói riêng phải phối hợp với nhiều lực lượng, cơ quan, ban ngành trên cơ sở thực hiện theo phương châm "4 tại chỗ".
Để phân định rõ phạm vi nhiệm vụ cũng như vai trò của từng cơ quan khi phối hợp với Cảnh sát cơ động thực hiện nhiệm vụ, dự thảo Luật đã quy định cụ thể về nguyên tắc phối hợp phải dựa trên cơ sở nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, lực lượng chức năng thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, chính quyền địa phương theo quy định của pháp luật.
Một nội dung khác được dư luận quan tâm là Dự thảo Luật quy định Cảnh sát cơ động được trang bị vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, tàu bay, tàu thuyền, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
Về huy động người, phương tiện, thiết bị dân sự, dự thảo Luật quy định Cảnh sát cơ động được quyền huy động người, phương tiện, thiết bị dân sự trong trường hợp cấp bách khi thực hiện các nhiệm vụ chính và do Cảnh sát cơ động chủ trì.
Cụ thể như: Chống khủng bố, giải cứu con tin, chống biểu tình, bạo loạn, bảo vệ mục tiêu, tuần tra, kiểm soát nhằm bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội hoặc để ngăn chặn hậu quả thiệt hại cho xã hội đang xảy ra hoặc có thể xảy ra...
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Tin mới 22/11/2024 19:31
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Tin mới 22/11/2024 19:30
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tin mới 21/11/2024 21:42
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Tin mới 21/11/2024 19:44
Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả
Tin mới 21/11/2024 16:43
Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao
Tin mới 21/11/2024 16:32
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica
Tin mới 21/11/2024 10:28
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia
Tin mới 20/11/2024 20:22
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất
Tin mới 19/11/2024 19:35
Điều kiện để được trao danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô
Tin mới 19/11/2024 14:31