Sẽ hạ thấp mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm về nồng độ cồn

(LĐTĐ) Bộ Công an dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe để lấy ý kiến đóng góp của các cơ quan, tổ chức và cá nhân.
Quốc hội nhất trí cấm tuyệt đối nồng độ cồn khi lái xe Hiệu ứng tích cực trong công tác xử lý "ma men" tham gia giao thông

Theo đó, dự thảo Nghị định quy định nội dung cơ bản về các hành vi vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ, mức phạt tiền, mức trừ điểm giấy phép lái xe, hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm...

Đáng chú ý, dự thảo Nghị định đề xuất hạ thấp mức phạt tiền so với Nghị định số 100/2019/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 123/2021/NĐ-CP) đối với hành vi vi phạm về nồng độ cồn chưa vượt quá 50 miligam/100 mililit máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở, để phù hợp với tính chất, mức độ của hành vi vi phạm.

Sẽ hạ thấp mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm về nồng độ cồn
Theo dự thảo Nghị định của Bộ Công an, hành vi vi phạm về nồng độ cồn chưa vượt quá 50 miligam/100 mililit máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở được hạ thấp mức phạt tiền.

Cụ thể, phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô, xe chở người 4 bánh có gắn động cơ, xe chở hàng 4 bánh có gắn động cơ điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn, nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu, hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.

Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn, nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu, hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở...

Hiện, toàn văn dự thảo Nghị định được đăng trên Cổng Thông tin điện tử Bộ Công an để lấy ý kiến đóng góp trong thời gian 60 ngày kể từ ngày đăng. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thể xem toàn văn dự thảo và tham gia đóng góp ý kiến.

Minh Phương

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

(LĐTĐ) Một trong những điểm nổi bật của Luật Thủ đô 2024 là các quy định về phát triển văn hóa, thể thao và du lịch được quy định tại Điều 21. Điều này thể hiện rõ mục tiêu xây dựng và phát triển Thủ đô trở thành "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại", đồng thời là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hoá của cả nước.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho rằng, bên cạnh việc chú trọng đào tạo nhân lực đại trà, thì phải chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao gắn liền với đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển ứng dụng công nghệ, thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Phấn đấu đến cuối năm 2025, Việt Nam phải nằm trong top 3 các nước dẫn đầu ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu.
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

(LĐTĐ) Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024 sẽ được tổ chức từ ngày 29/11 đến hết ngày 1/12/2024, tại Công viên Thống Nhất, với nhiều hoạt động hấp dẫn, qua đó, tăng cường giới thiệu, quảng bá các sản phẩm văn hóa ẩm thực, làng nghề truyền thống địa phương
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

(LĐTĐ) Giải trình, làm rõ một số vấn đề tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 4/11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, hiện nay học sinh phải đối mặt với sức ép rất lớn khi thi vào lớp 10. Do vậy, đã đến lúc chúng ta cần phải đánh giá một cách đầy đủ sau một thời gian triển khai Quyết định 522/QĐ-TTg 2018, mức độ phù hợp còn đến đâu, bởi đây là căn cứ mà rất nhiều địa phương dựa vào.
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

(LĐTĐ) Đại biểu Hà Sỹ Đồng cho rằng, dù lương cơ sở tăng 30%, nhưng một cán bộ, công chức mới được tuyển dụng, dù xuất sắc đến đâu, lương cũng chỉ mới đủ tiền thuê nhà ở mức bình dân, và chi tiêu phải hết sức tằn tiện...
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

(LĐTĐ) Theo Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, tính đến ngày 31/10, sau 4 tháng đi vào hoạt động chính thức, ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi đã có khoảng 14 triệu lượt người dân truy cập khai thác, sử dụng. Tổng số người dùng đăng ký tài khoản trên ứng dụng là 1.043.724.
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

(LĐTĐ) Thời gian qua, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội được đặc biệt chú trọng. Bám sát đặc điểm, điều kiện địa phương, nội dung, hình thức tuyên truyền từng bước được đổi mới theo hướng ngắn gọn, dễ hiểu, sinh động và phù hợp với tâm lý, nhận thức của học sinh.

Tin khác

Cập nhật 3 hình thức lừa đảo trực tuyến mới

Cập nhật 3 hình thức lừa đảo trực tuyến mới

(LĐTĐ) Cục An toàn thông tin - Bộ Thông tin và Truyền thông cảnh báo 3 thủ đoạn lừa đảo trực tuyến nổi cộm tuần qua.
Từ 15/11: Người dân không được ghi hình Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ

Từ 15/11: Người dân không được ghi hình Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ

(LĐTĐ) Bộ Công an mới đây đã ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 67/2019/TT-BCA quy định về thực hiện dân chủ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. So với quy định trước đây, hình thức giám sát thông qua thiết bị ghi âm, ghi hình đã được loại bỏ.
Lừa đảo mạo danh, kịch bản ngày càng tinh vi

Lừa đảo mạo danh, kịch bản ngày càng tinh vi

(LĐTĐ) Theo Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông), chiêu trò lừa đảo mạo danh đã không còn xa lạ đối với người dân, điều đáng nói là các đối tượng mạo danh đã liên tục thay đổi kịch bản, thao túng tâm lý người dùng một cách tinh vi nên vẫn có không ít người dân bị “sập bẫy”.
Tuyển dụng việc làm tràn lan trên mạng xã hội: Việc “ảo” nhưng lừa đảo “thật”

Tuyển dụng việc làm tràn lan trên mạng xã hội: Việc “ảo” nhưng lừa đảo “thật”

(LĐTĐ) Thời gian qua, nhiều đối tượng lừa đảo lợi dụng suy thoái kinh tế làm cho nhu cầu tìm việc làm của người lao động tăng, đặc biệt là đối tượng học sinh, sinh viên… nên đã đăng tin tuyển dụng việc làm “ảo” trên các trang mạng xã hội. Với hình thức lừa đảo tinh vi, không ít người lao động ở Hà Nội đã rơi vào “bẫy” việc làm online để rồi tiền mất, thông tin cá nhân bị đánh cắp…
Cần vá “lỗ hổng” pháp lý trong đấu thầu sách

Cần vá “lỗ hổng” pháp lý trong đấu thầu sách

(LĐTĐ) Những ngày qua, sự việc vi phạm xảy ra tại Công ty TNHH MTV Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, đang là vấn đề được dư luận quan tâm. Nhiều người cho rằng, nguyên nhân chính là do “lỗ hổng” pháp lý trong hoạt động đấu thầu sách. Trong đó, việc không quy định, hoặc không quy định rõ về hạn mức áp dụng với các hình thức lựa chọn nhà thầu, khiến doanh nghiệp lợi dụng ban hành hạn mức cao hơn so với quy định của Luật Đấu thầu, từ đó gây thất thoát cho ngân sách Nhà nước.
Cập nhật các chiêu trò lừa đảo mới

Cập nhật các chiêu trò lừa đảo mới

(LĐTĐ) Cục An toàn thông tin - Bộ Thông tin và Truyền thông đang cảnh báo một số thủ đoạn lừa đảo trực tuyến nổi bật tuần qua, trong đó có thủ đoạn lừa đảo từ thiện, quyên góp ủng hộ đồng bào vùng lũ.
Lợi dụng thiên tai để đầu cơ, găm hàng có thể bị xử lý hình sự, phạt tù

Lợi dụng thiên tai để đầu cơ, găm hàng có thể bị xử lý hình sự, phạt tù

(LĐTĐ) Một số cá nhân kinh doanh lương thực, thực phẩm thiết yếu lợi dụng mưa bão thực hiện hành vi găm hàng, tạo ra tình trạng khan hiếm, khiến giá lương thực, thực phẩm tăng cao. Nếu đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm, tổ chức cá nhân có hành vi vi phạm sẽ bị xử lý hình sự về Tội đầu cơ.
Những thủ đoạn lừa đảo trực tuyến mới trong tuần

Những thủ đoạn lừa đảo trực tuyến mới trong tuần

(LĐTĐ) Lừa đảo tuyển dụng ngành Hàng không; lừa chuyển tiền học phí; nhờ mua hàng hộ để chiếm đoạt… là những thủ đoạn lừa đảo trực tuyến nổi bật tuần qua mà Cục An toàn thông tin - Bộ Thông tin và Truyền thông cảnh báo.
Chung tay đẩy lùi ma túy học đường

Chung tay đẩy lùi ma túy học đường

Những năm gần đây, ma túy trá hình đã và đang đe dọa lứa tuổi học trò dưới nhiều hình thức, thủ đoạn khác nhau. Thủ đô Hà Nội, trung tâm của cả nước, cũng là “mảnh đất” dễ nảy sinh tệ nạn ma túy học đường. Bảo vệ các em tránh khỏi ma túy là trách nhiệm của gia đình, nhà trường cũng như của cả xã hội.
Cập nhật các thủ đoạn lừa đảo trực tuyến mới nhất

Cập nhật các thủ đoạn lừa đảo trực tuyến mới nhất

(LĐTĐ) Theo Cục An toàn thông tin, thời gian gần đây các vụ lừa đảo mạo danh gia tăng mạnh mẽ. Vì vậy, đối với các thủ đoạn lừa đảo trực tuyến, người dân cần tìm hiểu kỹ, nắm bắt và trang bị cho mình những kỹ năng phòng tránh cần thiết.
Xem thêm
Phiên bản di động