Sau gần 4 năm tái cơ cấu: Hệ thống ngân hàng đã định vị

Sau 4 năm tái cơ cấu, hay nói một cách khác là "định vị" lại sau tâm bão, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã giảm từ 42 ngân hàng thương mại xuống còn 34, đặc biệt hơn là không có ngân hàng phá sản, chỉ có một số ngân hàng được mua lại với giá 0 đồng. Nhiều ngân hàng biến mất trên thị trường như MDBank, MHB, DaiABank, Ficombank, TinNghiaBank, SouthernBank, WesternBank, Habubank.
Hội thảo" Định vị hệ thống ngân hàng sau tái cơ cấu"

Nếu như trước đây NHNN chỉ sở hữu cổ phần ở 5 ngân hàng Agribank, Vietcombank, BIDV, Vietinbank và MHB, đến nay con số ấy đã tăng lên gấp đôi (gồm sở hữu thêm 100% vốn của 3 ngân hàng mua lại 0 đồng là VNCB, OceanBank và GP.Bank).

Nợ xấu đã được đưa về dưới mức cho phép là 3%. Lãi suất huy động và cho vay đã giảm xuống 40% sau gần 4 năm. Hệ thống ngân hàng được chia thành ba nhóm minh bạch, giảm 17 tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng thông qua sáp nhập, hợp nhất, giải thể; rút giấy phép hoạt động… Đó là một tổng kết ngắn gọn về hoạt động tái cơ cấu ngân hàng sau gần 4 năm thực hiện tại cuộc hội thảo “Định vị hệ thống ngân hàng sau tái cơ cấu” do Viện Kinh tế Việt Nam phối hợp Tạp chí Điện tử Diễn đàn Đầu tư (Bizlive) vừa tổ chức tại Hà Nội.

Sau gần 4 năm tái cơ cấu: Hệ thống ngân hàng đã định vị
Hội thảo “Định vị hệ thống ngân hàng sau tái cơ cấu”

Theo PGS.TS Trần Đình Thiên, tái cơ cấu hệ thống ngân hàng là một nhiệm vụ chiến lược lớn, được NHNN triển khai quyết liệt trong bốn năm qua. Quá trình này đã đạt được nhiều kết quả tích cực và rõ rệt, hệ thống ngân hàng đã thoát khỏi nguy cơ đỗ vỡ và góp phần giúp nền kinh tế trụ vững trước những tác động tiêu cực của quá trình hội nhập, nâng cao niềm tin của xã hội đối với hệ thống ngân hàng. Thanh khoản của hệ thống ngân hàng được bảo đảm, nợ xấu giảm mạnh, chỉ còn khoảng 2,9%, thị trường tiền tệ và tỷ giá ổn định, số lượng TCTD yếu kém giảm mạnh…

Tuy nhiên, quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng vẫn còn nhiều vấn đề cần tiếp tục xử lý, nhất là việc tái cơ cấu các doanh nghiệp, sự hỗ trợ về thuế của Chính phủ. "Để thành công trong việc tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, phải căn cứ vào những căn nguyên gây ra khuyết tật hệ thống của nó để khắc phục, nghĩa là phải chữa cả những căn bệnh của nền kinh tế “dính” đến ngân hàng. Nếu hệ thống doanh nghiệp còn tiếp tục yếu kém như hiện nay thì rất khó có thể xử lý vấn đề nợ xấu trong khuôn khổ tái cơ cấu….", ông Thiên nhận định.

Tại hội thảo, nhiều chuyên gia tài chính - ngân hàng cho rằng, quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng nhìn chung đã đúng hướng, đạt được nhiều kết quả tích cực. Theo thông lệ quốc tế, định vị hệ thống ngân hàng Việt Nam đã tốt hơn nhiều so với bốn năm trước đây.

Nhiều chuyên gia tài chính - ngân hàng cho rằng, quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng nhìn chung đã đúng hướng, đạt được nhiều kết quả tích cực. Theo thông lệ quốc tế, định vị hệ thống ngân hàng Việt Nam đã tốt hơn nhiều so với bốn năm trước đây.

Chương trình cơ cấu lại hệ thống tổ chức tín dụng đến nay đã đạt được nhiều kết quả quan trọng và mục tiêu cơ bản đề ra. Đó là: Lành mạnh hóa tình trạng tài chính và củng cố năng lực hoạt động của các tổ chức tín dụng; cải thiện mức độ an toàn, hiệu quả hoạt động của các tổ chức tín dụng; nâng cao trật tự kỷ cương và nguyên tắc thị trường trong hoạt động ngân hàng.

Cùng với mặt bằng lãi suất cho vay giảm mạnh, tín dụng cho nền kinh tế tăng trưởng nhanh dần đã góp phần quan trọng hỗ trợ sản xuất, kinh doanh, phục hồi, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Nợ xấu từng bước được giải quyết hiệu quả. Tính đến cuối tháng 9/2015, ngành ngân hàng về cơ bản đã hoàn thành mục tiêu xử lý nợ xấu đề ra với trên 90% tổng số nợ xấu xác định tại tháng 9/2012 đã được xử lý và tỷ lệ nợ xấu đạt mức dưới 3%. Đặc biệt, khuôn khổ pháp lý, chuẩn mực an toàn về hoạt động ngân hàng đã được hoàn thiện một bước, phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế và điều kiện thực tiễn của Việt Nam. Hệ thống quản trị, điều hành, kiểm soát, kiểm toán nội bộ của các tổ chức tín dụng được củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động.

Ông Đặng Ngọc Đức, Viện trưởng Viện Ngân hàng và Tài chính, cho rằng, “cục máu đông” nợ xấu đã được xử lý. Vấn đề thiếu thanh khoản của hệ thống đã được giải quyết. Nhớ lại vào thời điểm cuối năm 2011, đầu năm 2012, lãi suất liên ngân hàng đã lên đến 30% đẩy lãi suất huy động lên đến 18-20%. Nhiều ngân hàng gần như rơi vào tình trạng mất thanh khoản, có nguy cơ đổ vỡ, đe dọa sự an toàn và ổn định của hệ thống.

Việc hỗ trợ thanh khoản thông qua hoạt động thị trường mở, một mặt đã giúp cải thiện tình hình thanh khoản của hệ thống ngân hàng, khai thông ách tắc của thị trường liên ngân hàng, nhưng mặt khác lại không gây ra sức ép lạm phát do những biện pháp hút tiền về đúng kỳ hạn của Ngân hàng Nhà nước. Nhờ vậy, tình trạng thanh khoản của các tổ chức trong hệ thống đã được cải thiện, trở nên ổn định và khá dồi dào từ giữa năm 2012.

Các tổ chức tín dụng yếu kém được xử lý. Các tổ chức có quy mô lớn hơn và có tình hình tài chính tốt đã tham gia vào việc tái cấu trúc các tổ chức tín dụng nhỏ hơn. Trong đó, đáng chú ý là việc khuyến khích thực hiện giải pháp sáp nhập, hợp nhất, mua lại giữa các tổ chức tín dụng, lành mạnh hoá tài chính, tăng quy mô và chất lượng vốn tự có. Tính đến ngày 31/8/2015, hệ thống các tổ chức tín dụng đã xử lý được trên 420 nghìn tỷ đồng nợ xấu, tương đương khoảng trên 91% tổng số nợ xấu ước tính tại thời điểm tháng 9/2012. Kết quả xử lý nợ xấu nói trên đã đưa tỷ lệ nợ xấu đến tháng 8/2015 chỉ còn 3,21% và đến tháng 9/2015 chỉ còn khoảng 2,9%.

Nhìn chung, các ý kiến tham luận tại hội thảo đều khẳng định, việc tổng kết, đánh giá thực hiện đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng và đề án xử lý nợ xấu trong giai đoạn 2011 - 2015 là rất cần thiết để rút ra những mặt được, chưa được, bài học kinh nghiệm, đề xuất định hướng, giải pháp tiếp tục tái cơ cấu và phát triển trong hệ thống tổ chức tín dụng thời gian tới.

Hồ Thu

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Công đoàn KKT Đông Nam Nghệ An tập huấn chế độ chính sách cho người lao động

Công đoàn KKT Đông Nam Nghệ An tập huấn chế độ chính sách cho người lao động

(LĐTĐ) Sáng 27/4, tại Công ty TNHH Sangwoo Việt Nam (đóng tại KCN VSIP), Công đoàn Khu kinh tế (KKT) Đông Nam Nghệ An tổ chức Hội nghị đối thoại về chính sách Bảo hiểm xã hội, Pháp luật lao động, Luật An toàn vệ sinh lao động.
Hàng nghìn hồ sơ cấp Phiếu lý lịch tư pháp được tiếp nhận qua ứng dụng VNeID

Hàng nghìn hồ sơ cấp Phiếu lý lịch tư pháp được tiếp nhận qua ứng dụng VNeID

(LĐTĐ) Sau 1 tuần thực hiện thí điểm cấp Phiếu Lý lịch tư pháp (LLTP) trên ứng dụng định danh và xác thực điện tử (VNeID), thành phố Hà Nội đã tiếp nhận hàng nghìn hồ sơ cấp Phiếu LLTP theo phương thức này, tạo thuận lợi hơn cho công dân.
Chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, vàng miếng SJC tăng hơn 1 triệu đồng/lượng

Chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, vàng miếng SJC tăng hơn 1 triệu đồng/lượng

(LĐTĐ) Tính đến 8h30 sáng 27/4, giá vàng miếng SJC trong nước quanh ngưỡng 83-85.2 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), tăng khoảng 1 triệu đồng/lượng. Giá vàng nhẫn giao dịch quanh mức 74.5-76.7 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Giá vàng thế giới hồi phục mạnh mẽ lên ngưỡng 2.337,4 USD/ounce.
Quận Hoàn Kiếm: Xử lý nghiêm và công khai doanh nghiệp vi phạm về an toàn vệ sinh lao động

Quận Hoàn Kiếm: Xử lý nghiêm và công khai doanh nghiệp vi phạm về an toàn vệ sinh lao động

(LĐTĐ) Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân (UBND) quận Hoàn Kiếm Nguyễn Quốc Hoàn đề nghị các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn quận tập trung cải thiện điều kiện lao động, giảm căng thẳng tại nơi làm việc và chăm sóc, nâng cao sức khỏe cho người lao động, phòng chống tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Quận sẽ xử lý nghiêm và công khai doanh nghiệp vi phạm về an toàn vệ sinh lao động.
Bộ Thông tin và Truyền thông bổ nhiệm Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ

Bộ Thông tin và Truyền thông bổ nhiệm Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ

(LĐTĐ) Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) vừa tổ chức lễ công bố và trao các quyết định về công tác cán bộ tại Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Khoa học & Công nghệ và Vụ Kinh tế số & Xã hội số.
Chuyện về một kỹ sư đa tài

Chuyện về một kỹ sư đa tài

(LĐTĐ) Không chỉ là một người thợ giỏi, tâm huyết với công việc, kỹ sư Nguyễn Văn Tiệp - Công ty TNHH MTV chiếu sáng và thiết bị đô thị Hà Nội còn trực tiếp soạn giáo án chương trình đào tạo nâng cao trình độ đọc hiểu bản vẽ gia công sản phẩm cho công nhân tại Công ty.
Chủ động chăm lo cho người lao động ngay từ những tháng đầu năm

Chủ động chăm lo cho người lao động ngay từ những tháng đầu năm

(LĐTĐ) Bám sát sự chỉ đạo của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Thành phố, Quận ủy Bắc Từ Liêm, các cấp Công đoàn quận đã tập trung làm tốt công tác tuyên truyền, chăm lo đời sống cho đoàn viên, người lao động ngay từ những tháng đầu năm để tạo sức bật cho cả năm và những năm tiếp theo.

Tin khác

Chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, vàng miếng SJC tăng hơn 1 triệu đồng/lượng

Chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, vàng miếng SJC tăng hơn 1 triệu đồng/lượng

(LĐTĐ) Tính đến 8h30 sáng 27/4, giá vàng miếng SJC trong nước quanh ngưỡng 83-85.2 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), tăng khoảng 1 triệu đồng/lượng. Giá vàng nhẫn giao dịch quanh mức 74.5-76.7 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Giá vàng thế giới hồi phục mạnh mẽ lên ngưỡng 2.337,4 USD/ounce.
CEO Vinamilk: Ưu tiên tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông

CEO Vinamilk: Ưu tiên tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông

(LĐTĐ) Ngày 25/4/2024, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) năm 2024. Theo đó, dựa trên kỳ vọng tình hình vĩ mô cải thiện trong năm 2024, công ty đặt mục tiêu tăng trưởng 4,4% về doanh thu và 5% về lợi nhuận trước thuế. Bên cạnh đó, chiến lược đổi mới về thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững của Vinamilk cũng được cổ đông quan tâm.
Trưa nay (26/4): Giá vàng miếng SJC lại tăng, đạt ngưỡng 85 triệu đồng/lượng

Trưa nay (26/4): Giá vàng miếng SJC lại tăng, đạt ngưỡng 85 triệu đồng/lượng

(LĐTĐ) Giá vàng miếng và vàng nhẫn được các doanh nghiệp điều chỉnh tăng trong phiên giao dịch sáng 26/4, trong đó giá vàng miếng đã lên 85 triệu đồng/lượng.
Giá vàng trong nước đồng loạt tăng mạnh

Giá vàng trong nước đồng loạt tăng mạnh

(LĐTĐ) Sáng nay (26/4), giá vàng miếng SJC và vàng nhẫn đồng loạt tăng mạnh. Theo đó, giá vàng miếng SJC sắp vượt ngưỡng 85 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn 76 triệu đồng/lượng.
Khai mạc Hội chợ hàng lưu niệm Thủ đô năm 2024

Khai mạc Hội chợ hàng lưu niệm Thủ đô năm 2024

(LĐTĐ) Tối ngày 25/4, tại Bảo tàng Hà Nội, Sở Công Thương Hà Nội đã tổ chức khai mạc Hội chợ hàng lưu niệm Thủ đô năm 2024 (Hanoi Great Souvenirs 2024). Hội chợ có quy mô 100 gian hàng thiết kế theo tiêu chuẩn của các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn thành phố Hà Nội và khu trưng bày sản phẩm có thiết kế mới quảng bá, giới thiệu và bán hàng lưu niệm thủ công mỹ nghệ như gốm sứ, sơn mài, lụa, sản phẩm OCOP…
Giá xăng giảm xuống dưới 25.000 đồng/lít trước kỳ nghỉ lễ 30/4

Giá xăng giảm xuống dưới 25.000 đồng/lít trước kỳ nghỉ lễ 30/4

(LĐTĐ) Giá xăng trong nước hôm nay (25/4) được liên bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh giảm. Theo đó, giá xăng E5 RON 92 giảm 310 đồng/lít, có giá bán là 23.910 đồng/lít. Giá xăng RON 95 giảm 320 đồng/lít, có giá bán là 24.910 đồng/lít. Trong khi đó, giá dầu diesel giảm mạnh 730 đồng/lít, có giá bán là 20.710 đồng/lít.
Giá vàng SJC vẫn giằng co quanh mốc 84 triệu đồng/lượng

Giá vàng SJC vẫn giằng co quanh mốc 84 triệu đồng/lượng

(LĐTĐ) Theo ghi nhận, giá vàng SJC bán ra trong chiều 25/4 đã giảm so với phiên giao dịch buổi sáng, tuy nhiên vẫn trụ vững quanh mốc 84 triệu đồng/lượng.
Ngân hàng Nhà nước tiếp tục hủy đấu thầu vàng miếng

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục hủy đấu thầu vàng miếng

(LĐTĐ) Chỉ trong vài ngày, Ngân hàng Nhà nước đã hai lần hủy đấu thầu vàng miếng.
17 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự Triển lãm Mining Vietnam 2024

17 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự Triển lãm Mining Vietnam 2024

(LĐTĐ) Sáng 24/4, Triển lãm Quốc tế lần thứ 6 về Công nghiệp khai thác, khôi phục tài nguyên khoáng sản và xây dựng Việt Nam (Mining Vietnam 2024) đã được khai mạc tại Cung Triển lãm Kiến trúc Quy hoạch xây dựng Quốc gia (NECC), quận Từ Liêm, Hà Nội do Informa Markets Việt Nam tổ chức.
Hội thảo Thúc đẩy kinh tế số khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên

Hội thảo Thúc đẩy kinh tế số khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên

(LĐTĐ) Sáng 24/4, Báo Tiền Phong phối hợp với UBND tỉnh Bình Định và Tập đoàn Bưu chính Viễn thông VNPT tổ chức Hội thảo Thúc đẩy Kinh tế số khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên với sự tham dự của 200 đại biểu.
Xem thêm
Phiên bản di động