Sấu chín và những ký ức tuổi thơ của người Hà Nội

(LĐTĐ) Nếu là người dân gốc Hà Nội, bạn sẽ không thể bỏ lỡ những món ăn từ sấu chín. Những quả sấu vàng ruộm không chỉ là nguyên liệu chế biến ra những thức quà ăn vặt ngon mà còn là những ký ức về thời thơ ấu của người dân nơi đây.
Mãi in sâu những kỷ niệm hoạt động công đoàn
Làm tốt thông điệp “không để ai ở lại phía sau”
Không để tình trạng đào hè đường sau khi mới hạ ngầm, chỉnh trang đô thị

Vốn được trồng để tạo bóng mát cho đường phố, thế nhưng không biết tự bao giờ, những cây sấu ở Hà Nội đã mang lại món quà đặc biệt cho người dân Thủ đô. Năm nào cũng vậy, bắt đầu vào thời điểm cuối tháng 8, những quả sấu trên cây lại thay màu áo từ xanh sang vàng, sự thay đổi này báo hiệu mùa thu đang tới gần.

sau chin va nhung ky uc cua nguoi ha noi 1
Sấu chín xuất hiện trên các con phố báo hiệu mùa thu đã về. (Ảnh: Lương Hằng)

Với vị chua thanh, dịu, sấu được chế biến thành nhiều món ăn. Theo đó, sấu có thể được dùng nấu canh chua hoặc được ngâm để làm nước giải khát. Trong những ngày hè, nước rau muống luộc thêm đôi ba quả sấu có thể tạo ra món nước canh ngon tuyệt. Cũng bởi vậy mà trong tủ lạnh của các bà nội trợ bao giờ cũng có những túi sấu trữ đông để dùng ăn trong cả một năm.

Có lẽ do có tán lá cao, thế nên chúng ta khó có thể phát hiện ra những quả sấu chín. Chỉ khi trèo lên cây, đưa tay khẽ vén từng tán lá thì những quả sấu mới e ấp xuất hiện. Những quả sấu được người thợ bứt ra khỏi các cành, khéo léo đưa vào trong những bao tải đã chuẩn bị sẵn được treo trên những cành cây.

Để có những quả sấu ngon, không bị dập nát, người trèo sấu phải mạo hiểm trèo lên những cành cao. Chia sẻ với chúng tôi, một thợ trèo sấu đã có trên 20 năm kinh nghiệm cho biết, nếu như trước đây, 1 ngày anh có thể hái được chừng 50 kg sấu xanh thì nay ngày cao điểm nhất cũng chỉ hái được 20 kg sấu chín. Những quả sấu chín vàng thường có ở những cành cao, không tập trung nên việc thu hái khá vất vả.

Những quả sấu vàng rượm được bày bán trên tuyến phố Phan Đình Phùng, Trần Hưng Đạo, Trần Phú… không khỏi khiến những người yêu thích hương vị của sấu chín cảm thấy nao lòng. Được người Hà Nội ưa chuộng nên sấu chín thường bán hết rất nhanh, ai ai đi qua cũng tranh thủ dừng xe ghé vào mua chút sấu chín để cảm nhận những hương vị đặc sản của thu Hà Nội. Người vài lạng, người lấy nhiều vài cân, thế nên nếu muốn mua sấu chín tươi ngon, các cô, các bác phải đi vào buổi sáng sớm hoặc chờ tới chiều muộn.

sau chin va nhung ky uc cua nguoi ha noi
Chị Nguyễn Thị Hồng Minh quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội (bên trái bức ảnh) tỉ mẩn chọn từng quả sấu trên vỉa hè đường Phan Đình Phùng. (Ảnh Lương Hằng)

Đi qua phố Phan Đình Phùng, thấy những túi sấu chín vàng, chị Nguyễn Thị Hồng Minh (quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội) ghé vỉa hè, tỉ mẩn nhặt từng quả sấu căng tròn. Chị Minh chia sẻ, chị rất thích ăn sấu nên năm nào chị cũng tìm mua sấu để chế biến các món ăn cho cả gia đình. Ngày trước khi còn nhỏ, mẹ chị cũng thường mua sấu để làm gia vị nấu các món ăn như canh chua, nấu vịt… Bởi vậy, tới giờ khi đã có gia đình riêng chị vẫn còn nhớ như in hương vị của những món ăn mẹ nấu.

“Hôm nay đi qua phố Phan Đình Phùng, thấy sấu chín ngon nên mình mua một ít về ăn không lại hết mùa. Sấu Hà Nội có hương vị rất đặc biệt, cắn miếng đầu tiên sẽ cảm nhận được vị hơi chua, khi ăn xong thì lưu lại vị thơm đặc biệt. Nếu là người gốc Hà Nội thì không thể không biết đến món quà đặc sản này” - chị Minh cho hay.

Dù được bán với giá cao, thế nhưng với những người gốc Hà Nội thì đó không phải là cái giá quá “chát” bởi đó còn là những kỷ niệm của họ về Hà Nội. Do bận bịu công việc, hiếm có thời gian ra ngoài nên chị Lê Thị Loan (quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội) thường tìm mua các thức quà đặc sản Hà Nội qua các trang mạng. Dịp này đi công tác có cơ hội gặp lại các bạn cũ, chị Loan đã đặt mua vài cân sấu chín để mang làm quà cho những người bạn của mình.

“Mình sinh ra và lớn lên ở Hà Nội nên những trái sấu và hoa sữa đã đi cùng mình từ nhỏ tới hiện tại. Mình thích nhất là đi nhặt sấu chín rụng quẹt quẹt vào vạt áo thế là chén, cái vị chua chua ngòn ngọt dìu dịu rất khó quên, yêu lắm những trái sấu dầm ớt, nhớ lắm vị chua chua ngọt ngọt của sấu chín đầu mùa. Mùa sấu chín không chỉ gọi thu về mà còn đưa tôi trở lại với những kỷ niệm thời thơ ấu.”- chị Loan bồi hồi.

Sấu chín sẽ là lựa chọn đúng đắn cho những thực khách yêu thích vị chua dịu, thanh mát. Thứ đặc sản này năm nào cũng là món quà được thực khách săn đón vì khoảng thời gian sấu chín rất ngắn. Khi mùa thu đi qua cũng là lúc những trái sấu chín vắng bóng trên những tuyến phố, nếu muốn thưởng thức hương vị đặc biệt này, có khi thực khách phải mất tới cả năm chờ đợi.

Lương Hằng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Ba Đình: Chú trọng công tác phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở

Ba Đình: Chú trọng công tác phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở

(LĐTĐ) Thời gian qua, bên cạnh việc tập trung tổ chức hiệu quả các hoạt động chăm lo đời sống, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên, người lao động, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Ba Đình cũng chú trọng triển khai đồng bộ các giải pháp để phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở (CĐCS).
Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp

Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp

(LĐTĐ) Chiều 19/11, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Hà Nội tổ chức Lễ kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024); tuyên dương nhà giáo và học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp (GDNN) có thành tích xuất sắc trong năm học 2023 - 2024.
Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai

Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Đồng Nai, trong tổng số các ca mắc bệnh phần lớn chưa được tiêm đủ 2 mũi vắc xin phòng chống sởi.
Kiểm tra, giám sát chuyên đề công tác nữ công tại Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội

Kiểm tra, giám sát chuyên đề công tác nữ công tại Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội

(LĐTĐ) Chiều 19/11, Đoàn kiểm tra, giám sát của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ Thành phố làm trưởng đoàn đã có buổi kiểm tra, giám sát chuyên đề công tác nữ công và việc thực hiện chính sách pháp luật đối với lao động nữ tại Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội và Công đoàn Công ty Cổ phần Nhựa Hà Nội.
Phát huy vai trò của Hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

Phát huy vai trò của Hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

(LĐTĐ) Vừa qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Thạch Thất phối hợp với Ban Kinh tế Hội LHPN thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị tọa đàm phát huy vai trò của các cấp hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.
Gỡ vướng cơ chế để doanh nghiệp bứt tốc trong chuyển đổi số

Gỡ vướng cơ chế để doanh nghiệp bứt tốc trong chuyển đổi số

(LĐTĐ) Thương mại điện tử được dự báo tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ và trở thành “sân chơi tỷ đô” giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Hà Nội nâng cao hiệu quả kinh doanh, mở rộng thị trường trong và ngoài nước. Tuy nhiên, để tận dụng được những cơ hội này, buộc các doanh nghiệp phải bắt tay vào thực hiện chuyển đổi số…
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất

(LĐTĐ) Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ, việc tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, là cuộc cách mạng tinh gọn về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, phải thực hiện với quyết tâm cao nhất, hành động quyết liệt.

Tin khác

Cầu nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư

Cầu nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư

(LĐTĐ) Tại Bảo tàng Hà Nội, ngày 17/11, Thành đoàn Hà Nội tổ chức “Ngày hội quảng bá sản phẩm và kết nối đầu tư", bán kết “Cuộc thi thử thách khởi nghiệp Việt toàn cầu lần thứ VII”.
Tái hiện không gian "nhà tranh vách đất" làng quê Bắc Bộ

Tái hiện không gian "nhà tranh vách đất" làng quê Bắc Bộ

(LĐTĐ) Với mong muốn bảo tồn, phát huy những kiến trúc của người Việt xưa, mới đây, Ủy ban nhân dân (UBND) phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội, đã có sáng kiến phục dựng lại nhà tranh vách đất, nhà gỗ truyền thống ngay tại khu phố ẩm thực, đi bộ Đảo Ngọc - Ngũ Xã. Đây là một trong những sáng kiến nhằm góp phần bảo tồn kiến trúc của người Việt xưa, tạo ra không gian gần gũi, thân thuộc với du khách.
Gốm Bát Tràng thương hiệu hai trong một

Gốm Bát Tràng thương hiệu hai trong một

(LĐTĐ) Trải qua thăng trầm của lịch sử, đến nay thương hiệu gốm Bát Tràng (xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội) đã khẳng định vị thế trong quá trình phát triển và hội nhập quốc tế. Giờ đây, gốm Bát Tràng không chỉ có mặt trên khắp mọi miền đất nước mà còn là thương hiệu của Việt Nam được khách hàng các nước yêu thích. Đặc biệt, nơi đây còn là điểm du lịch hấp dẫn níu chân du khách.
Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi

Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi

(LĐTĐ) Gần hai tháng đã qua kể từ khi siêu bão Yagi tàn phá miền Bắc, bà con trồng đào, quất ở làng Nhật Tân đã phần nào khôi phục lại màu xanh nơi những khu vườn. Hoa vẫn sẽ nở sau những giọt mồ hôi, nước mắt của người trồng đào.
Ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá văn hóa, lịch sử địa phương

Ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá văn hóa, lịch sử địa phương

(LĐTĐ) Để người dân địa phương và du khách trong, ngoài nước hiểu rõ hơn về văn hóa, lịch sử của Thủ đô, thời gian qua, tuổi trẻ quận Bắc Từ Liêm đã đã tích cực ứng dụng chuyển đổi số, xây dựng bản đồ số, số hóa các tài liệu, hiện vật, thông tin về hàng trăm địa danh lịch sử, địa chỉ đỏ, thực hiện trên cả nền tảng VR (công nghệ thực tế ảo).
Sức lan tỏa mạnh mẽ của phong trào thi đua “Dân vận khéo” huyện Gia Lâm

Sức lan tỏa mạnh mẽ của phong trào thi đua “Dân vận khéo” huyện Gia Lâm

(LĐTĐ) Trong những năm qua, phong trào thi đua “Dân vận khéo” tại huyện Gia Lâm đã có hiệu ứng xã hội tích cực, tạo sức lan tỏa trong cộng đồng; giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giảm nghèo, phát triển văn hóa - xã hội của huyện.
Tình yêu từ cao nguyên lâm viên xanh

Tình yêu từ cao nguyên lâm viên xanh

(LĐTĐ) Từ Hà Nội ngàn năm văn hiến, nghe theo tiếng gọi đi “xây dựng Tổ quốc mến yêu”, những người con của Thủ đô yếu dấu tạm biệt thành phố thân thương đi khai hoang, lập nghiệp ở Lâm Đồng. Để giờ đây, trên cao nguyên lâm viên xanh tươi, có một huyện rất đỗi trù phú, giàu đẹp mang tên Lâm Hà. Và chính nơi đây, những người con của Thủ đô từ thế hệ này đến thế khác đều tự hào mình mãi là người Hà Nội.
Dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội

Dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội

(LĐTĐ) Thật khó kiếm được ngôn từ nào có thể diễn tả đầy đủ về Hà Nội - trái tim yêu dấu của cả nước với muôn vàn vẻ đẹp, biết bao nét đặc trưng, nơi lắng đọng hồn thiêng dân tộc. Nhưng có lẽ, nếu ai đã từng sinh ra, lớn lên, học tập, làm việc ở Hà Nội rồi tạm xa mảnh đất này, cũng đều có thể dễ dàng gọi tên hai chữ “nhớ thương”.
Có một Hà Nội lắng hồn trong thi ca

Có một Hà Nội lắng hồn trong thi ca

(LĐTĐ) Có một Hà Nội, “nơi lắng hồn núi sông ngàn năm”; có một Hà Nội quật cường trong chiến đấu - “đất rung ngói tan gạch nát”; có một Hà Nội nơi thiên nhiên ban tặng 4 mùa giao hòa cỏ cây, hoa lá. Và cũng có một Hà Nội nồng nàn thu, nồng nàn hoa sữa; là những tiếng gió rít trong những đêm lạnh khôn tả mùa đông; là những tiếng rao đêm… Chỉ ngần ấy cũng đủ làm cho trái tim các nhà thơ, nhà văn “thức giấc”. Những ngôn từ về Hà Nội cứ thế chảy ra trên từng trang viết và từng phím dương cầm…
Mùa thu và ngày Giải phóng Thủ Đô

Mùa thu và ngày Giải phóng Thủ Đô

(LĐTĐ) Hà Nội những ngày tháng 10 là khoảnh khắc mà đất trời như hòa quyện trong một bản nhạc nhẹ nhàng, êm ái. Mùa thu đã về từ lâu, nhưng tháng 10 luôn là thời điểm mà những đặc trưng của mùa thu Thủ đô trở nên rõ ràng và sâu sắc nhất. Từ những hàng cây vàng rực lá, đến những con phố cổ kính ngập tràn hương hoa sữa, tất cả đều làm nên một Hà Nội đặc trưng của những ngày thu không thể lẫn vào đâu được.
Xem thêm
Phiên bản di động