Sắp xếp để báo chí ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn
Ngày 6/10, Uỷ ban Nhân dân (UBND) TP.HCM tổ chức Hội nghị sơ kết giai đoạn 1 Đề án sắp xếp, phát triển và quản lý báo chí TP.HCM đến năm 2025. Tham dự hội nghị có Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thanh Lâm và Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức.
Tại hội nghị, đại diện các cơ quan báo chí đã nêu nhiều ý kiến liên quan đến việc sắp xếp lại và tình hình hoạt động tại các cơ quan báo chí, đồng thời đưa ra những kiến nghị cụ thể. Thời gian qua, Bộ TT&TT và TP.HCM đã hỗ trợ rất lớn để các cơ quan báo chí trên địa bàn TP.HCM hoạt động hiệu quả. Đại diện một số cơ quan báo chí cũng kiến nghị các cơ quan liên quan chủ động chia sẻ thông tin kịp thời hơn để các cơ quan báo chí thông tin đến bạn đọc.
Đây cũng là giải pháp để vai trò của cơ quan báo chí được đặt đúng vị trí trong truyền tải thông tin của TP.HCM và Trung ương, định hướng được dư luận; mong lãnh muốn đạo TP.HCM tạo điều kiện hơn nữa cho đội ngũ phóng viên tác nghiệp để đưa thông tin chính thống, có tính định hướng đến người dân, phản bác các luận điệu sai trái từ bên ngoài…
![]() |
Toàn cảnh hội nghị sơ kết giai đoạn 1 Đề án sắp xếp, phát triển và quản lý báo chí TP.HCM đến năm 2025. Ảnh TTBC. |
Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức ghi nhận đầy đủ ý kiến của đại diện các cơ quan báo chí TP.HCM, đồng thời khẳng định, việc sắp xếp lại các cơ quan báo chí là để phát triển chứ không phải làm hệ thống yếu đi. Lãnh đạo Trung ương cũng như TP.HCM luôn mong muốn báo chí ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn nữa, để tiếp tục làm tốt vai trò dẫn dắt, làm cầu nối giữa hệ thống chính quyền với nhân dân cũng như thể hiện hình ảnh của TP.HCM, của Việt Nam ra quốc tế.
Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức kiến nghị Bộ TT&TT nghiên cứu, xem xét để tạo cơ chế linh hoạt hơn để các cơ quan báo chí phát huy tối đa năng lực của mình. Đồng thời yêu cầu các cơ quan báo chí tăng cường sự chủ động, sáng tạo trong xu thế phát triển hiện nay, phải xác định, nếu không thay đổi có nghĩa là báo chí sẽ “chết”, sẽ bị "đào thải". Vì vậy mỗi cơ quan báo chí phải thích ứng với công cuộc chuyển đổi số cũng như thích ứng với thị hiếu, thói quen của bạn đọc.
Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thanh Lâm cho biết, đến nay, cơ bản đã hoàn tất việc sắp xếp cơ học các cơ quan báo chí thuộc diện phải sắp xếp. Trước mắt cần phải tính đến phương án để các cơ quan báo chí hoạt động ổn định, nhất là phải đảm bảo đời sống của người lao động tại các cơ quan này. Hiện Bộ TT&TT cũng đang xây dựng cơ chế để các cơ quan báo chí phát triển kinh tế báo chí. Đồng thời, có giải pháp để ngăn chặn tình trạng quảng cáo tràn lan, nhất là quảng cáo trên mạng xã hội.
Theo Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thanh Lâm, Bộ TT&TT sẽ hỗ trợ hết mình, tạo điều kiện cho các cơ quan báo chí phát triển mạnh hơn, nhất là hỗ trợ về việc chuyển đổi số của các cơ quan báo chí. Ngoài ra, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm cũng thông tin, để hỗ trợ và tạo điều kiện về phát triển kinh tế cho các cơ quan báo chí, Bộ TT&TT đã và đang mở các khóa tập huấn cho báo chí. Cụ thể là khóa phát triển độc giả, khóa phát triển và khai thác dữ liệu độc giả, khóa doanh thu từ quảng cáo và khóa doanh thu từ độc giả.
“Ngoài một số vướng mắc nêu ra, tôi rất mừng khi nghe các cơ quan báo chí TP.HCM cho biết đã phát triển ổn định sau khi triển khai việc sắp xếp, quy hoạch. Những vướng mắc được nêu ra tại hội nghị, chúng tôi sẽ tiếp thu để có những tham mưu với Trung ương tháo gỡ”, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thanh Lâm chia sẻ thêm.
![]() |
Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thanh Lâm phát biểu tại hội nghị. Ảnh: TTBC |
Theo báo cáo của Sở TT&TT TP.HCM, trong giai đoạn 1 triển khai đề án, TP.HCM thực hiện sắp xếp hệ thống cơ quan báo chí theo hướng tinh gọn dưới hình thức chuyển đổi cơ quan chủ quản, mô hình hoạt động, sáp nhập từ 27 cơ quan báo chí xuống còn 19 cơ quan. Cụ thể, sau sắp xếp, 4 cơ quan báo chí trực thuộc Thành ủy TP.HCM, gồm: Báo Phụ nữ thành phố, Báo Người Lao Động, Báo Tuổi Trẻ, Tạp chí Cựu chiến binh thành phố. Sáu cơ quan báo chí trực thuộc UBND TP.HCM gồm: Báo Pháp luật thành phố, Tạp chí Giáo dục thành phố, Tạp chí Du lịch thành phố, Tạp chí Khoa học phổ thông, Tạp chí Doanh nhân Sài Gòn, Tạp chí Kinh tế Sài Gòn. Một cơ quan báo chí thuộc Liên Hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật TP.HCM là Tạp chí Văn nghệ thành phố, 1 cơ quan báo chí thuộc Học viện Cán bộ TP.HCM là Tạp chí Khoa học Phát triển Nhân lực. Sở TT&TT cũng cho biết, về cơ bản, việc sắp xếp trong giai đoạn 1 đã hoàn thành. Chỉ còn 2 cơ quan báo chí còn vướng mắc, chưa sáp nhập là Báo Khăn Quàng đỏ vào Báo Tuổi Trẻ, Báo Cựu Chiến binh chưa chuyển cơ quan chủ quản và mô hình hoạt động.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Dự báo giá vàng tuần tới: Chuyên gia lạc quan về đà tăng của vàng

Tỷ lệ thất nghiệp thanh niên giảm không đáng kể

Điểm sáng về chăm lo, bảo vệ lao động nữ ở huyện Gia Lâm

AJC Open Day - Job Fair 2025: Kết nối tri thức - Mở rộng tương lai

Công đoàn cơ sở khối doanh nghiệp chuyển mình trong kỷ nguyên số

Nhận thức đúng để mở cánh cửa tương lai

Nghỉ việc trông con ốm có được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội?
Tin khác

Đề xuất hỗ trợ học phí cho học sinh phổ thông, mầm non tại các trường dân lập
Sự kiện 11/04/2025 15:38

Toàn văn phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
Sự kiện 10/04/2025 12:24

Khai mạc trọng thể Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
Sự kiện 10/04/2025 10:26

Đề xuất “nới lỏng” chính sách cho nhập, trở lại quốc tịch Việt Nam
Sự kiện 09/04/2025 19:09

Báo và Đài Phát thanh - Truyền hình Nghệ An bắt đầu đi vào hoạt động từ ngày 1/5/2025
Sự kiện 09/04/2025 13:56

TP.HCM: Xin cấp phép bắn pháo hoa dịp lễ 30/4
Sự kiện 09/04/2025 08:46

Sửa Luật Cán bộ, công chức: Đề xuất bỏ quy định về ngạch công chức
Sự kiện 08/04/2025 18:40

Đặt tên đơn vị hành chính mới: Không chỉ là danh xưng
Sự kiện 08/04/2025 17:41

Chủ tịch nước Lương Cường dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương
Sự kiện 07/04/2025 16:34

TP.HCM: Sẽ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước
Sự kiện 05/04/2025 16:27