Sản phẩm du lịch đêm hiện nay còn nghèo nàn, đơn điệu
Đa dạng hoạt động lữ hành và lưu trú du lịch trên địa bàn Hà Nội Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội năm 2024: Hứa Hẹn trải nghiệm ẩm thực độc đáo |
Sản phẩm du lịch đêm còn nghèo nàn
Đại biểu Phạm Văn Hòa (Đoàn tỉnh Đồng Tháp) phản ánh thực tế các sản phẩm du lịch đêm hiện nay còn nghèo nàn, đơn điệu với các hình thức như đi bộ, ẩm thực, bán nhu yếu phẩm… Đại biểu đề nghị Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chia sẻ thêm những giải pháp để đa dạng các sản phẩm du lịch đêm, góp phần giữ chân du khách trong thời gian tới?
Trả lời đại biểu, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng cho biết, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có đề án về sản phẩm du lịch đêm, trên cơ sở khuyến khích các địa phương nghiên cứu dựa trên các yếu tố quy hoạch để tính toán các dòng sản phẩm và đánh giá thị trường của khách để làm các sản phẩm.
“Có nhiều địa phương không làm thì thiếu mà làm thì thừa, làm thì du khách không đến. Nhưng trách nhiệm chính là Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, Hội đồng nhân dân các tỉnh chứ không phải Bộ Văn hóa đi làm sản phẩm du lịch.
Đại biểu Phạm Văn Hòa đặt câu hỏi chất vấn tại điểm cầu tỉnh Đồng Tháp. (Ảnh: Quốc hội) |
Ví dụ như cách gợi ý của Bộ với Thành phố Hồ Chí Minh, đó là dựa trên tài nguyên sông nước, dòng sản phẩm chủ yếu là kết hợp sông Sài Gòn và kết nối thương cảng để tạo ra dòng sản phẩm. Trên cơ sở như vậy Thành phố Hồ Chí Minh nghiên cứu tạo ra các tuyến phố đi bộ Nguyễn Huệ, kết nối các sản phẩm trên dòng sông thì người ta sẽ làm ra và có nơi để cho du khách đến”, Bộ trưởng nói.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng, tinh thần chỉ đạo trong Chỉ thị 08 của Chính phủ và Nghị quyết 82 là mỗi địa phương có một sản phẩm du lịch độc đáo, chuyên nghiệp, đặc sắc, mang tính cạnh tranh cao, buộc các địa phương phải suy nghĩ.
“Nếu hỏi Bộ trưởng đi làm sản phẩm du lịch đêm thì chúng tôi có đề án, có khung, chúng tôi gợi ý ra cách làm rồi, còn lại chúng tôi không thể đi làm thay cho địa phương, ở địa phương này, ở địa phương khác được”, lời Bộ trưởng.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng trả lời chất vấn. (Ảnh: Quốc hội) |
Đào tạo nguồn nhân lực lĩnh vực nghệ thuật đang bị thu hẹp
Đại biểu Dương Minh Ánh (Đoàn thành phố Hà Nội) cho biết, hiện nay, việc đào tạo nguồn nhân lực lĩnh vực nghệ thuật trên toàn quốc đang bị thu hẹp về quy mô, giảm về chất lượng, nhiều ngành, nhiều chuyên ngành không tuyển sinh được số lượng chuyên gia, nhà khoa học có chuyên môn cao, cán bộ quản lý về văn hóa có chuyên môn ngày càng giảm, các cơ sở đào tạo nghệ thuật gặp khó khăn trong việc tự chủ.
Đại biểu đề nghị Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch cho biết nguyên nhân, giải pháp để nâng cao chất lượng và tăng số lượng, đáp ứng nguồn nhân lực lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật giai đoạn tới đây?
Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch cho rằng, nếu như trong bối cảnh hiện nay không có nhiều giải pháp quyết liệt sẽ có một số bộ môn nghệ thuật truyền thống sẽ bắt đầu khép lại.
“Tôi dùng từ "khép lại" và tôi đã báo cáo tại kỳ họp lần thứ 7 là như vậy. Sở dĩ vì đầu vào chúng ta không có, muốn đào tạo thì phải có đầu vào, phải có nhu cầu thì các cơ sở đào tạo mới tuyển sinh được. Vì vậy, để đi tìm câu hỏi này thì chúng tôi đã cho tập trung nghiên cứu, khảo sát xem nhu cầu, nguyện vọng, năng khiếu, yêu thích”, Bộ trưởng trả lời.
Đại biểu Dương Minh Ánh (Đoàn thành phố Hà Nội) chất vấn. (Ảnh: Quốc hội) |
Trong bối cảnh chúng ta hội nhập sâu và rộng với quốc tế, có những bộ môn thuộc về nghệ thuật truyền thống đang đứng trước nguy cơ tác động và nếu như chúng ta không có cách bảo tồn, vì vậy Chính phủ đã có các quy định để khuyến khích, động viên bằng cách giảm học phí, được các chế độ ưu đãi khi vào học.
Các nhóm ngành như nhạc công hát kịch dân tộc, nhạc công truyền thống Huế, đờn ca tài tử, diễn viên sân khấu kịch hát, nghệ thuật biểu diễn dân ca, nghệ thuật ca trù, nghệ thuật bài chòi, nghệ thuật biểu diễn nhạc cụ truyền thống, đấy là những môn chúng ta đang thu hút.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng cũng cho biết sẽ tiếp tục công bố thông tin rộng rãi, đăng ký các nhóm ngành và nếu phát hiện bất cập sẽ báo cáo với Bộ Tài chính để trao đổi, để đảm bảo quyền lợi người học. Theo Bộ trưởng, giải pháp lâu dài, căn cơ là phải yêu văn hóa Việt Nam, coi truyền thống Việt Nam là hồn cốt, cần phải giữ, lưu truyền, trao truyền...
Du lịch phát triển để hỗ trợ cho văn hóa
Đại biểu Thạch Phước Bình (Đoàn tỉnh Trà Vinh) nhìn nhận, trong bối cảnh toàn cầu hóa mạnh mẽ và sự phát triển du lịch nhanh chóng, việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống đang gặp nhiều thách thức. “Xin Bộ trưởng cho biết Chính phủ đã có những chính sách và biện pháp cụ thể nào để cân bằng giữa sự phát triển du lịch và bảo tồn di sản văn hóa, đảm bảo phát triển du lịch bền vững và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam”, đại biểu chất vấn.
Toàn cảnh phiên chất vấn tại điểm cầu Nhà Quốc hội. (Ảnh: Quốc hội) |
Trả lời, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng cho rằng, du lịch phát triển để hỗ trợ cho văn hóa, ngược lại văn hóa phát triển làm cho du lịch được thăng hoa. Hai vấn đề này là một mối quan hệ với nhau.
Trong chiến lược về phát triển du lịch mà Chính phủ ban hành cũng như chiến lược về văn hóa đều lưu ý sản phẩm du lịch phải mang đậm dấu ấn văn hóa. Chúng tôi mong muốn tập trung khai thác, phát huy được giá trị văn hóa bản địa, giá trị văn hóa truyền thống, từ đó chúng ta sẽ thu hút khách du lịch. Cách làm này hiện nay nhiều địa phương làm rất tốt chứ không phải đơn lẻ.
“Chúng ta có thể nhìn thấy một điểm du lịch ở Hòa Bình là yếu tố của đồng bào dân tộc ở trên đó hoặc điểm du lịch Điện Biên cũng bắt đầu dựa trên vấn đề múa xòe, dựa trên văn hóa ẩm thực để thu hút khách.
Ở đây chúng ta kết hợp hài hòa chứ không phải hiểu đơn giản là khai thác tối ưu lợi thế văn hóa để biến tài nguyên văn hóa thành tài nguyên du lịch. Nếu như "khai thác" thì không đúng mà chúng ta phát huy giá trị văn hóa đó để tạo sức hấp dẫn, thu hút khách. Vừa rồi cách làm này đã thành công, đó là một trong những dòng sản phẩm chính trong chiến lược du lịch chúng ta đã vạch ra”, Bộ trưởng trả lời.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Nhiều trải nghiệm thực tế thú vị tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024
Phải xây dựng được mô hình bộ máy tinh gọn, khoa học hiệu quả
Quận Thanh Xuân diễn tập chữa cháy tại Khu đô thị Royal City
Tặng quà của Chủ tịch nước cho người có công dịp Tết Ất Tỵ 2025 kịp thời, đầy đủ
Hầu hết các ngành nghề có triển vọng lương tích cực
Prudential và HSBC hợp tác lấy trải nghiệm của khách hàng làm trọng tâm
Hà Nội điều chỉnh bảng giá đất, nơi cao nhất gần 700 triệu đồng/m2
Tin khác
Tết Dương lịch 2025: Hà Nội bắn pháo hoa tại những điểm nào?
Tin mới 21/12/2024 09:54
TP.HCM: Cháy nhà trọ cho thuê, 16 người thương vong
Tin mới 20/12/2024 15:12
Chủ tịch HĐND Thành phố chỉ đạo khắc phục vụ cháy tại quán cà phê đường Phạm Văn Đồng
Tin mới 19/12/2024 18:16
Trả gộp 2 tháng lương hưu, trợ cấp dịp Tết Nguyên đán
Tin mới 19/12/2024 17:16
Hưng Yên cơ bản hoàn thành GPMB dự án đường Vành đai 4- Vùng Thủ đô
Tin mới 19/12/2024 17:15
Quân đội nhân dân Việt Nam - Niềm tự hào dân tộc
Tin mới 19/12/2024 14:40
Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm đối tượng đốt quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng
Tin mới 19/12/2024 10:47
Bí thư Thành ủy Bùi Thị Minh Hoài thăm hỏi nạn nhân vụ cháy quán cà phê đường Phạm Văn Đồng
Tin mới 19/12/2024 10:25
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ngành VHTTDL phải tăng tốc, bứt phá trong năm 2025
Tin mới 18/12/2024 16:52
Đồng Nai: Tổng sản phẩm trên địa bàn năm 2024 đạt hơn 260.000 tỷ đồng
Tin mới 17/12/2024 19:18