Sai một ly, đi một đời!
![]() | Cảnh báo lừa đảo trúng thưởng giá trị lớn qua điện thoại và Facebook |
![]() | Tết qua Facebook- Niềm vui tràn ngập, sắc xuân phơi phới |
![]() | Mua hàng trên facebook, tiền mất, rước bực đầu năm |
Chiều ngày 13/11, dư luận xôn xao trước vụ việc bộ phim Cô Ba Sài Gòn bị livestream bất hợp pháp trên trang cá nhân của N.V.Tr và bị nhà sản xuất khiếu kiện. Nhiều người không ngờ, một hành động tưởng chừng vô hại lại đang đẩy N.V.Tr vi phạm pháp luật, đứng trước nguy cơ có thể bị xử lý hình sự.
Nhằm thể hiện tính khách quan, nhanh và tiện cho người sử dụng mạng xã hội, tính năng livestream - phát trực tiếp được nhiều kênh xã hội áp dụng: Facebook, Bigo, Youtube… Ngay từ thời mở màn, tính năng này có sức hút rất lớn, dần dần, nó được sử dụng rộng khắp, phổ biến, phục vụ vào nhiều mục đích.
![]() |
Nhiều phim chiếu rạp bị quay lén gây thiệt hại rất lớn (ảnh chụp từ màn hình FB) |
Nó không chỉ giúp người ta chia sẻ những khoảnh khắc của cuộc sống một cách dễ dàng, rút ngắn khoảng cách địa lý, tăng độ tương tác khi dùng mạng xã hội. Lợi ích nó mang lại nhiều đến mức, phát trực tiếp trở thành một nghề kiếm bộn tiền tại nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Chủ nhân tài khoản mạng xã hội có thể thực hiện phát livestream để quảng cáo sản phẩm, kinh doanh online… để kiếm thu nhập. Chu Thị Huệ (kinh doanh online, 219 Nguyễn Ngọc Vũ, Cầu Giấy) chia sẻ: “Bán hàng qua cách phát trực tiếp tiện lợi hơn rất nhiều, tôi có thể trò chuyện luôn với khách hàng, hỏi nhu cầu, tư vấn, mặc thử cho họ ngắm. Khách không phải lăn tăn về dáng, chất nữa. Và hiệu suất cũng rất cao, một tiếng quay trực tiếp có thể bán hàng trăm chiếc còn chụp ảnh, đăng tải như trước thì khó đạt được con số ấy”.
Thế nhưng, dần dần, cùng với thời gian và nhu cầu, mức độ sử dụng ngày càng lớn, tính năng này dần bị biến tướng. Bỗng dưng, “chất xám văn minh” lại thành kênh tiếp tế cho hàng loạt mục đích xấu, đôi khi, là sự nguy hiểm cho người sử dụng. Nhiều người khoe thân để thu hút dư luận, miệt thị, hạ nhục uy tín của nhau. Điển hình như thời gian qua, kênh xã hội Bigo Live trở thành chốn khoe thân, “bán dâm” của nhiều cô gái. Cứ đến giờ phát sóng, những nữ tú ăn mặc gợi cảm, cởi quần, cởi áo, khoe trọn vòng một, vòng ba trên mạng xã hội.
Hay cư dân mạng phải chịu cảnh ám ảnh trước những lượt phát trực tiếp khoe cảnh tự tử, giết người. Ngay như tháng 8 vừa qua, dư luận dấy lên nghi vấn chàng trai Việt livestream tự tử trên đất Đài Loan. Hình ảnh nam thanh niên buộc dây xích, thắt cổ, khiến nhiều người ám ảnh, bất lực.
Chưa bao giờ, mạng xã hội lại hỗn loạn và phức tạp đến như thế. Giờ đây, nghĩ tới livestream, nhiều người cho rằng nó phiền phức. Nhưng họ không hiểu rằng, chính sự thiếu hiểu biết, sự cổ xúy, kích động của một bộ phận người dùng Internet đã đẩy tính năng trí tuệ này vào “ngõ cụt”.
Dùng bừa bãi, chạy theo mơ mộng hào nhoáng, thiếu tỉnh táo vô tình khiến nhiều người thích phát trực tiếp “mang họa vào thân”. Việc chia sẻ thông tin qua video trực tiếp dễ gây lộ thông tin của người dùng, trên cơ sở đó tạo điều kiện cho kẻ xấu tiếp cận.
Đôi khi hành động phát trực tiếp phim, sản phẩm công nghệ có tính bản quyền chưa công bố còn khiến cá nhân rơi vào vòng lao lí. Điển hình như vụ phát trực tiếp phim “Cô ba sài gòn”, theo luật sư Nguyễn Hải Nam (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) cho biết, theo quy định của pháp luật, trường hợp người quay lén (hoặc livestream) một sản phẩm bản quyền khi chưa có sự cho phép của chủ sở hữu sẽ vi phạm về quyền tác giả, quyền liên quan.
“Bộ Luật Hình sự 2015 (sửa đổi) có thời hạn áp dụng từ ngày 1/1/2018 quy định 2 điều luật cho tội xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bao gồm tội xâm phạm quyền tác giả và tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp. Theo đó, những hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (quay phim trong rạp chiếu phim, livestream bản quyền phần mềm) có thể bị xử lý hình sự”, anh Nam cho biết.
Để xã hội không còn phải giật mình về độ thoáng của giới trẻ trong xã hội hiện đại cũng như ngăn chặn những mầm mống đe dọa sự an toàn, hạn chế những hậu quả không đáng có cho người sử dụng mạng xã hội, cơ quan chức năng cần mạnh tay giải quyết vi phạm pháp lý trong thế giới ảo. Bên cạnh đó, việc giáo dục kỹ năng ứng xử trên mạng xã hội cũng rất cần thiết để giới trẻ có nhận thức và hành động đúng đắn.
Hồng Hải
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Nhận 1,5 tỷ đồng, vì sao cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương "thoát" tội Nhận hối lộ?

Chăm sóc sức khoẻ cho đoàn viên, người lao động nhân Tháng Công nhân

Khám sức khoẻ cho đoàn viên, người lao động doanh nghiệp ngoài nhà nước

Hà Nội: Tăng cường kiểm soát chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế

Ngày mai (26/4), gần 600 nghìn người dân Thủ đô sẽ nhận lương hưu và trợ cấp BHXH

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

Hà Nội - Điểm đến hấp dẫn với chuỗi sự kiện đặc sắc dịp lễ 30/4 - 1/5
Tin khác

Tọa đàm “Sách - Hành trang pháp lý”: Lan tỏa tri thức, nuôi dưỡng tinh thần thượng tôn pháp luật
Cộng đồng 24/04/2025 17:45

Kiên quyết xử lý nghiêm hành vi lợi dụng danh nghĩa nhân đạo để trục lợi
Cộng đồng 24/04/2025 16:27

Câu chuyện thiêng liêng cột mốc chủ quyền
Cộng đồng 24/04/2025 13:20

Thân thương vị tuổi thơ
Cộng đồng 24/04/2025 13:18

Tháng Nhân đạo 2025: Hành trình nhân đạo - Lan tỏa yêu thương
Xã hội 24/04/2025 12:34

VietnamPlus nhận giải thưởng báo chí quốc tế của WAN-IFRA
Xã hội 23/04/2025 20:14

TP.HCM: Bảo đảm an toàn thông tin mạng dịp lễ 30/4
Cộng đồng 23/04/2025 16:44

Lan tỏa tinh thần học tập suốt đời, nuôi dưỡng khát vọng dân tộc
Xã hội 22/04/2025 22:12

500.000 sản phẩm Vinamilk từ quỹ sữa vươn cao Việt Nam đến với trẻ em đúng dịp 50 năm đất nước thống nhất
Cộng đồng 22/04/2025 17:14

Người lính gần 80 tuổi lái xe máy đến Thành phố Hồ Chí Minh để chứng kiến lễ diễu binh
Cộng đồng 22/04/2025 10:53