Quyết liệt xử lý tình trạng khai thác khoáng sản trái phép

Thời gian qua, cử tri kiến nghị tới Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) tăng cường công tác quản lý nhà nước, thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm trách nhiệm đối với các cấp được phân quyền đối với tài nguyên cát, sỏi. Việc khai thác cát quản lý sai phép, trái phép, không theo quy hoạch, đang diễn ra ở một số nơi, vừa gây thất thoát tài nguyên của Nhà nước, vừa tác động xấu đến môi sinh, làm xói lở bờ sông, bờ suối đang gây bức xúc trong nhân dân…
Tăng mức thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản trên địa bàn Thủ đô là cần thiết Từ 1/1/2023, tăng 90% mức thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác cát

Tăng cường công tác quản lý nhà nước

Theo Bộ TN&MT, trong thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt để xử lý tình trạng khai thác khoáng sản trái phép, không phép, cụ thể như sau: Chính phủ đã ban hành 13 Nghị định; Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 06 Quyết định và 03 Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ; Bộ TN&MT, các Bộ, ngành đã ban hành 62 Thông tư, Thông tư liên tịch. Các quy định của Luật khoáng sản và các văn bản dưới Luật theo hướng chặt chẽ, minh bạch và bền vững.

Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về khoáng sản và chấn chỉnh hoạt động khoáng sản của tổ chức, cá nhân. Theo đó, đã quy định cụ thể trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản, nghĩa vụ và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản trong công tác bảo vệ môi trường, phục hồi môi trường trong hoạt động khoáng sản.

Quyết liệt xử lý tình trạng khai thác khoáng sản trái phép
Ảnh minh hoạ (H.D)

Ngày 30/3/2015 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 03/CT-TTg về việc tăng cường hiệu lực thực thi chính sách, pháp luật về khoáng sản; ngày 29/9/2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 38/CT-TTg về việc tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng và xuất khẩu khoáng sản (thay thế Chỉ thị số 03/CT-TTg nêu trên).

Tại các Chỉ thị, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, ngành liên quan và các địa phương thực hiện nhiều giải pháp tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về khoáng sản, nhất là công tác thanh tra, kiểm tra chấp hành pháp luật về khoáng sản, thanh tra trách nhiệm đối với các tổ chức hành chính và người đứng đầu cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản, xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật về khoáng sản, bảo vệ môi trường; kiểm tra, xử lý theo quy định đối với các cơ sở chế biến, sử dụng khoáng sản không có nguồn gốc hợp pháp, các cơ sở chế biến có công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Đặc biệt, tại Chỉ thị số 38/CT-TTg nêu trên, Thủ tướng Chính phủ đã giao nhiệm vụ cụ thể đối với từng Bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh để triển khai thực hiện các quy định mới của 05 Nghị định trong lĩnh vực khoáng sản đã được ban hành từ khi có Chỉ thị số 03/CT-TTg đến nay.

Tại nhiệm kỳ trước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã nhiều lần chủ trì các Hội nghị trực tiếp, trực tuyến với các Bộ, ngành liên quan và các địa phương, trực tiếp kiểm tra việc khai thác cát, sỏi tại một số địa phương nhằm giải quyết triệt để việc khai thác cát, sỏi gây ảnh hưởng xấu tới môi trường và cuộc sống của người dân. Theo đó, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ, ngành và địa phương liên quan tiếp tục mở đợt cao điểm trấn áp tội phạm trong khai thác cát, sỏi trái phép, giao nhiệm vụ cụ thể cho các Bộ, ngành và địa phương để khắc phục tình trạng này.

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các lực lượng chức năng của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Tài chính, Bộ Công Thương đã triển khai nhiều biện pháp đấu tranh, phát hiện, bắt giữ, xử lý cương quyết, nghiêm khắc theo quy định của pháp luật đối với các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực khoáng sản.

Bộ TN&MT đã thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, quyết liệt để xử lý tình trạng khai thác khoáng sản trái phép nói chung và khai thác cát, sỏi trái phép nói riêng. Theo đó, từ năm 2015 đến nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã xây dựng và trình Chính phủ ban hành các Nghị định:

Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật khoáng sản thay thế Nghị định số 15/2012/NĐ-CP ngày 09/3/2012, theo đó, Nghị định 158/2016/NĐ-CP đã bổ sung nhiều nội dung mới nhằm tăng cường công tác quản lý khoáng sản, nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp khi được giao quyền khai thác khoáng sản gắn với bảo vệ môi trường, đã quy định cụ thể hơn trách nhiệm quản lý bảo vệ khoáng sản chưa khai thác tại Chương III; hướng dẫn nội dung Phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác; quy định rõ trách nhiệm của UBND các cấp, quy định rõ trách nhiệm trực tiếp của người đứng đầu các địa phương nếu để xảy ra tình trạng khai thác khoáng sản trái phép, Chủ tịch UBND cấp tỉnh phải chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ nếu để xảy ra tình trạng khai thác khoáng sản trái phép hoặc khai thác trái phép kéo dài mà không xử lý.

Nghị định số 36/2020/NĐ-CP ngày 24/3/2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản (thay thế các Nghị định số: 142/2013/NĐ-CP và 33/2017/NĐ-CP, Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 10/5/2020).

Nghị định số 04/2022/NĐ-CP ngày 06/01/2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, tài nguyên nước và khoáng sản; khí tượng thủy văn; đo đạc bản đồ, theo đó nội dung Nghị định đã bổ sung thêm nhiều hành vi vi phạm, tăng mức xử phạt các hành vi vi phạm từ 2 đến 3 lần, đặc biệt đã quy định riêng về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động khai thác cát, sỏi và đã tăng mức xử phạt cao nhất theo quy định nhằm đủ sức răn đe các tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản trái phép, góp phần nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về khoáng sản. Mặt khác, Bộ đã thực hiện nhiều hình thức phổ biến pháp luật về khoáng sản; đưa vào kế hoạch thanh tra, kiểm tra hàng năm của Bộ nội dung thanh tra, kiểm tra chuyên đề để xử lý các hành vi gây tổn thất lớn khoáng sản, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; phối hợp với các địa phương để nắm bắt thông tin, kiểm tra, xử lý hoạt động khai thác khoáng sản trái phép.

Bộ TN&MT đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 23/2000/NĐ-CP ngày 24/02/2020 Quy định về quản lý cát, sỏi lòng sông và bảo vệ lòng, bờ, bãi sông (có hiệu lực thi hành từ ngày 10/4/2020). Nội dung Nghị định đã quy định rõ hơn về trách nhiệm của người đứng đầu nếu để xảy ra tình trạng khai thác cát, sỏi trái phép; quy định cụ thể về trách nhiệm phối hợp của các địa phương, của lực lượng cảnh sát đường thủy đối với việc khai thác cát, sỏi trái phép nhất là ở vùng giáp ranh giữa các địa phương. Nghị định đi vào cuộc sống sẽ góp phần rất quan trọng để nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, chấn chỉnh các hoạt động khai thác và vận chuyển cát, sỏi lòng sông.

Về phía các địa phương: hiện nay, hầu hết các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã lập và phê duyệt quy hoạch khoáng sản trong đó có cát, sỏi lòng sông; ban hành nhiều Chỉ thị, văn bản chỉ đạo điều hành, phê duyệt kế hoạch hoặc phương án bảo vệ khoáng sản, quy định trách nhiệm UBND cấp huyện, cấp xã trong quản lý khoáng sản trên địa bàn. Riêng đối với khoáng sản cát, sỏi lòng sông ngoài việc triển khai công tác thanh tra, kiểm tra, nhiều tỉnh đã ban hành quy chế phối hợp giữa các Sở, ngành; ban hành quy chế phối hợp quản lý khoáng sản cát, sỏi lòng sông tại các khu vực giáp ranh, các lưu vực sông... thực hiện đồng thời nhiều biện pháp như quản lý chặt chẽ bến bãi, lập đường dây nóng, nghiêm cấm việc mua bán cát, sỏi không có nguồn gốc hợp pháp. Đến nay các tỉnh, thành phố trên địa bàn cả nước đã ban hành 52 Quy chế quản lý cát, sỏi lòng sông ở những khu vực giáp ranh, có 652 bến, bãi tập kết vật liệu xây dựng được cấp giấy phép hoạt động.

Phát huy vai trò giám sát của nhân dân

Để thực hiện tốt hơn công tác bảo vệ khoáng sản, các nhiệm vụ và giải pháp cụ thể trong thời gian tới được đặt ra cụ thể: Các Bộ, ngành liên quan khẩn trương tổ chức thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nội dung nhiệm vụ quy định cụ thể trong Nghị định số 23/2020/NĐ-CP nêu trên, thực hiện nghiêm Chỉ thị số 38/CT-TTg và các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, theo đó, các địa phương ban hành và thực hiện đúng cam kết Quy chế phối hợp trong quản lý, xử lý vi phạm pháp luật về khoáng sản (nhất là cát, sỏi lòng sông) tại khu vực giáp ranh.

Cương quyết xử lý người đứng đầu địa phương nếu để xảy ra hoạt động khai thác cát, sỏi trái phép, gây bức xúc dư luận; xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm theo quy định tại các Nghị định: số 36/2020/NĐ-CP ngày 24/3/2020 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản; số 04/2022/NĐ-CP ngày 06/01/2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, tài nguyên nước và khoáng sản; khí tượng thủy văn, đo đạc bản đồ.

UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục rà soát, chấn chỉnh các hoạt động thăm dò, khai thác cát, sỏi lòng sông và thu hồi cát từ các dự án nạo vét, khơi thông luồng lạch trên địa bàn; cấp phép mở bến, bãi tập kết, kinh doanh cát, sỏi trên cơ sở quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định; kiên quyết xử lý dứt điểm bến bãi tập kết kinh doanh cát, sỏi trái phép và có biện pháp chống tái diễn.

Phát huy vai trò giám sát của người dân, của cộng đồng đối với chính quyền và với doanh nghiệp của chính quyền cấp trên đối với chính quyền cấp dưới; tăng cường giám sát quá trình khai thác của các doanh nghiệp theo đúng Giấy phép và các quy định của pháp luật có liên quan, đặc biệt là nơi có nguy cơ xảy ra sạt lở.

H.D

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đại biểu Quốc hội: Cần hành động quyết liệt để bảo vệ trẻ em trước quảng cáo

Đại biểu Quốc hội: Cần hành động quyết liệt để bảo vệ trẻ em trước quảng cáo

(LĐTĐ) Thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo, tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV, chiều 25/11, các đại biểu cho biết, trẻ em đang ngày càng phải đối mặt với những hình thức quảng cáo tinh vi, đòi hỏi cần có những quy định pháp luật cụ thể để bảo vệ quyền lợi của các em.
LĐLĐ thành phố Hà Nội hội đàm với Tổng Công hội Bắc Kinh

LĐLĐ thành phố Hà Nội hội đàm với Tổng Công hội Bắc Kinh

(LĐTĐ) Chiều 25/11, tại trụ sở Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã diễn ra hội đàm giữa LĐLĐ thành phố Hà Nội với Tổng Công hội Bắc Kinh (Trung Quốc).
Phương pháp luận về Chuyển đổi số của Viettel Solutions là thành công điển hình của năm tại BIG Awards for Business 2024

Phương pháp luận về Chuyển đổi số của Viettel Solutions là thành công điển hình của năm tại BIG Awards for Business 2024

(LĐTĐ) Dịch vụ Tư vấn Chuyển đổi số với phương pháp luận Viettel Agile của Viettel Solutions vừa được Giải thưởng quốc tế BIG Awards for Business 2024 công bố là điển hình của năm (Case Study of the Years).
Cụm thi đua số 3 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Hướng về cơ sở, vì người lao động

Cụm thi đua số 3 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Hướng về cơ sở, vì người lao động

(LĐTĐ) Năm 2024, phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ), hoạt động công đoàn của Cụm thi đua số 3 Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đạt nhiều kết quả quan trọng. Với nhiều hoạt động hướng về cơ sở, vì người lao động, kịp thời bảo vệ quyền lợi, chăm lo đời sống, hỗ trợ đoàn viên, người lao động khó khăn… các đơn vị trong Cụm thi đua số 3 đã thực sự khẳng định được vai trò, vị thế của tổ chức Công đoàn.
Ngày 28/11, sẽ tôn vinh 150 sản phẩm “Hàng Việt được người tiêu dùng yêu thích”

Ngày 28/11, sẽ tôn vinh 150 sản phẩm “Hàng Việt được người tiêu dùng yêu thích”

(LĐTĐ) Từ 276 sản phẩm của 142 doanh nghiệp đạt đủ điều kiện, tiêu chí tham gia để tổ chức bình chọn, Ban tổ chức quyết định tôn vinh 150 sản phẩm “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích” năm 2024 vào tối 28/11, tại phố đi bộ Trịnh Công Sơn (quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội).
Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Bun-ga-ri

Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Bun-ga-ri

Nhận lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường, Tổng thống Cộng hòa Bun-ga-ri Ru-men Ra-đép và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Nhà nước Bun-ga-ri tiến hành chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 24 - 28/11/2024. Sáng 25/11, tại Phủ Chủ tịch, sau lễ đón chính thức trọng thể, Chủ tịch nước Lương Cường đã hội đàm với Tổng thống Ru-men Ra-đép.
Trải nghiệm độc đáo với robot nấu phở tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024

Trải nghiệm độc đáo với robot nấu phở tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội vừa chính thức công bố thông tin chi tiết về Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024. Với chủ đề ấn tượng "Hà Nội kết nối năm châu", lễ hội không chỉ là nơi hội tụ của tinh hoa ẩm thực mà còn là cầu nối văn hóa đặc sắc giữa Thủ đô với bạn bè quốc tế.

Tin khác

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 25/11: Sáng sớm có sương mù, trưa chiều giảm mây trời nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 25/11: Sáng sớm có sương mù, trưa chiều giảm mây trời nắng

(LĐTĐ) Dự báo khu vực Hà Nội ngày 25/11, sáng sớm có nơi có sương mù, trưa chiều giảm mây trời hửng nắng.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/11: Đêm và sáng trời lạnh

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/11: Đêm và sáng trời lạnh

(LĐTĐ) Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/11, trời nhiều mây, đêm và sáng sớm trời lạnh, ngày nắng.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng

(LĐTĐ) Dự báo ngày 23/11, khu vực Hà Nội trời nhiều mây, không mưa, trưa chiều giảm mây trời nắng.
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

(LĐTĐ) Những đồ vật bất ngờ rơi từ ban công các căn hộ chung cư là nỗi ám ảnh của không ít cư dân. Từ điếu thuốc, tờ giấy, đến bát đũa, thậm chí cả dao, thùng các-tông,… những "vật thể lạ" này không chỉ gây phiền toái mà còn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn nghiêm trọng, khiến người dân sống trong lo lắng mỗi lần đi dạo dưới chân các tòa chung cư cao tầng.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/11: Gió Đông Bắc cấp 2 -3, đêm và sáng trời rét

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/11: Gió Đông Bắc cấp 2 -3, đêm và sáng trời rét

(LĐTĐ) Dự báo khu vực Hà Nội ngày 22/11, ngày nắng, gió Đông Bắc cấp 2-3, đêm và sáng sớm trời rét.
Hà Nội: Phát hiện hơn 100 bộ hài cốt vô danh khi thi công hệ thống thoát nước đã được dự đoán trước

Hà Nội: Phát hiện hơn 100 bộ hài cốt vô danh khi thi công hệ thống thoát nước đã được dự đoán trước

(LĐTĐ) Khoảng 150 tiểu quách, bên trong có hài cốt, được phát hiện tại ngõ 167 Tây Sơn, phường Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội. Theo lãnh đạo địa phương, việc phát hiện hài cốt vô danh ở khu vực này đã được dự đoán từ trước. Hiện toàn bộ số tiểu vô danh đang được làm các thủ tục cần thiết để di chuyển về nghĩa trang Yên Kỳ của Thành phố.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 21/11: Nhiệt độ giảm dần, gió Đông Bắc cấp 2 - 3

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 21/11: Nhiệt độ giảm dần, gió Đông Bắc cấp 2 - 3

(LĐTĐ) Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia vừa đưa ra thông tin dự báo thời tiết ngày 21/11 tại Hà Nội và các khu vực khác trên cả nước.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 20/11: Tiết trời mát dịu trong ngày Nhà giáo Việt Nam

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 20/11: Tiết trời mát dịu trong ngày Nhà giáo Việt Nam

(LĐTĐ) Dự báo ngày 20/11, khu vực Hà Nội ít mây, đêm không mưa, ngày nắng. Gió đông bắc cấp 2-3.
“Vùng phát thải thấp” - Đột phá cho môi trường Thủ đô

“Vùng phát thải thấp” - Đột phá cho môi trường Thủ đô

(LĐTĐ) Dự thảo Nghị quyết quy định tiêu chí, điều kiện, trình tự, thủ tục xác định “vùng phát thải thấp” (LEZ) trên địa bàn Hà Nội dự kiến sẽ được xem xét thông qua tại kỳ họp Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố vào tháng 12/2024 và sẽ có hiệu lực từ 1/1/2025. Việc xây dựng những “vùng phát thải thấp” ở thời điểm hiện tại là cần thiết đối với Thủ đô.
Tin bão mới nhất: Bão số 9 giảm cấp, suy yếu trên Biển Đông

Tin bão mới nhất: Bão số 9 giảm cấp, suy yếu trên Biển Đông

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, bão số 9 đang ở trên khu vực Bắc Biển Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 10 (89-102km/h), giật cấp 12. Di chuyển theo hướng Tây, tốc độ 15-20km/h.
Xem thêm
Phiên bản di động