Quỹ bình ổn giá: Cần quản lý chặt chẽ!

(LĐTĐ) Đại biểu Phạm Văn Hòa (Đoàn Đồng Tháp) cho rằng, giá cả có ảnh hưởng, tác động trực tiếp đến từng người dân, từng doanh nghiệp. Do đó, cần được quy định cụ thể ngay trong Luật để tạo sự công khai, minh bạch, đặc biệt là nhằm tránh lạm dụng để mở rộng phạm vi các mặt hàng thuộc diện bình ổn giá.
Đại biểu Quốc hội đề nghị cân nhắc việc tiếp tục duy trì Quỹ bình ổn xăng, dầu Đại biểu Quốc hội: Không thể chấp nhận năm nào cũng có phản ánh về sách giáo khoa Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc Phiên họp thứ 21, cho ý kiến về Luật Giá (sửa đổi)

Ngày 6/4, tiếp tục Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách, các đại biểu Quốc hội đã thảo luận về dự thảo Luật Giá (sửa đổi). Vấn đề bình ổn giá tiếp tục nhận được sự quan tâm thảo luận của nhiều đại biểu.

Tránh việc lạm dụng

Báo cáo một số vấn đề lớn về dự án Luật Giá (sửa đổi), Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Nguyễn Thị Phú Hà cho biết, Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách cho rằng, giá là vấn đề ảnh hưởng, tác động trực tiếp đến từng người dân, doanh nghiệp, liên quan đến ổn định thị trường.

Do đó, cần quy định cụ thể mặt hàng bình ổn giá trong Luật nhằm tạo sự công khai, minh bạch, đặc biệt tránh việc lạm dụng để mở rộng phạm vi các mặt hàng thuộc diện bình ổn giá, hạn chế sự can thiệp từ cơ quan quản lý nhà nước đến quy luật cung cầu; bảo đảm tính pháp lý chắc chắn, ổn định, giúp doanh nghiệp, người dân đang kinh doanh những mặt hàng thuộc diện bình ổn giá có chiến lược kinh doanh phù hợp.

Quỹ bình ổn giá: Cần quản lý chặt chẽ!
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc phát biểu tiếp thu các ý kiến góp ý tại hội nghị, Ảnh: Quốc hội

Để bảo đảm tính linh hoạt, kịp thời, Luật Giá hiện hành cũng đã quy định trường hợp cần điều chỉnh danh mục các mặt hàng bình ổn giá, Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định. Vì vậy, để đúng với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan dân cử, bảo đảm công khai, minh bạch về chính sách và vẫn đáp ứng tính linh hoạt, kịp thời, phù hợp thực tiễn, Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách đề nghị giữ như quy định của Luật hiện hành.

Cho ý kiến về nội dung này, đại biểu Dương Khắc Mai (Đoàn Đắk Nông) cho rằng, việc giao cho Chính phủ quy định về việc thành lập, quản lý, trích lập và sử dụng Quỹ bình ổn giá sẽ tạo cơ sở pháp lý cho việc thành lập quỹ sau này khi cần thiết. Tuy nhiên, quá trình tổ chức thực hiện cần có sự đổi mới để đảm bảo tính minh bạch, công bằng, hiệu quả.

Về danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá tại Phụ lục số 1, theo đại biểu, qua đối chiếu với danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá được quy định tại khoản 2 Điều 15 của Luật Giá hiện hành, có một số loại hàng hóa, dịch vụ không nằm trong Phụ lục 1 của dự thảo luật như điện khí, dầu mỏ hóa lỏng, muối ăn, đường ăn, thóc, gạo tẻ thường. Do đó, đại biểu đề nghị thuyết minh làm rõ thêm để tăng tính thuyết phục, làm cơ sở cho việc quy định 8 loại hàng hóa, dịch vụ nêu trên của Dự thảo Luật.

Quỹ bình ổn giá: Cần quản lý chặt chẽ!
Đại biểu Dương Khắc Mai (Đoàn Đắk Nông) phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Quốc hội

Đại biểu Phạm Văn Hòa (Đoàn Đồng Tháp) cho rằng, giá cả có ảnh hưởng, tác động trực tiếp đến từng người dân, doanh nghiệp. Do đó, cần được quy định cụ thể ngay trong Luật để tạo sự công khai, minh bạch, đặc biệt là nhằm tránh lạm dụng để mở rộng phạm vi các mặt hàng thuộc diện bình ổn giá, hạn chế sự can thiệp của cơ quan quản lý nhà nước.

“Quy định về bình ổn giá trong Luật theo tôi là rất cần thiết. Tuy nhiên, phải hoàn thiện cơ chế quản lý và quy định, đặc biệt là nguồn hình thành quỹ, thời gian hoạt động quỹ và giao cho Chính phủ quyết định để đảm bảo công khai, minh bạch, hài hòa lợi ích của người dân và Nhà nước, quỹ bình ổn giá là vận động doanh nghiệp và người dân tham gia.

Tôi cho rằng quỹ bình ổn giá là do Nhà nước trực tiếp quản lý và Nhà nước có thể đầu tư từ ngân sách để khi có sự đột biến, ví dụ như giá xăng, dầu thì sử dụng quỹ bình ổn giá này để can thiệp vào thị trường, làm sao đảm bảo cho thị trường tốt hơn, hạn chế đến mức thấp nhất vận động doanh nghiệp và người dân để tham gia vào quỹ bình ổn giá này”, đại biểu nói.

Duy trì Quỹ bình ổn giá là cần thiết

Đại biểu Phạm Văn Hòa cũng tán thành duy trì Quỹ bình ổn giá xăng, dầu. Tuy nhiên, đại biểu cho rằng, Quỹ bình ổn giá xăng, dầu hiện nay giao cho doanh nghiệp quản lý thì không hợp lý và đề nghị giao cho Nhà nước, đặc biệt là Bộ Tài chính quản lý.

Quỹ bình ổn giá: Cần quản lý chặt chẽ!
Đại biểu Phạm Văn Hòa tán thành duy trì Quỹ bình ổn giá xăng, dầu. Ảnh: Quốc hội
Đại biểu Tạ Văn Hạ (Đoàn Quảng Nam) cũng cho rằng duy trì Quỹ bình ổn giá là cần thiết. Tuy nhiên, trong Luật phải quy định rõ cơ chế quản lý vận hành công khai, minh bạch, hài hòa được lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp và nhân dân...

Thay mặt cơ quan chủ trì soạn thảo phát biểu tiếp thu các ý kiến góp ý tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, về danh mục bình ổn giá, đề nghị giữ nguyên 7 mặt hàng và cộng thêm một mặt hàng nữa là 8 mặt hàng.

“Về ý kiến của đại biểu Hòa về Quỹ bình ổn giá cần phải quản lý chặt chẽ, chúng tôi xin tiếp thu và Bộ Tài chính không đứng ngoài cuộc đối với quản lý giá. Bộ Tài chính sẽ làm mẫu số chung, có nghĩa là khi xây dựng phương pháp định giá của các loại mặt hàng thì các bộ, ngành sẽ xin ý kiến hay nói cách khác sẽ lấy ý kiến của Bộ Tài chính, rồi sau đấy mới ban hành. Việc quản lý các hàng hóa thuộc chuyên môn thì do các bộ, ngành quản lý”, Bộ trưởng Bộ Tài chính nói.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024 trên Báo Lao động Thủ đô

Tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024 trên Báo Lao động Thủ đô

(LĐTĐ) Sau khi điểm thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024 được công bố, thí sinh có thể tra cứu điểm thi trên Báo Lao động Thủ đô điện tử (tại địa chỉ https://laodongthudo.vn/tra-cuu-diem-thi).
"Chỉ bàn làm, không bàn lùi" để thúc đẩy giải ngân trên 95% vốn đầu tư công

"Chỉ bàn làm, không bàn lùi" để thúc đẩy giải ngân trên 95% vốn đầu tư công

(LĐTĐ) Biểu dương những nơi làm tốt và phê bình nghiêm khắc những bộ, ngành, địa phương chưa làm tốt công tác giải ngân vốn đầu tư công, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh "5 quyết tâm", "5 bảo đảm" để phấn đấu giải ngân trên 95% kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2024 đã được giao (gần 670 nghìn tỷ đồng).
Quận Bắc Từ Liêm tặng sổ tiết kiệm cho người có công có hoàn cảnh khó khăn

Quận Bắc Từ Liêm tặng sổ tiết kiệm cho người có công có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Ngày 16/7, quận Bắc Từ Liêm tổ chức kỷ niệm 77 năm ngày Thương binh - Liệt sỹ (27/7/1947 - 27/7/2024) và phát động cao điểm ủng hộ Quỹ Đền ơn đáp nghĩa.
TP.HCM: Giải ngân hơn 711 tỷ đồng vốn ODA

TP.HCM: Giải ngân hơn 711 tỷ đồng vốn ODA

(LĐTĐ) Theo Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), trong 6 tháng đầu năm 2024, Thành phố đã giải ngân được 711,162 tỷ đồng vốn ODA, đạt 13,24% so với kế hoạch năm 2024.
LĐLĐ quận Hà Đông: Khen thưởng 63 nữ CNVCLĐ tiêu biểu “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”

LĐLĐ quận Hà Đông: Khen thưởng 63 nữ CNVCLĐ tiêu biểu “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”

(LĐTĐ) Thiết thực chào mừng kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), sáng nay (16/7), tại trụ sở UBND quận Hà Đông, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận tổ chức gặp mặt kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam; biểu dương, khen thưởng 63 nữ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) tiêu biểu “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” năm 2023 và 85 gia đình “CNVCLĐ tiêu biểu” năm 2024.
Cử tri quận Đống Đa kiến nghị Thành phố sớm triển khai xây dựng lại chợ Ngã Tư Sở

Cử tri quận Đống Đa kiến nghị Thành phố sớm triển khai xây dựng lại chợ Ngã Tư Sở

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Tổ đại biểu số 3 Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội và Thường trực HĐND quận Đống Đa tổ chức Hội nghị tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ 17 HĐND Thành phố và sau kỳ họp HĐND quận Đống Đa, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Hà Nội đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác khám chữa bệnh

Hà Nội đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác khám chữa bệnh

(LĐTĐ) Thời gian tới, ngành Y tế Hà Nội tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quản lý điều hành, hoạt động khám bệnh, chữa bệnh tại đơn vị. Đồng thời, ngành Y tế Thủ đô sẽ tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị về công nghệ thông tin; hoàn thành triển khai thí điểm lập Hồ sơ sức khỏe điện tử, Sổ sức khỏe điện tử…

Tin khác

"Chỉ bàn làm, không bàn lùi" để thúc đẩy giải ngân trên 95% vốn đầu tư công

"Chỉ bàn làm, không bàn lùi" để thúc đẩy giải ngân trên 95% vốn đầu tư công

(LĐTĐ) Biểu dương những nơi làm tốt và phê bình nghiêm khắc những bộ, ngành, địa phương chưa làm tốt công tác giải ngân vốn đầu tư công, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh "5 quyết tâm", "5 bảo đảm" để phấn đấu giải ngân trên 95% kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2024 đã được giao (gần 670 nghìn tỷ đồng).
TP.HCM: Giải ngân hơn 711 tỷ đồng vốn ODA

TP.HCM: Giải ngân hơn 711 tỷ đồng vốn ODA

(LĐTĐ) Theo Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), trong 6 tháng đầu năm 2024, Thành phố đã giải ngân được 711,162 tỷ đồng vốn ODA, đạt 13,24% so với kế hoạch năm 2024.
Bồi dưỡng kiến thức về công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế cho cán bộ Bảo hiểm xã hội

Bồi dưỡng kiến thức về công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế cho cán bộ Bảo hiểm xã hội

(LĐTĐ) Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua, trong nội dung về hợp tác quốc tế được bổ sung và đưa thành điều riêng. Cùng đó, với nhiều cơ hội hội nhập quốc tế trong lĩnh vực an sinh xã hội hiện nay, đòi hỏi cán bộ ngành BHXH Việt Nam cần được nâng cao, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng trong công tác đối ngoại.
Thành phố Hà Nội kiến nghị bỏ yêu cầu Phiếu Lý lịch tư pháp trong một số thủ tục hành chính

Thành phố Hà Nội kiến nghị bỏ yêu cầu Phiếu Lý lịch tư pháp trong một số thủ tục hành chính

Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội kiến nghị Bộ Tư pháp xem xét bỏ yêu cầu Phiếu Lý lịch tư pháp trong các thủ tục hành chính về giáo dục, quản lý hồ sơ, lao động phổ thông… và một số giao dịch hành chính, thủ tục hành chính ở trong nước.
Hà Nội phải phấn đấu là địa phương đi đầu trong phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số

Hà Nội phải phấn đấu là địa phương đi đầu trong phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số

(LĐTĐ) Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo, với vai trò, vị thế đặc biệt quan trọng là thủ đô, trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, đầu tàu kinh tế - văn hoá - khoa học - giáo dục của cả nước, Hà Nội phải phấn đấu là địa phương đi đầu trong công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số, hướng tới xã hội văn minh, hiện đại.
Thí điểm thành lập Ban Công tác Mặt trận ở các tòa chung cư lớn để lắng nghe nguyện vọng nhân dân

Thí điểm thành lập Ban Công tác Mặt trận ở các tòa chung cư lớn để lắng nghe nguyện vọng nhân dân

(LĐTĐ) Nhiệm kỳ 2024 - 2029, thành phố Hà Nội cần xem xét thí điểm thành lập Ban Công tác Mặt trận ở những tòa chung cư lớn để góp phần lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của các hộ gia đình trên địa bàn. Đó là gợi mở của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam Đỗ Văn Chiến với thành phố Hà Nội.
Đẩy mạnh cải cách hành chính, huy động mọi nguồn lực cho phát triển

Đẩy mạnh cải cách hành chính, huy động mọi nguồn lực cho phát triển

(LĐTĐ) Với tinh thần "không nói không, không nói khó, không nói có nhưng không làm", Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị các bộ, ngành, địa phương… nêu cao tinh thần trách nhiệm, phát huy khí thế đang có, tiếp tục "giữ lửa", triển khai thực hiện ngay các nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh cải cách hành chính (CCHC) một cách thực chất, mang lại hiệu quả thiết thực, rõ ràng…
Giải cứu 9 người bị mắc kẹt trong thang máy tại thành phố Hồ Chí Minh

Giải cứu 9 người bị mắc kẹt trong thang máy tại thành phố Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Ngay sau khi nhận thông tin, Công an quận 5, Công an Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã điều động Đội Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ xuất 2 xe chuyên dụng cùng 12 cán bộ chiến sĩ đến địa điểm xảy ra tai nạn, phối hợp công an địa phương thực hiện công tác cứu nạn.
Phấn đấu thông xe tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên kéo dài trước ngày 2/9

Phấn đấu thông xe tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên kéo dài trước ngày 2/9

(LĐTĐ) Với dự án nâng cấp, mở rộng tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên kéo dài đoạn qua địa phận tỉnh, Bí thư Tỉnh ủy Hưng Yên yêu cầu sở, ngành, địa phương và các bên liên quan khẩn trương hoàn thành giai đoạn 1 để thông xe trước ngày 2/9.
Khẩn trương khắc phục sự cố sạt lở đất tại Hà Giang

Khẩn trương khắc phục sự cố sạt lở đất tại Hà Giang

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 67/CĐ-TTg yêu cầu tập trung khắc phục sự cố sạt lở đất tại tỉnh Hà Giang và chủ động ứng phó với mưa lũ, sạt lở.
Xem thêm
Phiên bản di động