Tháo “nút thắt” để phát triển hạ tầng đường sắt

Quan trọng là khơi thông nguồn lực

(LĐTĐ) Sau 130 năm kế thừa “nguyên vẹn” hệ thống kết cấu hạ tầng, ngành đường sắt đang từ chỗ chiếm lĩnh khoảng 30% thị phần vận tải thì nay giảm dần còn dưới 1% thị phần. Đáng nói, sự “hụt hơi” của đường sắt so với các loại hình vận tải khác, bên cạnh nguyên nhân như thiếu hành lang pháp lý, cơ chế đồng bộ để đầu tư, phát triển… thì nút thắt quan trọng nhất là khơi thông nguồn lực vẫn chưa được quan tâm. 
quan trong la khoi thong nguon luc Hạ tầng đường sắt “già nua”: Giải pháp nào để thu hút vốn?
quan trong la khoi thong nguon luc Lời xin lỗi của Bộ trưởng và 100 năm tụt hậu
quan trong la khoi thong nguon luc Quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt

Còn nhiều “nút thắt”

Theo Bộ Giao thông Vận tải, hệ thống đường sắt nước ta hình thành từ thế kỷ trước và là loại hình vận tải được đầu tư phát triển “top” sớm nhất trong khu vực. Đáng nói, dù có nền tảng sớm song mạng lưới vận tải đường sắt lại có xu hướng phát triển chậm, cho đến nay không xây dựng thêm được những tuyến mới để kết nối các vùng miền khác, vẫn tập trung ở trục Bắc - Nam.

quan trong la khoi thong nguon luc
Để ngành vận tải đường sắt phát triển thì cần nhìn nhận rõ những hạn chế để khơi thông nguồn lực. Ảnh: Giang Nam

Do không được quan tâm, hệ thống kết cấu hạ tầng đường sắt đang ngày càng bộc lộ hạn chế, bất cập. Minh chứng dễ thấy, hiện toàn tuyến đường sắt có 1.852 cầu nhưng có gần một nửa xuống cấp, chưa được đầu tư; có 39 hầm thì 22 hầm cần được cải tạo. Tải trọng cầu đường trên tuyến Hà Nội - thành phố Hồ Chí Minh không đồng đều dẫn tới khả năng vận chuyển toàn tuyến bị giảm sút.

Bên cạnh đó, đường sắt vận hành chủ yếu trên khổ đường 1m, chiếm 85% hệ thống đường sắt cả nước. Toàn tuyến có 297 nhà ga nhưng phần lớn quy mô nhỏ, hạ tầng cũ. Thị phần vận tải đường sắt cả hàng hóa và hành khách hiện chỉ còn dưới 2%.

Theo Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Ngọc Đông: Chúng ta phải khai thác tốt nhất những gì đang có và bố trí nguồn lực cũng cho khai thác, rồi mới xây dựng các tuyến ưu tiên tiếp. Ngay cả những tuyến hiện hữu, chúng ta cũng phải đầu tư kết nối để tốt hơn, làm quy hoạch tốt về đầu mối hàng hóa.

Do cách phân bổ khu công nghiệp của ta rất phân tán, không tập trung được mối hàng hóa nên phải giải quyết nút thắt từ việc tổ chức khai thác, cho đến liên kết khai thác, hoạch định quy hoạch là làm những kết nối vào cảng hoặc trung tâm Logistics thì mới phát huy được ưu thế của đường sắt.

Đường sắt của Việt Nam không phải riêng vận tải hàng hóa, ta phải xác định từ đường sắt ta có thể kết nối ra quốc tế. Hiện nay, chúng tôi đang đầu tư trọng tâm, trọng điểm như tuyến đường sắt Bắc - Nam; Hải Phòng - Hà Nội - Lào Cai, tập trung đồng bộ về tải trọng của cầu, sửa chữa, nâng cấp… Bên cạnh đó, phải có đột phá về bố trí nguồn lực để làm các tuyến lên các trung tâm hoặc kết nối quốc tế, lúc đó thì thị phần vận tải mới hài hòa được giữa các phương thức vận tải.

Bàn sâu về vấn đề này, theo ông Vũ Anh Minh, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, khó khăn của ngành đường sắt một phần do kinh phí duy tu bảo dưỡng thường xuyên từ ngân sách Nhà nước chỉ đáp ứng 30-40%. Cứ trình lên 1.000 hạng mục thì bỏ lại 600 hạng mục, mỗi năm tích tụ lại như vậy, đến nay đường sắt trở thành một “thân thể già nua”...

Về sự thụt giảm thị phần vận tải đường sắt, ông Lê Thanh Vân, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội cho rằng có hai nhóm nguyên nhân chính: Thứ nhất nhà nước chưa có tầm nhìn chiến lược về quy hoạch đường sắt, trên cơ sở nền tảng mà đường sắt để lại.

Cụ thể, chúng ta chưa chú trọng đầu tư đường sắt, nên xếp theo hướng ưu tiên đầu tư cái gì trước, cái gì sau. Nguyên nhân thứ hai là, khi bước vào cơ chế thị trường bên cạnh những mặt đạt được thì ngành đường sắt chưa nhận thấy những thách thức, chưa tự đổi mới về cơ cấu tổ chức, phương thức hoạt động để thích nghi với sức cạnh tranh khốc liệt của thị trường và vẫn trông chờ vào đầu tư của Nhà nước.

Giải pháp nào tháo gỡ?

Khách quan nhìn nhận, thời gian qua Bộ Giao thông Vận tải đã chú trọng dành vốn đầu tư hơn cho ngành đường sắt. Tuy nhiên, so với nhu cầu phát triển thực tế thì vẫn chưa thể đáp ứng. Chẳng hạn, theo thống kê, giai đoạn 2011 - 2015 nguồn vốn đầu tư từ ngân sách trung ương bố trí để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt chỉ chiếm 4,44% toàn ngành giao thông vận tải, con số này tăng lên thành 11,9% trong giai đoạn 2016 - 2020. Song đầu tư cho đường sắt thường gấp 3-4 lần so với đường bộ. Ví dụ, 1 km đường sắt khổ 1.435mm thông thường gấp 4 lần đường bộ cấp 3, đường sắt cao tốc gấp 4 lần đường bộ cao tốc.

Chia sẻ thêm về điều này, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Ngọc Đông cho biết, nhiều năm qua, Nhà nước đã khuyến khích, kêu gọi đầu tư vào đường sắt, tuy nhiên, nhà đầu tư chưa mặn mà. Ngoài ra, khi đầu tư và phát triển, Bộ phải hài hòa các loại hình vận tải, không chỉ dựa vào cơ cấu vận tải đường sắt hiện tại để tính toán đầu tư cho lĩnh vực này.

Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông cho rằng, nếu không có sự kiên định, bảo vệ của Nhà nước thì rất khó kêu gọi đầu tư. Đầu tư cho đường sắt phải đồng bộ từ hạ tầng đến phương tiện, điều hành trong khi suất đầu tư lớn, thu hồi vốn trong thời gian dài.

Nhà nước phải đầu tư hạ tầng, một số hạng mục như nhà ga có thể kêu gọi tư nhân khai thác, cục bộ một số tuyến đường sắt đô thị có thể kêu gọi tư nhân đầu tư bằng cách phát triển đô thị gần đó hoặc hỗ trợ. Nhà nước cũng có thể giao cho tư nhân khai thác hạ tầng bằng cách nhượng quyền.

Gỡ “nút thắt” để phát triển hạ tầng đường sắt, không ít ý kiến cho rằng, ngoài phẫn hỗ trợ của Ngân sách Nhà nước thì cần phải xây dựng một cơ chế để xã hội hoá. Hiện nay giao thông đường bộ, hàng không được đầu tư rất lớn, đường sắt muốn được như vậy cần phải bàn thêm cơ chế, chính sách nào thu hút đầu tư tư nhân để họ tham gia vào. Để phát triển đường sắt, ta phải đi trước tập trung vào đầu tư công nghệ, cơ khí của đóng toa tàu toa xe, sản xuất đường ray, đường tàu đồng bộ với toa xe toa tàu…

Rõ ràng, đường sắt là một loại hình phương tiện vận tải rất quan trọng đối với nền kinh tế. Loại hình vận tải này cũng được xem là trục “xương sống” chạy dọc đất nước. Phát triển đường sắt không chỉ mang lại giá trị kinh tế mà còn có ý nghĩa về an ninh quốc phòng…

Bởi vậy, bên cạnh sự đầu tư của Nhà nước, về mặt lâu dài, ngành Đường sắt phải tính đến những phương án là dựa vào giá trị kinh doanh cốt lõi của mình, đó chính là vận tải hành khách, vận tải hàng hóa và tương lai phát triển ngành Đường sắt phải dựa vào những giá trị cốt lõi ấy.

Ngành Đường sắt đang sở hữu trung bình cứ 1km có 1,85 đường ngang giao cắt và 0,5km có một đường ngang. Ngoài việc tồn tại nhiều đường ngang, hệ thống cảnh báo an toàn cũng chưa đầy đủ, hiện đại, kết hợp với ý thức của người tham gia giao thông chưa tốt… tất cả những nguyên nhân này khiến tai nạn của ngành Đường sắt gia tăng thời gian gần đây.

Để giải quyết vấn đề này, tại Tọa đàm: “Thúc đẩy hạ tầng đường sắt phát triển: Nút thắt và giải pháp”, nhiều chuyên gia giao thông cho rằng, đối với giải pháp ngành Đường sắt cần quan tâm, chú ý và có những giải pháp tích cực, đặc biệt là hệ thống biển báo. Bên cạnh đó, đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức, ý thức của người tham gia giao thông, những điểm đen phải đầu tư bằng các đường gom, các đường giao thông đi qua để bảo vệ tài sản, tính mạng của nhân dân…

Giang Nam

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đồng Nai: Liên tiếp bắt hai nhóm buôn bán ma túy

Đồng Nai: Liên tiếp bắt hai nhóm buôn bán ma túy

(LĐTĐ) Ngày 28/9, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Công an tỉnh Đồng Nai cho biết, đang thụ lý điều tra vụ án liên quan đến vận chuyển trái phép chất ma túy xảy ra trên địa bàn.
Đoàn viên ngành Giao thông vận tải sôi nổi tranh tài lái xe mô tô giỏi, an toàn

Đoàn viên ngành Giao thông vận tải sôi nổi tranh tài lái xe mô tô giỏi, an toàn

(LĐTĐ) Ngày 28/9, Công đoàn ngành Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội phối hợp với Ban An toàn giao thông, Sở GTVT Hà Nội tổ chức Hội thi “Tìm hiểu Luật giao thông đường bộ và Kỹ năng lái xe mô tô giỏi, an toàn” trong công nhân, viên chức, lao động ngành GTVT Hà Nội năm 2024.
70 tác phẩm trưng bày tại triển lãm ảnh “Hà Nội trong tôi”

70 tác phẩm trưng bày tại triển lãm ảnh “Hà Nội trong tôi”

(LĐTĐ) Chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), ngày 28/9, Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội phối hợp với Chi hội Nhiếp ảnh - Báo chí (Hội Nhiếp ảnh nghệ thuật Hà Nội) tổ chức triển lãm ảnh với chủ đề “Hà Nội trong tôi”.
Xây dựng lại nhà ở cho người dân bị thiệt hại do bão số 3 trước 31/12

Xây dựng lại nhà ở cho người dân bị thiệt hại do bão số 3 trước 31/12

(LĐTĐ) Phát biểu kết luận Hội nghị trực tuyến sơ kết, đánh giá, rút kinh nghiệm về công tác phòng chống và khắc phục hậu quả bão số 3 (bão Yagi), sáng 28/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu xây dựng lại nhà ở cho dân bị mất tài sản trước 31/12 với vách cứng, nền cứng, mái cứng; hoàn thành khắc phục cơ sở trường học, bệnh viện, trạm xá trong tháng 10/2024.
Sân chơi bổ ích dành cho nhân viên nuôi dưỡng cấp học mầm non

Sân chơi bổ ích dành cho nhân viên nuôi dưỡng cấp học mầm non

(LĐTĐ) Trong hai ngày 28 - 29/9, 140 nhân viên nuôi dưỡng xuất sắc đến từ các trường mầm non trên địa bàn thành phố Hà Nội sẽ tham gia thi tài tại Hội thi nhân viên nuôi dưỡng giỏi cấp học mầm non năm học 2024 - 2025.
Ngành điện Hà Nội: Dấu ấn 70 năm gìn giữ và phát triển

Ngành điện Hà Nội: Dấu ấn 70 năm gìn giữ và phát triển

(LĐTĐ) Trước âm mưu phá hoại của thực dân Pháp nhằm làm gián đoạn nguồn điện, các công nhân Nhà máy Đèn Bờ Hồ đã kiên cường đứng lên đấu tranh để bảo vệ nhà máy và đảm bảo dòng điện cho Thành phố.
Sôi nổi Hội khỏe Công đoàn UBND huyện Thanh Trì chào mừng 70 năm Giải phóng Thủ đô

Sôi nổi Hội khỏe Công đoàn UBND huyện Thanh Trì chào mừng 70 năm Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Sáng nay (28/9), Công đoàn Cơ quan Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Thanh Trì khai mạc Hội khỏe UBND huyện mở rộng năm 2024. Đây là sự kiện văn hóa thể thao chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) và 70 năm Giải phóng huyện Thanh Trì (6/10/1954 - 6/10/2024).

Tin khác

Từ 1/10: Mở đợt cao điểm xử lý nghiêm học sinh và phụ huynh vi phạm giao thông

Từ 1/10: Mở đợt cao điểm xử lý nghiêm học sinh và phụ huynh vi phạm giao thông

(LĐTĐ) Cục Cảnh sát giao thông (CSGT) - Bộ Công an cho biết, từ ngày 01/10/2024, lực lượng Cảnh sát giao thông toàn quốc đồng loạt ra quân thực hiện cao điểm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) cho lứa tuổi học sinh. Việc kiểm tra, xử lý vi phạm được thực hiện triệt để và duy trì thường xuyên, liên tục, tạo chuyển biến tích cực về nhận thức, ý thức của phụ huynh và các em học sinh.
Thành phố Hồ Chí Minh: Sắp đưa dự án cầu Rạch Đỉa có vốn đầu tư hơn 500 tỷ đồng vào sử dụng

Thành phố Hồ Chí Minh: Sắp đưa dự án cầu Rạch Đỉa có vốn đầu tư hơn 500 tỷ đồng vào sử dụng

(LĐTĐ) Dự án cầu Rạch Đỉa sau khi hoàn thành sẽ tăng năng lực lưu thông, kết nối giữa Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) với tỉnh Long An, góp phần đồng bộ hệ thống hạ tầng giao thông khu vực cửa ngõ phía Nam của Thành phố.
Sôi nổi hội thi bảo dưỡng sửa chữa xe buýt Transerco

Sôi nổi hội thi bảo dưỡng sửa chữa xe buýt Transerco

(LĐTĐ) Ngày 27/9, tại Xí nghiệp Trung đại tu Ô tô Hà Nội, Tổng Công ty vận tải Hà Nội - Transerco tổ chức Hội thi Bảo dưỡng sửa chữa xe buýt năm 2024. Đây là một trong những hoạt động lớn nằm trong chuỗi các sự kiện của Đợt thi đua cao điểm Transerco thiết thực lập thành tích chào mừng kỷ niệm 20 năm thành lập Tổng Công ty vận tải Hà Nội (14/5/2004 - 14/5/2024), 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) và hưởng ứng năm An toàn giao thông Quốc gia 2024.
Hải Phòng đẩy nhanh công tác GMPB các Dự án mở rộng Cảng Hàng không quốc tế Cát Bi

Hải Phòng đẩy nhanh công tác GMPB các Dự án mở rộng Cảng Hàng không quốc tế Cát Bi

(LĐTĐ) Sáng 26/9, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hải Phòng Nguyễn Văn Tùng kiểm tra thực địa việc giải phóng mặt bằng các khu gia đình, hộ dân sử dụng đất quốc phòng tại các Dự án trong quy hoạch tổng thể Cảng hàng không quốc tế Cát Bi tại quận Hải An.
Cách nào để xe buýt, metro Thủ đô thêm hút khách?

Cách nào để xe buýt, metro Thủ đô thêm hút khách?

(LĐTĐ) Ngày 26/9, Báo Giao thông tổ chức tọa đàm với chủ đề: "Cách nào để xe buýt, metro Thủ đô thêm hút khách?". Tọa đàm đã cung cấp góc tiếp cận mới, tạo ra diễn đàn trao đổi, góp phần tìm ra giải pháp để xe buýt, metro Hà Nội thêm hút khách.
Phương tiện qua cầu Trung Hà đi Phú Thọ phải lưu thông thế nào?

Phương tiện qua cầu Trung Hà đi Phú Thọ phải lưu thông thế nào?

(LĐTĐ) Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội thông tin, đơn vị vừa tiến hành điều chỉnh tổ chức giao thông qua Cầu Trung Hà Km64+639, Quốc lộ 32 và phương án phân luồng cho các phương tiện lưu thông từ thành phố Hà Nội đi thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ và các huyện của tỉnh Phú Thọ.
Sơn Tây: Khởi công công trình chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Sơn Tây: Khởi công công trình chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 26/9, Thị ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thị xã Sơn Tây tổ chức khởi công xây dựng công trình tuyến đường Ngô Quyền - Phùng Hưng và Trường Trung học cơ sở Cổ Đông. Đây là các công trình chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Nỗ lực giảm thiểu tai nạn giao thông liên quan đến lứa tuổi học sinh

Nỗ lực giảm thiểu tai nạn giao thông liên quan đến lứa tuổi học sinh

(LĐTĐ) Trước tình trạng học sinh vi phạm Luật Giao thông vẫn diễn ra phổ biến, Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) - Công an thành phố Hà Nội đã và đang chỉ đạo các đơn vị tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng tuyên truyền, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông (ATGT) cho các em học sinh. Đồng thời, tổ chức lực lượng kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Thông tin ban đầu vụ va chạm giữa tàu hỏa và xe taxi ở Cổ Nhuế

Thông tin ban đầu vụ va chạm giữa tàu hỏa và xe taxi ở Cổ Nhuế

(LĐTĐ) Sáng 25/9, đại diện Công an quận Bắc Từ Liêm thông tin về vụ va chạm giữa tàu hỏa và xe taxi.
Thanh tra Sở GTVT Hà Nội xử lý hơn 12.000 trường hợp vi phạm

Thanh tra Sở GTVT Hà Nội xử lý hơn 12.000 trường hợp vi phạm

(LĐTĐ) Từ đầu năm 2024 đến nay, lực lượng Thanh tra Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội đã lập biên bản vi phạm hành chính 12.454 trường hợp, tạm giữ 119 phương tiện, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe (GPLX) có thời hạn 1.120 trường hợp.
Xem thêm
Phiên bản di động