“Quân nhu” thời chống dịch

(LĐTĐ) Trong thời chiến, công tác bảo đảm hậu cần đóng một vai trò rất quan trọng, góp phần làm nên chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Bài học về hậu phương, hậu cần trong thời chiến vẫn còn nguyên giá trị, đang được Đảng và Chính phủ áp dụng triệt để trong cuộc chiến đẩy lùi dịch bệnh Covid-19.
Điều phối nguồn hàng tài trợ đến đúng đối tượng, đúng nhu cầu Huyện Sóc Sơn vận động tài trợ cho trẻ em và hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn

Sức mạnh hậu cần trong thời chiến

Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, hình ảnh hào hùng “Dốc Pha Đin chị gánh anh thồ” đã thể hiện những nỗ lực đem hết sức người, sức của của toàn quân, toàn dân ta ra mặt trận, bảo đảm cho bộ đội ta “ăn no, đánh thắng”.

“Quân nhu” thời chống dịch
Những người dân chuyển lương thực, nông sản tiếp viện các vùng bị cách ly.

Thắng lợi của Chiến dịch Đông Xuân năm 1953-1954 mà đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử đã cho thấy sự trưởng thành mạnh mẽ và đóng góp quan trọng của lực lượng hậu cần. Qua 9 năm trường kỳ kháng chiến đã khẳng định quân đội Pháp không chỉ thất bại trước ý chí, khát vọng giành tự do, độc lập của dân tộc ta, trước sức mạnh và trình độ tác chiến của quân đội mà còn thất bại trước sự đảm bảo hậu cần to lớn trong chiến đấu của quân và dân ta.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, với tinh thần “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, bộ đội hậu cần đã sát cánh với các lực lượng bộ đội khác, thiết lập một mạng lưới hậu cần rộng khắp, vươn sâu các hướng trên mọi chiến trường, đặc biệt trên 2 tuyến đường vận tải chiến lược là đường mòn Hồ Chí Minh và đường Hồ Chí Minh trên biển, bảo đảm yêu cầu tác chiến quy mô ngày càng lớn của bộ đội trong các chiến dịch của cuộc tổng tiến công chiến lược ở miền Nam cũng như trong chiến đấu chống chiến tranh phá hoại miền Bắc. Thế trận đó làm cho địch phải huy động đến mức cao nhất sức mạnh quân sự và khoa học công nghệ cũng không thể nào ngăn chặn, chia cắt được nguồn hậu cần của quân đội ta. Việc bảo đảm chi viện liên tục, đầy đủ, kịp thời về hậu cần cho bộ đội đã góp phần quan trọng cùng với quân và dân cả nước làm nên Đại thắng mùa Xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất non sông, đất nước.

Nhìn về cuộc chiến chống dịch Covid-19, toàn Đảng, toàn dân đều xác định “Chống dịch như chống giặc”. Trong công điện mới nhất của Thủ tướng Chính phủ, cũng nêu rõ: “Lấy xã, phường, thị trấn là “pháo đài”, người dân là “chiến sĩ” trong phòng, chống dịch”. Điều đó cho thấy, toàn Đảng, toàn dân ta coi đây là một cuộc chiến mới, cần phải chiến thắng và chiến thắng triệt để. Và trong “chiến lược” đẩy lùi Covid-19, không thể thiếu “quân nhu”.

Nếu như trong các cuộc đấu tranh giải phóng đất nước, kẻ thù ở phía bên kia chiến tuyến, có thể nhìn thấy, có thể tấn công bằng vũ khí, có thể biết thực lực của kẻ thù cùng đường đi nước bước của chúng, thì trong “cuộc chiến” ngày hôm nay, kẻ thù của chúng ta dấu mặt. Mỗi người dân không thể biết được “chúng” ở đâu? Ở trong cơ thể người khác hay ở trong chính mình. Mỗi ngày, hàng trăm người vẫn ngã xuống bởi kẻ thù dấu mặt này trước khi chúng ta tìm ra và “khoanh vùng” chúng.

“Quân nhu” thời chống dịch
Người dân chuẩn bị chuyển trứng vào nội đô (Ảnh: L. Hằng)

Để thực hiện được “ai ở đâu ở yên đấy” thì trước hết người dân phải yên tâm về nguồn nhu yếu phẩm. “Ăn no mới đánh được địch”, đó là điều tất yếu để giành chiến thắng mà Đảng và nhân dân ta xác định trong cuộc chiến đầy lùi dịch bệnh này.

Chi viện lương thực cho “chiến trường”

Đã gần 3 tháng qua, một số tỉnh miền Nam được coi là “chiến trường” nóng bỏng bởi dịch Covid-19 lan nhanh. Cũng chưa bao giờ phong trào cứu trợ miền Nam lại diễn ra rầm rộ như bây giờ. Hàng ngàn tấn lương thực được Chính phủ, các tổ chức xã hội, các cá nhân trên khắp cả nước ồ ạt gửi về miền Nam thân yêu để các “chiến sĩ” nằm trong tâm dịch yên tâm “đánh địch”. Cũng như truyền thống yêu nước, tương thân tương ái ngàn đời nay của dân tộc Việt Nam, ở đâu có địch thì ở đó được toàn dân tiếp ứng, toàn dân hướng về.

Vừa qua, thực hiện quyết định của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, Bộ Tài chính đã xuất cấp không thu tiền 130.175,67 tấn gạo từ nguồn dự trữ quốc gia cho 24 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để hỗ trợ cho người dân gặp khó khăn do dịch bệnh Covid-19 năm 2021. Lãnh đạo Chính phủ yêu cầu Ủy ban nhân dân 24 tỉnh, thành phố thực hiện hỗ trợ kịp thời, đúng đối tượng, định mức theo quy định và phù hợp với công tác phòng, chống dịch tại địa phương. Trường hợp sau khi thực hiện nếu vẫn còn khó khăn, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố nêu trên báo cáo các Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, tiếp tục hỗ trợ.

Cũng trong những ngày này, hình ảnh những anh bộ đội sắp xếp từng mớ rau, củ khoai trên hè phố chia vào từng túi, gõ cửa từng nhà dân để tiếp ứng lương thực đã trở nên thân quen với người dân cả nước. Qua những song cửa, những cánh tay đưa ra nhận lương thực từ các anh với quyết tâm cao sẽ “ở yên đánh địch”. Để đưa được “quân nhu” đến từng nhà, các chiến sĩ tuyến đầu đã không quản ngày đêm, vượt qua cái nóng bức ngột ngạt của bộ đồ bảo hộ, vượt qua nỗi sợ hãi của dịch bệnh để chia sẻ khó khăn với người dân.

Với chỉ tiêu cụ thể của Thành phố Hồ Chí Minh đưa ra là phải đảm bảo nhu cầu tiêu dùng thiết yếu hằng ngày cho khoảng 9,4 triệu dân, thì dự kiến trung bình mỗi ngày, nhu cầu người dân cần 10.964 tấn hàng hóa các loại. Trong đó, gạo là 1.981 tấn, lương thực chế biến khoảng 660 tấn, thịt gia súc 755 tấn, thịt gia cầm 660 tấn, thực phẩm chế biến 236 tấn, trứng gia cầm 108 tấn, rau của quả 4.246 tấn, đường 236 tấn, sữa 1.742 tấn, dầu ăn 189 tấn, muối 47 tấn, nước chấm 104 tấn. Tính trung bình 1 tuần, người dân Thành phố cần khoảng 76.747 tấn lương thực trong thời gian giãn cách xã hội từ 00 giờ ngày 23/8 đến 6/9.

Để tổ chức cung ứng và bảo đảm lượng hàng hóa được vận chuyển vào thành phố, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cũng yêu cầu mạng lưới cung ứng hàng hóa tăng cường thu mua, vận chuyển lương thực, thực phẩm về Thành phố. Trong đó có 106 siêu thị, 2.895 cửa hàng tiện lợi và 27 chợ truyền thống đang hoạt động. Ngoài ra, có các điểm cửa hàng cung ứng lương thực, thực phẩm; điểm bán hàng lưu động, các cơ sở chế biến lương thực thực phẩm; tiểu thương các chợ đầu mối tổ chức thu mua hàng hóa từ các tỉnh thành lân cận; doanh nghiệp sản xuất lương thực thực phẩm; các doanh nghiệp lĩnh vực thương mại điện tử, logistics…

“Quân nhu” thời chống dịch
Lực lượng quân đội tham gia cung cấp nhu yếu phẩm đến từng nhà dân tại thành phố Hồ Chí Minh (Ảnh: LĐ)

Cùng với việc cung cấp đầy đủ nhu yếu phẩm cho người dân trong những ngày chống dịch, các tổ chức xã hội trên khắp cả nước cũng thực hiện nhiều nghĩa cử cao đẹp, gửi đến đồng bào miền Nam ở các tỉnh có ca F0 cao như thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Long An… hàng nghìn tấn lương thực để chia sẻ khó khăn. Trước đó, khi Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương là điểm nóng của dịch, hàng nghìn tấn lương thực, nhu yếu phẩm cũng được các địa phương trên cả nước “tiếp viện” để chính quyền và người dân vượt qua đợt càn quét của dịch bệnh.

Tại Công điện số 1099/CĐ-TTg về việc tăng cường giãn cách xã hội và các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19, Thủ tướng Chính phủ đặc biệt lưu ý: “Cung cấp kịp thời lương thực, thực phẩm và các dịch vụ thiết yếu đến người dân, gia đình trong khu vực tăng cường giãn cách xã hội, nhất là nhóm người yếu thế, dễ bị tổn thương; huy động mọi nguồn lực xã hội, phát huy tinh thần tương thân, tương ái, giúp đỡ lẫn nhau, không để bất cứ người dân nào thiếu ăn, thiếu mặc”./.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống

Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống

(LĐTĐ) Đảm nhiệm nhiều công việc một lúc kèm theo áp lực dồn dập trong 2 tháng cuối năm khiến nhiều người trẻ căng thẳng, mệt mỏi. Làm gì khi vừa chạy deadline mà vẫn giải nhiệt cuộc sống để tận hưởng không khí sôi động những ngày cuối năm là điều nhiều Gen Z quan tâm.
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ

Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ

(LĐTĐ) Học bổng lãnh đạo trẻ ABG Future Leaders 2025 là một chương trình đặc biệt, nơi các bạn trẻ có cơ hội trao đổi cùng những nhà lãnh đạo và chuyên gia uy tín hàng đầu Việt Nam, được khai phóng tư duy và kết nối với mạng lưới những người trẻ tài năng trên khắp Việt Nam và thế giới.
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số

Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số

(LĐTĐ) Theo dự thảo Luật, tài sản số là tài sản vô hình, được thể hiện dưới dạng dữ liệu số, được tạo ra, phát hành, lưu trữ, chuyển giao và xác thực bởi công nghệ số trên môi trường điện tử và được pháp luật bảo hộ quyền tài sản.
Thành phố Hồ Chí Minh: Kết nối hỗ trợ hơn 2,3 triệu tỷ đồng cho doanh nghiệp khởi nghiệp

Thành phố Hồ Chí Minh: Kết nối hỗ trợ hơn 2,3 triệu tỷ đồng cho doanh nghiệp khởi nghiệp

(LĐTĐ) Từ năm 2021 đến tháng 11/2024, Chương trình kết nối các ngân hàng, tổ chức tài chính và nhà nước để hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp nhỏ và vừa 
trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) giai đoạn 2020 - 2025 đã thực hiện với số tiền đạt 2.319.496 tỷ đồng, cho vay 411.474 lượt khách hàng, trong đó phần lớn là doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ.
Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô

Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô

(LĐTĐ) Sáng 23/11, Quận ủy Bắc Từ Liêm tổ chức Hội thảo “Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô”. Tại Hội thảo, các đại biểu đã làm rõ hơn vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển công nghiệp văn hóa. Đồng thời, đánh giá, phân tích những kết quả, hạn chế trong phát triển văn hóa và công nghiệp văn hóa thời gian qua trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm.
Ngân hàng nào liên quan đến đại án Xuyên Việt Oil?

Ngân hàng nào liên quan đến đại án Xuyên Việt Oil?

(LĐTĐ) Tòa án nhân dân (TAND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đang xét xử sơ thẩm "đại án" Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil (Công ty Xuyên Việt Oil) liên quan đến cựu Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Bến Tre Lê Đức Thọ, cựu lãnh đạo Bộ Công Thương cùng một số cán bộ ngân hàng. Vụ án đang tiếp tục phần xét hỏi, dự kiến kết thúc vào ngày 5/12/2024 và đang nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận trong đó có vấn đề trách nhiệm của các ngân hàng liên quan.
Vì sao Chứng khoán Smart Invest bị phạt tiền tỷ?

Vì sao Chứng khoán Smart Invest bị phạt tiền tỷ?

(LĐTĐ) Từ đầu năm đến nay, Công ty Cổ phần Chứng khoán Smart Invest (Chứng khoán Smart Invest) liên tiếp bị Cục Thuế thành phố Hà Nội và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) xử phạt. Tổng số tiền mà công ty này phải nộp phạt hơn 1,8 tỷ đồng.

Tin khác

Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống

Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống

(LĐTĐ) Đảm nhiệm nhiều công việc một lúc kèm theo áp lực dồn dập trong 2 tháng cuối năm khiến nhiều người trẻ căng thẳng, mệt mỏi. Làm gì khi vừa chạy deadline mà vẫn giải nhiệt cuộc sống để tận hưởng không khí sôi động những ngày cuối năm là điều nhiều Gen Z quan tâm.
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ

Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ

(LĐTĐ) Học bổng lãnh đạo trẻ ABG Future Leaders 2025 là một chương trình đặc biệt, nơi các bạn trẻ có cơ hội trao đổi cùng những nhà lãnh đạo và chuyên gia uy tín hàng đầu Việt Nam, được khai phóng tư duy và kết nối với mạng lưới những người trẻ tài năng trên khắp Việt Nam và thế giới.
Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô

Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô

(LĐTĐ) Sáng 23/11, Quận ủy Bắc Từ Liêm tổ chức Hội thảo “Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô”. Tại Hội thảo, các đại biểu đã làm rõ hơn vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển công nghiệp văn hóa. Đồng thời, đánh giá, phân tích những kết quả, hạn chế trong phát triển văn hóa và công nghiệp văn hóa thời gian qua trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm.
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

(LĐTĐ) Từ ngày 25/12/2024, trẻ em dưới 16 tuổi tại Việt Nam sẽ không thể tự đăng ký tài khoản mạng xã hội. Theo quy định mới trong Nghị định 147/2024/NĐ-CP, cha mẹ hoặc người giám hộ sẽ phải thực hiện việc này và chịu trách nhiệm giám sát mọi hoạt động của trẻ trên mạng xã hội.
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

(LĐTĐ) Mới đây, từ điển Cambridge đã công bố “manifest” (tạm dịch: biểu minh) là từ của năm 2024, nhờ sự phổ biến của từ này trên mạng xã hội và truyền thông toàn cầu.
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Tối 22/11, quận Bắc Từ Liêm tổ chức Hội nghị kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11); tổng kết công tác quản lý di sản văn hóa năm 2024; hưởng ứng các hoạt động Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 tại di tích đình Tây Tựu, phường Tây Tựu.
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

(LĐTĐ) Kỳ thi độc lập, đánh giá năng lực (kỳ thi SPT) năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ diễn ra trong hai ngày 17 - 18/5, thay vì 1 ngày như các năm trước nhằm tăng khả năng chọn môn thi đồng thời giảm áp lực cho thí sinh.
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ tháng 9/2024, cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024 đã nhận được sự hưởng ứng, tham gia của đông đảo tác giả trên cả nước và nhiều tác phẩm chất lượng.
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm

Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm

(LĐTĐ) Tuần Văn hoá Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 30/11 đến 6/12 với chủ đề "Quê lụa Hà Đông - Tinh hoa hội tụ". Đây là năm thứ 7 sự kiện này được tổ chức, hứa hẹn nhiều hoạt động đặc sắc nhằm tôn vinh nghề dệt lụa hơn nghìn năm tuổi.
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia

Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 19 năm ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024) và 20 năm Khu phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích lịch sử Quốc gia và 20 năm hoạt động của Không gian đi bộ trên địa bàn quận (2004 - 2024), Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm sẽ tổ chức chuỗi sự kiện văn hóa đặc sắc từ ngày 15/11 đến 15/12/2024.
Xem thêm
Phiên bản di động