Quản lý nợ công: Cần có cuộc cách mạng
Quản lý nợ công: Sửa luật để giảm nợ | |
Chỉ một đầu mối quản lý nợ công | |
Hà Nội tăng cường quản lý nợ công |
Không phải ngẫu nhiên, phiên thảo luận tại tổ diễn ra chiều ngày 30/5 về dự thảo Luật quản lý nợ công (sửa đổi), Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nêu vấn đề: "Cái tồn tại lớn nhất của quản lý nhà nước về nợ công là gì? Đó là 3 cơ quan cùng làm việc quản lý nợ công. Một người đi đàm phán vay, một người về phân bổ số nợ vay, một người đi trả nợ. Một bất hợp lý mà chẳng có quốc gia nào giống chúng ta”. Do đó, theo Chủ tịch Nguyễn Thị Kim Ngân, muốn quản lý nợ công thu về một đầu mối phải làm cuộc “cách mạng” trong quản lý nợ công.
Vẫn 3 bộ quản, không ổn!
Theo quy định trong Luật Quản lý nợ công 2009, Bộ Tài chính là cơ quan giúp Chính phủ thống nhất quản lý nợ công, chủ trì đàm phán, ký kết các hiệp định, thỏa thuận vay cụ thể (trừ các thỏa thuận vay với các tổ chức tài chính quốc tế do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì). Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì thống nhất quản lý vốn vay hỗ trợ đầu tư phát triển (ODA). Trong đó, chủ trì vận động, điều phối, đàm phán ký kết các hiệp định khung về ODA và vay ưu đãi. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện vai trò chủ trì đàm phán ký kết các hiệp định vay ODA với các tổ chức tài chính quốc tế là Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB).
Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân trao đổi với đại biểu QH bên hành lang phiên họp tại tổ. Ảnh Lê Hà |
Và tại dự thảo Luật Quản lý nợ công (sửa đổi) ban soạn thảo vẫn trình Quốc hội giữ nguyên quy định như hiện hành tại Luật Quản lý nợ công 2009 nhằm ổn định bộ máy, không gây xáo trộn tổ chức, chức năng và nhiệm vụ của 3 cơ quan cùng quản lý nợ công. Cụ thể, Bộ Tài chính là cơ quan giúp Chính phủ thống nhất quản lý nợ công, chủ trì đàm phán, ký kết các hiệp định, thỏa thuận vay cụ thể (trừ các thỏa thuận vay với các tổ chức tài chính quốc tế do Ngân hàng Nhà nước chủ trì). Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì thống nhất quản lý vốn vay ODA, trong đó chủ trì vận động, điều phối, đàm phán ký kết các hiệp định khung về ODA và vay ưu đãi. Ngân hàng Nhà nước thực hiện vai trò chủ trì đàm phán ký kết các hiệp định vay ODA với các tổ chức tài chính quốc tế với WB, ADB!
Không thể để như cũ?
Thẩm tra về dự thảo này, Ủy ban Tài chính - Ngân sách Quốc hội đề nghị quy định theo hướng chỉ nên giao một cơ quan là đầu mối thống nhất theo sự phân công của Chính phủ để thực hiện chức năng quản lý nhà nước về nợ công. Trong đó, bao gồm cả chức năng quản lý nhà nước đối với nguồn vốn ODA, vay ưu đãi từ các nhà tài trợ nước ngoài, làm đầu mối thống nhất vận động, đàm phán hiệp định khung, hiệp định vay, phân bổ, sử dụng vốn, trả nợ vay... Không nên, cùng một lúc 3 cơ quan quản lý nhà nước đều quản lý vốn vay.
Đồng tình với báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính- Ngân sách của Quốc hội đa số đại biểu Quốc hội cho rằng việc dự thảo để nguyên 3 cơ quan cùng quản lý vốn vay là lỗi thời. Đi thẳng vào vấn đề, tại cuộc thảo luận ở tổ chiều ngày 30/5, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nói: “Nếu điểm bất cập về chồng chéo chức năng quản lý nhà nước về quản lý nợ công được sửa, thu gọn lại theo hướng một đầu mối duy nhất quản lý, chịu trách nhiệm thì sẽ là “một cuộc cách mạng”!
Đồng tình với ý kiến của Chủ tịch Quốc hội, đại biểu Trần Quang Chiểu (Nam Định) cho rằng không nên để một người đàm phán, một người đem phân bổ và một người trả nợ như hiện nay. Nhìn góc độ khác, đại biểu Nguyễn Hoàng Anh (Cao Bằng) khẳng định trong quản lý nợ công thì vai trò Chính phủ là quan trọng nhất. Nếu về chuyên môn sâu thì 3 bộ ba lĩnh vực là chuẩn, còn Văn phòng Chính phủ phải tập hợp, tham mưu, chứ mình Bộ Tài chính cũng không làm được. “Quốc hội chỉ xem xét trách nhiệm của Chính phủ chứ không xem xét trách nhiệm của bộ ngành”- ĐB Nguyễn Hoàng Anh nhấn mạnh.
Theo ghi nhận của LĐTĐ, thì phần nhiều ý kiến đề nghị nên làm cuộc cách mạng trong quản lý nợ công bằng cách thay vì ba đầu mối (Bộ Tài chính; Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Ngân hàng Nhà nước) đang cùng tham mưu Chính phủ thực hiện vay và quản lý nợ như hiện nay thì chỉ cần thu về một đầu mối là đủ. Hoặc giao trực tiếp cho Chính phủ rồi Chính phủ phân trực tiếp cho một bộ chuyên ngành; hoặc dự thảo ghi rõ giao Bộ Tài chính thống nhất quản lý nhà nước về nợ công. Có như thế mới giảm được đầu mối và dễ dàng quy trách nhiệm, nếu vẫn để ba cơ quan quản lý như dự thảo quản lý nợ công vẫn sẽ rất khó khăn.
Hương Phạm
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Tài chính 23/12/2024 11:37
Dự báo giá vàng: Xu hướng tăng vẫn chi phối
Tài chính 23/12/2024 06:10
Hôm nay (22/12): Giá vàng nhẫn tăng nhẹ
Tài chính 22/12/2024 06:02
6,8 triệu cổ phiếu BMK chào sàn UPCoM ngày 26/12
Tài chính 21/12/2024 22:33
Năm 2025, lãi suất cho vay nhà ở xã hội giảm xuống 4,7%/năm
Tài chính 21/12/2024 22:32
Prudential và HSBC hợp tác lấy trải nghiệm của khách hàng làm trọng tâm
Tài chính 21/12/2024 17:35
Cơ hội đầu tư nào sẽ khởi sắc trong năm 2025?
Tài chính 19/12/2024 16:33
Tăng cường các giải pháp điều hành lãi suất, tín dụng
Tài chính 19/12/2024 11:42
Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam: Cầu nối đóng góp vào sự phát triển lớn mạnh của thị trường bảo hiểm
Tài chính 19/12/2024 09:36
100% Bộ, cơ quan trung ương, địa phương thành lập Ban chỉ đạo Tổng kiểm kê tài sản công
Tài chính 19/12/2024 08:55