Chỉ một đầu mối quản lý nợ công
Đảm bảo nền tài chính an toàn | |
Kỳ họp thứ hai Quốc hội Khóa XIV: Cần làm rõ nguyên nhân nợ công | |
Hà Nội tăng cường quản lý nợ công |
Phải hỗ trợ doanh nghiệp trong nước
Theo Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo Luật quản lý ngoại thương của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH), có nhiều nhóm vấn đề được đại biểu Quốc hội cho ý kiến như trách nhiệm quản lý nhà nước về ngoại thương; các quy định về xuất nhập khẩu (XNK) bao gồm hành vi cấm, tạm ngừng, hạn ngạch xuất hoặc nhập khẩu; hạn ngạch thuế quan; các quy định chỉ định thương nhân XNK; quản lý theo giấy phép, điều kiện XNK.
Toàn cảnh phiên họp Quốc hội (ảnh Q.Khánh) |
Thảo luận tại hội trường, đã có 17 đại biểu đăng ký phát biểu về một số nội dung trong dự thảo Luật. Về cơ bản các đại biểu đều nhất trí cho rằng việc Ban hành Luật ngoại thương là cần thiết, có ý nghĩa hết sức quan trọng đảm bảo hoạt động quản lý nhà nước về ngoại thương thuận lợi, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Tuy nhiên vẫn còn nhiều ý kiến khác biệt.
Về trách nhiệm quản lý nhà nước về ngoại thương, nhiều ý kiến đề nghị quy định về thẩm quyền của Bộ Công Thương theo hướng minh bạch, có cơ chế kiểm soát, giám sát; rà soát quy định trách nhiệm của Bộ Công Thương để đảm bảo không trái với quy định về chức năng, nhiệm vụ của bộ cũng như làm rõ trách nhiệm quản lý nhà nước của các bộ, ngành có liên quan; xác định vai trò, vị trí, phân cấp trách nhiệm cho chính quyền địa phương.
Các đại biểu cũng đề nghị làm rõ hơn các quy định về cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu và giao việc quy định, ban hành danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu trong Luật cho UBTVQH thực hiện. Về việc tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu nên giao cho Thủ tướng Chính phủ thực hiện để đảm bảo về mặt thời gian vì các mặt hàng này có liên quan đến nhiều bộ, ngành.
Một số mặt hàng chuyên biệt như nông sản nên giao cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phù hợp với Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật, Luật Thú y...Về hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, có ý kiến đề nghị giao Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thẩm quyền áp dụng hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu.
Nhưng UBTVQH đề nghị giữ quy định giao Bộ trưởng Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, tổ chức có liên quan để quyết định việc áp dụng hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu.
Liên quan đến hạn ngạch thuế quan, có ý kiến đề nghị bỏ khoản 2 Điều 21 do hạn ngạch thuế quan nhập khẩu là một biện pháp tự vệ đối với hàng nhập khẩu, vì vậy việc áp dụng thuế suất ưu đãi hơn đối với lô hàng áp dụng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu là không hợp lý. Tuy nhiên đây, là một trong những biện pháp tự vệ cần thiết và phù hợp với thông lệ quốc tế. Vì vậy, UBTVQH xin Quốc hội giữ như quy định tại dự thảo Luật.
Các đại biểu cũng đề nghị cơ quan soạn thảo làm rõ một số khái niệm, quy định liên quan đến việc chỉ định thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu và thẩm quyền chỉ định của cơ quan quản lý; các quy định quản lý theo giấy phép, điều kiện XNK nhằm giảm bớt giấy phép, tăng cường cải cách thủ tục hành chính, hạn chế “xin cho”; tăng cường tính công khai minh bạch, công bằng cho doanh nghiệp.
Một số đại biểu dẫn chứng, thời gian qua có tình trạng thương lái nước ngoài núp bóng doanh nghiệp Việt Nam thu mua, ép giá hàng hóa trong nước, hàng hóa nước ngoài giả danh hàng Việt Nam. Nhiều nước trên thế giới có hệ thống phòng vệ mạnh, chặt chẽ như việc kiện doanh nghiệp bán phá giá, bảo trợ doanh nghiệp trong nước.
Do đó, một số đại biểu đề nghị nên bổ sung nội dung trên và phải có chế tài xử phạt hợp lý để doanh nghiệp trong nước được cạnh tranh lành mạnh; ngăn chặn các đối tượng có hành vi tiếp tay cho doanh nghiệp nước ngoài gây tổn hại đến nền kinh tế đất nước.
Nên thống nhất một đầu mối quản lý nợ công
Về dự thảo Luật Quản lý nợ công (sửa đổi) Trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật này, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Nguyễn Đức Hải cho biết, về cơ bản Ủy ban tán thành với việc sửa đổi Luật Quản lý nợ công, nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập của Luật hiện hành, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật.
Ủy ban Tài chính - Ngân sách cũng nêu cao yêu cầu: Việc sửa đổi phải góp phần nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý, bảo đảm an toàn, đáp ứng yêu cầu quản lý nợ công trong tình hình mới.
Tuy nhiên, theo ông Hải, nhiều ý kiến trong Ủy ban đề nghị quy định theo hướng chỉ giao một cơ quan là đầu mối thống nhất theo sự phân công của Chính phủ, để thực hiện chức năng quản lý nhà nước về nợ công.
Quy định như dự án Luật chưa phù hợp với yêu cầu đặt ra trong Nghị quyết số 07/2016 của Bộ Chính trị về chủ trương, giải pháp cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công để bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững là phải bảo đảm tập trung thống nhất trong quản lý về nợ công nhằm sớm khắc phục tình trạng “quản lý đầu tư công, nợ công còn chồng chéo, chưa gắn trách nhiệm cân đối ngân sách, vay và trả nợ với phân bổ, sử dụng vốn”.
Các ý kiến này cũng cho rằng, nếu vẫn giữ mô hình quản lý như hiện nay là chưa đáp ứng yêu cầu về cải cách hành chính và sẽ không khắc phục được các hạn chế đang diễn ra trong quản lý nợ công. Thực tế, nhiều cơ quan cùng quản lý nợ công ở các công đoạn khác nhau, dẫn đến tình trạng quản lý phân tán, việc phối hợp chưa chặt chẽ nên công tác theo dõi, tổng hợp báo cáo, quyết toán, thống kê, đặc biệt việc xác định trách nhiệm vay, trả nợ, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay, bố trí vốn đối ứng còn khó khăn, bất cập.
"Thông lệ tốt được nhiều nước trên thế giới đã và đang thực hiện là quy định rõ một đầu mối quản lý tập trung, thống nhất nguồn lực nợ công. Trường hợp cần thiết sẽ điều chỉnh các luật có liên quan cho phù hợp”- đây cũng chính là ý kiến mà đa số các thành viên của Ủy ban đưa ra, đề nghị Quốc hội cho ý kiến, ông Hải nhấn mạnh
Hữu Thành
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc với 5 dự án đầu tư kéo dài, chậm triển khai
Chỉ đạo - Điều hành 04/11/2024 13:36
Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội gặp gỡ doanh nghiệp Việt Nam tại Cuba
Chỉ đạo - Điều hành 04/11/2024 11:03
Hà Nội: Trích 7 tỷ đồng hỗ trợ 3 tỉnh miền Trung khắc phục hậu quả cơn bão số 6
Chỉ đạo - Điều hành 01/11/2024 21:41
Các cơ quan báo chí Hà Nội tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng thông tin
Chỉ đạo - Điều hành 01/11/2024 17:51
Hà Nội xem xét, thông qua đề án về giao thông thông minh
Chỉ đạo - Điều hành 01/11/2024 17:31
Chủ tịch HĐND Thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn trao Huy hiệu Đảng tặng đảng viên quận Đống Đa
Chỉ đạo - Điều hành 01/11/2024 13:51
Hà Nội đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, phấn đấu đạt 95%
Chỉ đạo - Điều hành 30/10/2024 17:21
Hà Nội tháo gỡ vướng mắc dự án chậm triển khai
Chỉ đạo - Điều hành 30/10/2024 14:07
Hà Nội nâng cấp, mở rộng nền tảng ứng dụng iHanoi
Chỉ đạo - Điều hành 29/10/2024 18:02
Khơi dậy khát vọng cống hiến vì Hà Nội xanh, văn hiến, văn minh, hiện đại của thanh niên
Chỉ đạo - Điều hành 29/10/2024 18:01