Quản lý chất lượng, giá và thuế với kinh doanh online thế nào?
Cần thắt chặt quản lý thuế kinh doanh online Tương lai cho sự phát triển của thương mại điện tử ở Việt Nam Thương mại điện tử - Sự phát triển và công tác quản lý |
Từ những vụ điển hình về sản phẩm giả, nhái được bán qua hình thức online...
Có lẽ thời điểm này, câu chuyện kinh doanh online, livestream bán hàng trên các sàn thương mại điện tử, các trang mạng xã hội như facebook, zalo, tiktok… không phải là câu chuyện mới đối với người tiêu dùng. Nhưng ít ai ngờ rằng, với mô hình kinh doanh online này đã và đang mang lại giá trị lớn và thu nhập “khủng” cho không ít người bán hàng.
Thực tế sức hấp dẫn của hình thức bán hàng online với tính năng hỗ trợ quảng cáo từ facebook, đã giúp cho người kinh doanh dễ dàng tiếp cận người mua hàng với chỉ một cái click chuột. Cụ thể, người tiêu dùng chỉ cần vào facebook tìm kiếm bất kỳ một sản phẩm nào đó, ngay lập tức “hàng tá” mẫu mã, địa chỉ kho hàng xuất hiện. Trong khi đó, hình thức bán hàng livestream, lại được xem như một dạng truyền hình trực tiếp mang tính tương tác cao giữa người bán với người xem. Qua đó, giúp người mua có thể chủ động thắc mắc về sản phẩm và được trả lời ngay. Sau đó, chỉ cần để lại số điện thoại, lập tức sẽ có người liên hệ chốt đơn hàng.
Hàng giả, hàng nhái bán qua hình thức online bị lực lượng chức năng xử lý. (Ảnh: cơ quan QLTT cung cấp) |
Thao tác mua bán diễn ra rất nhanh,với nhiều mức giá “ưu đãi” chỉ có trong giờ livestream, hay trong thời gian “khuyến mại” cụ thể mà các “kho” hàng đưa ra, đã tạo sức hút rất lớn với người tiêu dùng, đặc biệt là những tín đồ “nghiện” mua sắm online. Tuy nhiên, bên cạnh các trang thương mại điện tử, các địa chỉ facebook, zalo… làm ăn nghiêm chỉnh, tạo dựng độ tin tưởng với người tiêu dùng; thì nhiều đối tượng đã lợi dụng sự sôi động, sự quản lý lỏng lẻo của các cơ quan nhà nướcđối với loại hình kinh doanh này để kiếm lời, khi cố gắng tuồn số lượng lớn hàng giả, hàng lậu, hàng hóa không rõ nguồn gốc vào tiêu thụ.
Còn nhớ trong năm 2021, vợ của một diễn viên hài nổi tiếng khu vực phía Nam khi livestream bán các mặt hàng như nước hoa và một số sản phẩm tiêu dùng khác có dấu hiệu giả, nhái đã bị lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Đồng Nai phát hiện và xử lý. Trong quá trình kiểm tra, lực lượng chức năng đã phát hiện hơn 1.000 chai nước hoa gồm hàng hóa giả mạo Chanel, Gucci được người phụ nữ này thường xuyên đăng bán online. Đây là hai nhãn hiệu đã được bảo hộ độc quyền tại Việt Nam. Với những vi phạm trên, Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Nai đã xử phạt hành chính với mức tiền 51,25 triệu đồng...
Cũng trong năm 2021, trong đợt “tổng tấn công” của lực lượng Quản lý thị trường vào 8 kho hàng livetream quy mô lớn ở Hà Nội, Hưng Yên; lực lượng chức năng đã thu giữ hàng chục tấn sản phẩm là mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, thời trang, đồ gia dụng, phần lớn đều không có giấy tờ hợp pháp và được giới thiệu là hàng Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức… các kho hàng này thường bán livetream trên các trang như “Chego hàng Nhật EU” và giao dịch thông qua các ứng dụng trên điện thoại như zalo, viber.
Cụ thể tại Hà Nội, lực lượng Quản lý thị trường tổ chức kiểm tra kho hàng ở quận Long Biên do ông Bùi Quyết Thắng làm chủ. Thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng ghi nhận hàng trăm mặt hàng là các sản phẩm thời trang, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, hàng tiêu dùng thiết yếu được vứt hỗn độn thành từng đống. Qua kiểm đếm, lực lượng chức năng đã thu giữ gần 3.200 sản phẩm là mỹ phẩm, thực phẩm do nước ngoài sản xuất không có hóa đơn chứng từ, trị giá gần 400 triệu đồng. Những mặt hàng này hầu hết được bán qua livestream, facebook với hàng chục nghìn người theo dõi…
Đến bán hàng online - “con gà đẻ trứng vàng”
Bất chấp việc liên tiếp các cơ quan chức năng phát hiện, xử lý nhiều trường hợp kinh doanh, bán hàng online không rõ nguồn gốc, bán hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng… thế nhưng, không khó để đâu đó chúng ta bắt gặp những câu chuyện thường ngày khi nhiều người bảo nhau: “Dạo này kinh tế khó khăn quá, hay là bán hàng online nhỉ?”. Vậy là, bằng cách nào đó, nhiều người rủ nhau làm “nghề tay trái” với hình thức bán hàng online để kiếm thêm thu nhập. Không ít người thất bại, nhưng cũng không hiếm người thành công, mang lại thu nhập “khủng” từ kinh doanh online mà không bị ngành thuế “hỏi thăm”.
Thương mại điện tử trong kỷ nguyên số là xu hướng không thể đảo ngược. Điều mà nhiều người cho rằng với những doanh nghiệp có pháp nhân thì kinh doanh online bao giờ cũng có sự quản lý rất chặt của các cơ quan chức năng, nhưng với các cá nhân kinh doanh các sản phẩm trên không gian mạng thì cơ quan quản lý kiểm tra chất lượng đầu vào ra sao? Cơ cấu giá thành thế nào? Tiền đóng thuế trên doanh số bán hàng ra sao? Một người đi làm thu nhập 9 triệu đồng đã thuộc diện nộp thuế thu nhập thì không có lý do gì quản lý lỏng việc thu thuế kinh doanh online. Cạnh đó, trong khi kinh doanh online thường phải bỏ số tiền khá lớn để chạy quảng cáo trên các trang mạng xã hội thì không có lý do gì chúng ta lại không thu thuế triệt để hình thức kinh doanh phát đạt này. |
Sau hơn một năm nghỉ việc vì trường mầm non đóng cửa do ảnh hưởng của dịch Covid-19, chuyển hướng sang kinh doanh thực phẩm chức năng online, đồ gia dụng, mỗi tháng chị Nguyễn Thị Thu (quận Hà Đông, Hà Nội) thu về được 40-50 triệu/tháng, thậm chí có tháng đông khách, lợi nhuận của chị lên tới hơn 70-80 triệu đồng/tháng; số tiền lớn hơn nhiều so với mức thu nhập làm giáo viên mầm non trước đây. Trong khi đó, đề cập đến chất lượng sản phẩm chị Thu cho biết, kho hàng đảm bảo là hàng thật, có tem nhãn của nhà sản xuất, nhưng hàng có “xịn” thật không thì chị cũng không rõ.
Chị Thu cũng cho biết, vì mới tham gia bán hàng nên thu nhập của chị còn khiêm tốn, nhưng nhiều anh chị trong giới thu nhập rất “khủng”, kinh doanh tự do có một vài năm nhưng giờ đã mua được nhà, mua được xe hơi. “Kiếm tiền từ bán hàng online không cần thuê mặt bằng, không phải đi làm thuê, lại được chủ động về thời gian. Ai có lộc buôn bán và đi đúng hướng thì nhanh phất lắm”, chị Thu chia sẻ.
Cũng lấn sân sang kinh doanh online như chị Thu, nhưng có “thâm niên” với nghề hơn, chị Nguyệt Anh (Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết, khác với thời điểm chập chững bước chân vào nghề, một năm trở lại đây, để bắt kịp xu thế, chị đã đẩy mạnh việc livestream bán hàng và thấy hiệu quả rõ rệt.
Theo chị Nguyệt Anh, để việc kinh doanh hiệu quả hơn, chị đầu tư tiền vào việc chạy quảng cáo facebook, tạo tương tác ảo, để có thể tiếp cận nhiều hơn với người mua. Nhờ vậy, mỗi lần livestream của chị thu hút hàng trăm, có lần cả nghìn người theo dõi. Lượng đơn hàng cũng tăng hơn đáng kể. Đáng chú ý, tổng doanh thu của cửa hàng thời điểm này bằng tổng doanh thu 4-5 tháng trước khi chưa bán hàng livestream cộng lại.
Vài năm trở lại đây, khi dịch Covid-19 liên tục bùng phát, diễn biến phức tạp, phương thức mua-bán hàng online ngày càng phổ biến, nhất là khi hiện nay hình thức quảng cáo trực tuyến, livestream bán hàng xuất hiện rầm rộ trên các trang mạng xã hội. Từ đồ điện tử, quần áo, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng đến các loại thực phẩm như bánh trái, thịt, hải sản… cũng đều được livetream bán hàng qua mạng.
Nhiều group bán hàng riêng có số lượng thành viên lên tới hàng trăm nghìn người. Đặc biệt, thời gian qua khi cả nước đâu đâu cũng hình thành các khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp, rất nhiều sân golf đã, đang và sẽ mọc lên đi kèm đó là nhu cầu chơi golf của một bộ phận người có thu nhập cao ngày càng nhiều.
Có cung ắt có cầu, trên không gian mạng, nhất là facebook xuất hiện rất nhiều cá nhân lập các trang để kinh doanh phụ kiện golf. Theo tìm hiểu của chúng tôi, doanh số bán hàng và lợi nhuận thu về hàng tháng là không hề nhỏ.
Livestream bán hàng trên mạng trở thành “gà đẻ trứng vàng” của giới kinh doanh online. Những người bán hàng online này thường tận dụng nơi ở của mình để chứa hàng và đồng thời cũng là nơi để livestream quảng cáo sản phẩm. Chỉ cần một chiếc điện thoại được kết nối mạng internet, người bán hàng vẫn có thể dễ dàng chốt hàng trăm đơn mỗi ngày.
Chúng ta cũng không thể phủ nhận hiệu quả tích cực mà hình thức bán hàng online mang lại, thế nhưng, hình thức bán hàng này lại đang bộc lộ những lỗ hổng về chất lượng hàng hóa, về quản lý, khi nhiều sản phẩm chưa qua kiểm duyệt, giả nhái vẫn tràn làn đến tay người tiêu dùng.
Trong khi đó, việc xử lý vi phạm của lực lượng chức năng như “muối bỏ bể” và vẫn chỉ mang tính hình thức, điều này không chỉ gây thiệt hại cho người tiêu dùng, thương hiệu của các doanh nghiệp, mà còn gây thất thu thuế cho Nhà nước và đặc biệt làm mất niềm tin của người tiêu dùng vào lực lượng quản lý.
Để xử lý triệt để vấn nạn này, theo các chuyên gia kinh tế, cơ quan quản lý cần sớm sửa đổi các quy định pháp luật để phù hợp với thực tế, cũng như định hướng, quản lý ngành nghề này hoạt động theo đúng pháp luật./.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cơ hội làm việc tại Australia cho lao động Việt Nam
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Cải tạo một loạt chung cư cũ góp phần hạ nhiệt giá nhà
Gắn kết tự nhiên và phát triển bền vững nhờ nông nghiệp sinh thái ở Tây Bắc
Chấn chỉnh lái xe buýt vi phạm Luật Giao thông đường bộ
Doanh nhân Vũ Minh Châu được vinh danh vì sự nghiệp phát triển ngành mỹ nghệ kim hoàn đá quý Việt Nam
Đêm nay, Hà Nội cấm lưu thông trên đường Văn Khê
Tin khác
Hôm nay (21/12): Giá vàng thế giới bật tăng trở lại
Thị trường 21/12/2024 10:20
Tỷ giá USD hôm nay (21/12): Đồng USD giảm nhẹ
Thị trường 21/12/2024 10:20
Giá xăng dầu hôm nay (21/12): Giá dầu thế giới quay đầu bật tăng
Thị trường 21/12/2024 09:53
Ngày đông, ngô khoai nướng đắt hàng
Thị trường 20/12/2024 12:22
Ngày hôm nay (20/12): Giá xăng dầu thế giới giảm, trong nước tăng mạnh
Thị trường 20/12/2024 08:18
Tỷ giá USD hôm nay (20/12): Đồng USD tăng "nóng"
Thị trường 20/12/2024 06:56
Giá vàng hôm nay (20/12): Giá vàng thế giới và vàng trong nước cùng lao dốc
Thị trường 20/12/2024 06:46
Giá vàng lấy lại đà tăng sau động thái của Fed
Thị trường 19/12/2024 16:28
Ngày 19/12: Giá dầu thế giới giảm, trong nước giá xăng dự báo tăng chiều nay?
Thị trường 19/12/2024 08:11
Giá xăng dầu hôm nay (18/12): Giá dầu thế giới tiếp đà giảm
Thị trường 18/12/2024 07:45