Thương mại điện tử - Sự phát triển và công tác quản lý

(LĐTĐ) Thế giới đã đi trước chúng ta nhiều năm về thương mại điện tử, do đó, những bài học trong sự phát triển và quản lý của họ chắc chắn sẽ đem lại cho Việt Nam những bài học bổ ích.
Nhãn, xoài Sơn La chính thức xuất hiện trên các sàn thương mại điện tử Nền tảng số: Công cụ hỗ trợ doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm Hỗ trợ tiêu thụ hành tím Sóc Trăng trên nền tảng thương mại điện tử và “Gian hàng Việt trực tuyến”

Nhiều kẽ hở trong quản lý thương mại điện tử

Ở thị trường Việt Nam, nhất là thời gian có dịch, thương mại online phát triển nhanh chóng. Theo thống kê của Bộ Công Thương trong năm 2020, quy mô doanh thu từ thương mại điện tử đạt được khoảng 12 tỷ USD. Tốc độ tăng trưởng tăng 18% so với năm 2019. Trên thực tế, vì chúng ta chưa thống kê hết được, do đó chắc chắn con số này còn lớn hơn khá nhiều.

Về vấn đề quản lý, hiện Việt Nam đang quản lý kênh thương mại điện tử trên cơ sở Nghị định 52/2013/NĐCP ngày 16/5/2013 về thương mại điện tử. Đi đôi với đó là Thông tư số 47/2014/TTBCT của Bộ Công Thương ngày 5/12/2014 quy định về quản lý các trang web của thương mại điện tử, ngoài ra chúng ta còn được biết thương mại điện tử còn chịu sự điều chỉnh của các Luật Thương mại, Luật Dân sự, Luật Giao dịch điện tử, Luật bảo vệ tiêu dùng,...

Thương mại điện tử - Sự phát triển và công tác quản lý
Nhiều kẽ hỡ trong quản lý hoạt động thương mại điện tử ở Việt Nam

Tuy nhiên, hoạt động này trên thực tế còn rất nhiều sơ hở, trước hết là các văn bản pháp quy kể trên không theo kịp sự phát triển nhanh, phức tạp như các hình thức bán hàng thương mại điện tử hiện nay. Chúng ta hãy điểm qua những kẽ hở và những rủi rõ trong hình thức giao dịch tiên tiến này.

Theo quy định hiện hành, đối với các sàn giao dịch thương mại điện tử thì các trang web bán hàng đều phải đăng kí với Cục Thương mại điện tử và kinh tế số của Bộ Công Thương và chỉ hoạt động sau khi được cấp phép, tuy nhiên trong thực tế, có hàng chục ngàn trang web bán hàng đang quảng cáo và bán hàng một cách công khai trên thị trường, thậm chí doanh thu rất cao mà ít bị các cơ quản xử lý.

Cũng theo quy định, chất lượng hàng hóa, nguồn gốc xuất xứ hàng hóa bán ra đều phải được đăng kí và kiểm soát chặt chẽ, tuy nhiên trong thực tế, các cơ quan chức năng chưa thể kiểm soát được những quy định đã nêu ở trên. Đặc biệt việc mua bán trên mạng hiện nay đa phần đều chưa có hóa đơn chứng từ và sổ sách kế toán hợp pháp (trong thực tế cũng có sổ sách, nhưng đó là sổ sách nội bộ của họ).

Tình hình trên cho ta thấy, chắc chắn những rủi ro khi mua hàng sẽ đẩy về người tiêu dùng xã hội - rủi ro lớn nhất là một số trang web bán hàng hoặc các hình thức bán hàng trên các nền tảng trực tuyến như youtube, facebook, zalo,… lợi dụng lòng tin của khách để bán hàng rởm, hàng giả, hàng không đúng như quảng cáo. Khi sự việc đã xảy ra, người tiêu dùng ít có điều kiện để khiếu kiện và giải quyết mặc dù chúng ta có đầy đủ các cơ quan đang hiện diện như Cục quản lý cạnh tranh – Bảo vệ người tiêu dùng, Hiệp hội bảo vệ Người tiêu dùng, Hiệp hội bán lẻ, Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ,…

Cùng đó, chúng ta rất ít thấy những vụ việc khiếu kiện vi phạm trong việc bán hàng qua mạng bị xử lý một cách nghiêm khắc và mang tính chất răn đe thật sự. Mặt khác theo quy định hiện hành, các sàn giao dịch điện tử được xác định chỉ là một đơn vị cho thuê quảng cáo và bán hàng cho các tổ chức và cá nhân để thu tiền, họ không phải chịu trách nhiệm khi có sự việc xảy ra, đó thực sự là một sơ hở.

Có những hành động vi phạm Luật bảo vệ Người tiêu dùng như các công ty Lazada, Shopee khi giao hàng cho khách, người mua lại không được kiểm tra hàng trước khi thanh toán. Hành động này được công khai công bố mà không bị “thổi còi”. Trong khi đó, về vấn đề tài chính, chuyện rò rỉ thông tin qua các tài khoản mua hàng trực tuyến đã bị lợi dụng không phải là cá biệt cũng chưa bị ngăn chặn và xử lý.

Cần xây dựng quy định quản lý chặt chẽ, đúng pháp luật

Hiện nay bất kể ai, bất kể tổ chức nào cũng có thể bán hàng một cách thoải mái qua các nền tảng trực tuyến như đã nói ở trên mà không phải xin phép một tổ chức cơ quan nào. Các quy định này chưa có trong các nghị định và thông tư hiện hành của ngành Công Thương Việt Nam. Mặt khác chế tài xử lý các hành vi vi phạm của các tổ chức và cá nhân cũng chưa được quy định cụ thể. Chính vì vậy, vì lợi nhuận, họ có thể vượt qua các quy định của pháp luật để vi phạm vì chúng ta còn đang rất sơ hở.

Về vấn đề thất thu thuế, chính vì những quy định quản lý ở trên còn những thiếu sót cho nên việc lợi dụng bán hàng trốn thuế là một logic mà nguồn thu ngân sách bị thất thu không phải là nhỏ. Trong thực tế, chỉ kiểm tra một số đơn vị chưa phải là kinh doanh lớn, các cơ quan thuế đã một cá nhân đến hàng tỷ tiền thuế trong 1 đợt rà soát. Điều đó chứng tỏ cần phải tập trung chống thất thu thuế ở lĩnh vực này một cách khoa học và hiệu quả hơn.

Trước tình hình phức tạp ở trên, chúng ta phải làm gì, trước hết Nhà nước, mà chính là Bộ Công Thương, Cục Thương mại điện tử kinh tế số, Bộ Tài chính, cùng các địa phương cần phối hợp để xây dựng các quy định chặt chẽ, đúng pháp luật với hình thức kinh doanh này, vừa khuyến khích kinh doanh một cách hợp pháp, vừa chống thất thu ngân sách Nhà nước, đồng thời bảo vệ các doanh nghiệp kinh doanh online chân chính.

Cần phải có những quy định chặt chẽ về mở sổ sách kế toán, hóa đơn chứng từ, địa điểm kinh doanh. Giao trách nhiệm cho chính quyền cơ sở phải quản lý từ gốc mới phát sinh. Bởi người sát nhất chính là các cấp chính quyền, quận phường xã ở các địa phương. Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng quản lý từ đầu ra tới đầu vào của luồng hàng hóa kinh doanh của các tổ chức cá nhân trên các địa bàn ở thị trường nội địa. Cần công khai doanh thu nộp ngân sách ở các địa phương khác các tổ chức kinh doanh offline và online tại chính các địa phương và họ đang hoạt động như tỉnh Quảng Ninh đã đi đầu trong vấn đề này.

Cần phải gắn trách nhiệm của các trang bán hàng cho thuê các quầy hàng kinh doanh qua mạng khi xảy ra những vụ việc vi phạm quyền lợi người tiêu dùng về chất lượng, giá cả hàng hóa,... Chúng ta cũng có lời khuyên cho những người tiêu dùng cần phải biết nhìn nhận, đánh giá các trang web kinh doanh mạng làm ăn tử tế để gửi gắm đồng tiền của mình khi mua sắm, giảm bớt tới mức tối đa những khiếu kiện tranh chấp có thể xẩy ra cho mình.

Thương hiệu của một doanh nghiệp bán offline hay online điểm cao nhất chính là niềm tin đối với khách hàng gần xa. Để mất niềm tin là mất tất cả, hãy kinh doanh một cách chân chính bằng chính năng lực và đạo đức kinh doanh của mình thì mới tồn tại và phát triển lâu dài trên thị trường đầy tiềm năng này.

Chuyên gia Vũ Vinh Phú

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Huyện Thạch Thất: Nhân rộng các mô hình, nâng cao chất lượng dân số

Huyện Thạch Thất: Nhân rộng các mô hình, nâng cao chất lượng dân số

(LĐTĐ) Trong 6 tháng đầu năm 2024, có 20/23 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thạch Thất tổ chức chiến dịch cung cấp dịch vụ dân số. Các mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại cộng đồng; chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên... tiếp tục được nhân rộng qua đó góp phần nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn.
Ra mắt cuốn sách về Quốc hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ra mắt cuốn sách về Quốc hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Hà Nội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ban Tuyên giáo Trung ương và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp tổ chức Lễ ra mắt cuốn sách “Quốc hội trong tiến trình đổi mới đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
LĐLĐ huyện Sóc Sơn: Biểu dương 114 gia đình công nhân viên chức lao động tiêu biểu

LĐLĐ huyện Sóc Sơn: Biểu dương 114 gia đình công nhân viên chức lao động tiêu biểu

(LĐTĐ) Sáng 16/7, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Sóc Sơn đã tổ chức hội nghị biểu dương Chủ tịch Công đoàn cơ sở xuất sắc tiêu biểu; biểu dương gia đình công nhân, viên chức, lao động tiêu biểu năm 2024; tặng quà cán bộ công đoàn là thương binh, con liệt sỹ năm 2024; kỷ niệm 95 năm Ngày Thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024).
Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

(LĐTĐ) Nhằm tuyên truyền sâu, rộng 2 bộ Quy tắc ứng xử trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Thủ đô, duy trì thành nề nếp, thường xuyên, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã ban hành kế hoạch 495/KH-SVHTT tổ chức các hoạt động tuyên truyền thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội và Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024.
LĐLĐ thành phố Hà Nội gặp mặt cán bộ Công đoàn Thủ đô qua các thời kỳ

LĐLĐ thành phố Hà Nội gặp mặt cán bộ Công đoàn Thủ đô qua các thời kỳ

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), ngày 16/7, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã tổ chức gặp mặt các thế hệ cán bộ Công đoàn Thủ đô qua các thời kỳ.
Đảm bảo an toàn tại các bể bơi trên địa bàn huyện Mỹ Đức

Đảm bảo an toàn tại các bể bơi trên địa bàn huyện Mỹ Đức

(LĐTĐ) Mới đây, đoàn kiểm tra liên ngành lĩnh vực văn hoá thông tin và thể thao huyện Mỹ Đức (Hà Nội) đã kiểm tra công tác đảm bảo an toàn, hoạt động kinh doanh bể bơi.
Quý vật tìm quý nhân

Quý vật tìm quý nhân

(LĐTĐ) Trong cuộc sống đầy bon chen và xô bồ, có những giá trị không thể đong đếm bằng tiền bạc hay vật chất. Ngay cả khi xã hội phát triển theo hướng hiện đại và thay đổi nhanh chóng, triết lý “Quý vật tìm quý nhân” vẫn luôn giữ nguyên giá trị của nó, nhắc nhở chúng ta rằng, mọi vật quý giá đều cần tìm đến những tâm hồn biết trân trọng và nâng niu chúng. Đó không chỉ là một niềm tin mà là một chân lý mãi mãi tồn tại trong mọi thời đại.

Tin khác

Giá vàng hôm nay: Xu hướng tiếp tục tăng

Giá vàng hôm nay: Xu hướng tiếp tục tăng

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay tại thời điểm 6h sáng, giá vàng SJC trong nước quanh ngưỡng 74,98 - 76,98 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Giá vàng nhẫn quanh mức 75,15 - 77,45 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Mỗi năm giảm tiền thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất gần 200 nghìn tỷ đồng

Mỗi năm giảm tiền thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất gần 200 nghìn tỷ đồng

(LĐTĐ) Bên cạnh việc tập trung thực hiện đầy đủ, đồng bộ các giải pháp tài chính - ngân sách đã đề ra, Bộ Tài chính đã điều hành chính sách tài khóa chủ động, linh hoạt, hỗ trợ nền kinh tế, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân, phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Xúc tiến thương mại: “Đòn bẩy” cho doanh nghiệp Thủ đô phát triển

Xúc tiến thương mại: “Đòn bẩy” cho doanh nghiệp Thủ đô phát triển

(LĐTĐ) Năm 2024, mặc dù thị trường thế giới còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, thách thức, song công tác xúc tiến thương mại đã mang lại hiệu quả rõ rệt cho cộng đồng doanh nghiệp cả nước nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng. Trong đó, với việc chương trình xúc tiến thương mại liên tục được tổ chức, được xem là “đòn bẩy” giúp các doanh nghiệp giới thiệu, quảng bá các sản phẩm thế mạnh, sản phẩm đặc trưng của Hà Nội vươn ra thị trường thế giới.
Sơn Tây: Giá trị sản xuất ngành thương mại - dịch vụ 6 tháng đầu năm ước đạt 3.324 tỷ đồng

Sơn Tây: Giá trị sản xuất ngành thương mại - dịch vụ 6 tháng đầu năm ước đạt 3.324 tỷ đồng

(LĐTĐ) Theo Ủy ban nhân dân thị xã Sơn Tây, trong 6 tháng đầu năm 2024, giá trị sản xuất ngành thương mại - dịch vụ ước đạt 3.324 tỷ đồng, tăng 15,1% so với cùng kỳ.
Giá vàng thị trường quốc tế vượt qua ngưỡng 2.400 USD/ounce

Giá vàng thị trường quốc tế vượt qua ngưỡng 2.400 USD/ounce

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay (12/7), thị trường quốc tế tiếp tục tăng mạnh, vượt qua ngưỡng 2.400 USD/ounce.
Doanh nghiệp rượu, bia kiến nghị lùi thời gian áp Thuế tiêu thụ đặc biệt

Doanh nghiệp rượu, bia kiến nghị lùi thời gian áp Thuế tiêu thụ đặc biệt

(LĐTĐ) Theo các doanh nghiệp rượu, bia tăng thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ làm tăng giá bán sản phẩm và dẫn đến giảm mạnh nhu cầu tiêu thụ trong bối cảnh thu nhập của người tiêu dùng giảm trong giai đoạn năm 2024 - 2025. Vì vậy, cần xem xét giảm mức tăng Thuế tiêu thụ đặc biệt và giãn lộ trình tăng.
6 tháng đầu năm kim ngạch xuất khẩu của Hà Nội đạt 28,6 tỷ USD

6 tháng đầu năm kim ngạch xuất khẩu của Hà Nội đạt 28,6 tỷ USD

(LĐTĐ) 6 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của thành phố Hà Nội ước đạt 8,9 tỷ USD, tăng 11%; trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 19,7 tỷ USD, tăng 14,9% so với cùng kỳ năm 2023. Tính chung 6 tháng, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Thủ đô đạt 28,6 tỷ USD, tăng 13,7% so với cùng kỳ năm 2023.
Hà Nội: Sản xuất công nghiệp quý II/2024 tăng 5,7% so với cùng kỳ 2023

Hà Nội: Sản xuất công nghiệp quý II/2024 tăng 5,7% so với cùng kỳ 2023

(LĐTĐ) Nhờ có nhiều giải pháp tích cực nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, nên bước sang quý II/2024, hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội có nhiều tín hiệu tích cực khi các đơn hàng tiếp tục tăng. Qua đó, đưa chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) quý II/2024 tăng 5,7% so với cùng kỳ năm 2023.
Sức bật từ phục hồi sản xuất - kinh doanh

Sức bật từ phục hồi sản xuất - kinh doanh

(LĐTĐ) Báo cáo Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) của S&P Global công bố đầu tháng 7/2024 ghi nhận ngành sản xuất của Việt Nam gia tăng mạnh vào cuối quý II và có bốn tháng duy trì ngưỡng hơn 50 điểm.
Giá vàng nhẫn tăng liên tục

Giá vàng nhẫn tăng liên tục

(LĐTĐ) Giá vàng ngày (7/7), thị trường quốc tế đánh dấu một tuần tăng vọt áp sát mốc 2.400 USD/ounce. Trong khi đó, giá vàng nhẫn cũng có một tuần tăng liên tục.
Xem thêm
Phiên bản di động