Cần thắt chặt quản lý thuế kinh doanh online
Tương lai cho sự phát triển của thương mại điện tử ở Việt Nam Thương mại điện tử - Sự phát triển và công tác quản lý |
Thu nhập cao từ “nghề tay trái”
Không khó để bắt gặp những câu chuyện thường ngày khi nhiều người bảo nhau: “Dạo này kinh tế khó khăn quá, hay là bán hàng online nhỉ?”. Vậy là, bằng cách nào đó, nhiều người rủ nhau làm “nghề tay trái” bằng cách bán hàng online để kiếm thêm thu nhập. Không ít người thất bại, nhưng cũng không hiếm người thành công, mang lại thu nhập “khủng” từ kinh doanh online mà không bị ngành Thuế “hỏi thăm”.
Ảnh minh họa |
Chị Trần Thị Hồng – nhân viên tại một phòng bán vé du lịch ở quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) phải nghỉ việc do dịch Covid-19 từ giữa năm 2020. Chị Hồng về quê ở một vùng ven đô Hà Nội sống và làm công việc chăm sóc vườn nông sản hoa màu của gia đình. Trong quá trình “bỏ phố về quê”, từ vườn rau, quả nhà mình, chị đã học cách chế biến đồ uống giảm cân và bán qua mạng. Không ngờ, việc kinh doanh đồ uống của chị lại được nhiều người yêu thích, số đơn hàng mà chị “chốt” được trong một ngày lên đến 8-10 đơn (mỗi đơn từ 800 nghìn đồng đến hơn một triệu đồng tùy theo lộ trình của người sử dụng) mang đến thu nhập ngoài sức tưởng tượng cho chị và gia đình. Chị Hồng cho biết, vì không am hiểu về kinh doanh nhiều, chị chỉ làm theo bản năng và nghĩ “bán mấy chai nước hoa quả qua mạng, sao phải đóng thuế”.
Không chỉ riêng chị Hồng, chị Nguyễn Quỳnh Hoa (quận Hoàng Mai, Hà Nội) trong lúc giãn cách xã hội đã bán gạo quê qua mạng. Mùa dịch, nhu cầu mua hàng qua mạng rất lớn. Riêng chỉ bán trong khu chung cư nơi chị sống mỗi ngày đã bán được 10 – 20 đơn hàng, tính lãi mỗi ngày chị thu được từ 500 đến 800 nghìn đồng. Sau khi thành phố Hà Nội hết giãn cách xã hội, số đơn hàng có giảm đi đôi chút nhưng chị Hoa đã nghĩ cách kinh doanh một số mặt hàng kèm theo, khiến cho thu nhập chỉ có tăng không giảm. Chị Hoa cho biết, với thu nhập trên dưới 1 triệu đồng/ngày, tính ra mỗi tháng cũng chưa đến 30 triệu đồng, đây là con số không đáng kể cho nên chưa chắc phải đóng thuế. “Nếu cơ quan thuế yêu cầu, tôi sẽ nộp”, chị Hoa cho biết.
Mua hàng online chắc chắn không còn xa lạ với nhiều người, nhất là khi hiện nay hình thức quảng cáo trực tuyến xuất hiện rầm rộ trên các trang mạng xã hội. Từ đồ điện tử, quần áo, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng đến các loại thực phẩm như bánh trái, thịt, hải sản… cũng đều được rao bán qua mạng. Thậm chí, nhiều group bán hàng riêng có số lượng thành viên lên tới hàng trăm nghìn người. Đơn cử như group “Chợ hải sản Hà Nội” với hơn 208 nghìn thành viên tham gia.
Theo Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính), cá nhân bán hàng online thuộc diện điều chỉnh của pháp luật về thuế đối với cá nhân kinh doanh và phải thực hiện nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật thuế hiện hành tại Thông tư 40/2021/TT-BTC. Thời gian qua, Bộ Tài chính đã chủ động triển khai các giải pháp tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế, phối hợp với các cơ quan có liên quan để khai thác thông tin từ đó đôn đốc cá nhân có hoạt động kinh doanh online tự kê khai, nộp thuế theo quy định. Đối với trường hợp cá nhân kinh doanh online đã thuộc diện quản lý của cơ quan thuế thì phải cập nhật thông tin về giao dịch trên mạng của cá nhân kinh doanh để làm cơ sở điều chỉnh doanh thu kinh doanh nếu chưa phù hợp; đồng thời đề xuất sửa đổi chính sách pháp luật về quản lý thuế theo hướng tăng cường trách nhiệm của người nộp thuế và các tổ chức, cá nhân có liên quan. |
Trái ngược với hình thức kinh doanh trực tiếp chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19, kinh doanh online, bán hàng qua mạng xã hội như facebook, zalo càng phát triển nở rộ, mang tới doanh thu không nhỏ cho nhiều cá nhân bán hàng online. Theo tìm hiểu, hầu hết người bán hàng online chỉ coi hình thức kinh doanh này là “nghề tay trái” hay kiếm thêm thu nhập nên ít người có giấy phép kinh doanh. Thế nên, dù doanh thu từ kinh doanh online không hề nhỏ nhưng hiện nay hầu hết người bán hàng online đều không phải kê khai, thực hiện nghĩa vụ thuế với Nhà nước.
Khó nhưng vẫn phải quản
Thông tư 40/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được ban hành ngày 1/6/2021 và có hiệu lực vào ngày 1/8/2021 có quy định, cá nhân kinh doanh không phân biệt kinh doanh theo hình thức truyền thống hay kinh doanh thương mại điện tử, livestream bán hàng trên nền tảng mạng xã hội, đều thuộc diện chịu thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân nếu có phát sinh doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở lên.
Tuy nhiên theo luật sư Lê Lưu Phú - Phó Giám đốc Công ty Luật Gia Nguyễn và Cộng sự (Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội), việc thu thuế đối với kinh doanh qua mạng rất khó triển khai và chưa có giải pháp hữu hiệu. Theo thống kê thực tế, nhiều tài khoản facebook, zalo kinh doanh có doanh thu hàng tỷ đồng/năm nhưng không hề bị tính thuế. Các cá nhân kinh doanh online qua mạng có doanh thu lớn nhưng không đóng thuế vừa làm thất thu cho ngân sách Nhà nước vừa không công bằng với các cá nhân bán hàng truyền thống. Sự bùng nổ của hình thức kinh doanh này gây khó khăn, phức tạp trong công tác kiểm soát và quản lý. Tuy nhiên không phải vì khó mà buông lỏng quản lý hoặc cấm kinh doanh. Theo quy định của pháp luật thì trường hợp không kê khai và nộp thuế theo quy định được coi là hành vi trốn thuế, gian lận thuế, những trường hợp này nhẹ thì bị xử lý hành chính hoặc bị xử lý hình sự theo Điều 200 của Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi 2017 với khung hình phạt cao nhất lên đến 7 năm tù", Luật sư Lê Lưu Phú thông tin.
Chuyên gia kinh tế, tiến sĩ Nguyễn Minh Phong cho rằng, hiện nay quy định tại Việt Nam về kinh doanh online chưa đầy đủ nên xuất hiện nhiều kẽ hở. Vì vậy, ngành thuế cần phải có cơ sở công nghệ quản lý tốt; đồng thời có luật pháp về vấn đề kinh doanh online và hệ thống quản lý chặt chẽ hơn. Song song với đó là có giải pháp nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ; tập huấn, tuyên truyền để người dân có ý thức tự giác thực hiện nghĩa vụ thuế theo quy định.
Với một thị trường rộng lớn như mạng xã hội thì việc kiểm tra, quản lý của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đối với người kinh doanh online là vô cùng khó khăn. Việc trao đổi kinh doanh diễn ra hàng ngày hàng giờ với tốc độ nhanh chóng, mẫu mã sản phẩm gồm nhiều chủng loại, khách hàng đa dạng từ ngành nghề, độ tuổi, quốc tịch khiến cho công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường trực tuyến cũng gặp không ít khó khăn, thách thức. Tuy nhiên, không vì khó mà buông lỏng quản lý. /.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Giá xăng dầu hôm nay (5/11): Giá dầu thế giới tiếp đà tăng mạnh
Tỷ giá USD hôm nay (5/11): Đồng USD thị trường tự do quay đầu giảm
Giá vàng hôm nay (5/11): Vàng trong nước đồng loạt giảm mạnh
Tuyên truyền Luật Thủ đô năm 2024 đến người lao động ngành Xây dựng Hà Nội
Ngắm nhìn vẻ đẹp của Hà Nội với loạt tranh vẽ bằng bút bi
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 5/11: Sáng sớm có mưa rào, trời chuyển rét
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Tin khác
Giá xăng dầu hôm nay (5/11): Giá dầu thế giới tiếp đà tăng mạnh
Thị trường 05/11/2024 07:11
Tỷ giá USD hôm nay (5/11): Đồng USD thị trường tự do quay đầu giảm
Thị trường 05/11/2024 06:53
Giá vàng hôm nay (5/11): Vàng trong nước đồng loạt giảm mạnh
Thị trường 05/11/2024 06:49
Giá xăng dầu hôm nay (4/11): Giá dầu thế giới tiếp tục tăng
Thị trường 04/11/2024 07:33
Tỷ giá USD hôm nay (4/11): Thị trường tự do tiếp tục tăng
Thị trường 04/11/2024 07:30
Giá vàng hôm nay (4/11): Vàng miếng và vàng nhẫn giữ ổn định
Thị trường 04/11/2024 07:19
Siết chặt quản lý thuế các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới
Tài chính 04/11/2024 06:35
Hà Nội: Thu ngân sách 10 tháng năm 2024 đạt 425,2 nghìn tỷ đồng
Infographic 03/11/2024 16:37
Giá xăng dầu hôm nay (3/11): Giá dầu cuối tuần giảm nhiệt sau đà tăng mạnh
Thị trường 03/11/2024 07:28
Tỷ giá USD hôm nay (3/11): Đồng USD một tuần biến động, thị trường tự do tăng cao
Thị trường 03/11/2024 07:12