Phụ nữ Việt Nam và những mốc son lịch sử
Tôn vinh vẻ đẹp áo dài Việt | |
Xứng danh phụ nữ Việt Nam | |
Sôi nổi hội thi nấu ăn với chủ đề bữa cơm gia đình |
Giai đoạn 1927 - 1930, dưới chế độ phong kiến và đế quốc, phụ nữ là những người bị áp bức, bóc lột, chịu nhiều bất công nên luôn mong muốn được giải phóng và sẵn sàng đi theo cách mạng. Ngay từ những ngày đầu Pháp xâm lược Việt Nam, phụ nữ đã tham gia đông đảo vào phong trào Cần Vương, Đông Kinh Nghĩa Thục, Đông Du.
Tiêu biểu trong giai đoạn này, cả nước có 5 nhóm phụ nữ yêu nước được tổ chức với nhiều hình thức hoạt động phong phú. Năm 1927, nhóm ba chị em Nguyễn Thị Lưu, Nguyễn Thị Minh Lãng, Nguyễn Thị Thủy ở làng Phật Tích (Bắc Ninh) tham gia thanh niên Cách mạng đồng chí hội đã tuyên truyền, xây dựng tổ học nghề đăng ten gồm 30 chị vừa học nghề vừa học chữ. Nhóm chị Thái Thị Bôi có các chị Lê Trung Lương, Huỳnh Thị Thuyên, Nguyễn Thị Quang Thái ở Huế tham gia Sinh hội đỏ ở trường Nữ học Đồng Khánh.
Ở Triệu Phong (Quảng Trị) có nhóm các chị Hoàng Thị Ái, Lê Thị Quế tổ chức cửa hàng Hưng Nghiệp Hội Xã để làm tài chính cho Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Ở Mỹ Tho, tỉnh bộ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên lập ra Gánh hát Đồng nữ do cô giáo Trần Ngọc Viện (Ba Viện) phụ trách đã tập hợp 30 thiếu nữ là con em các gia đình yêu nước đi diễn lưu động những vở tuồng có nội dung tiến bộ qua nhiều tỉnh để vừa tuyên truyền giác ngộ cách mạng cho quần chúng, vừa gây dựng tài chính cho Hội. Nhiều phụ nữ trong gánh hát sau nay trở thành đảng viên, cán bộ cách mạng.
Lịch sử dân tộc Việt Nam là lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước, trong đó, phụ nữ Việt Nam giữ một vai trò trọng yếu. (Ảnh Tư liệu) |
Năm 1928, do ảnh hưởng của phong trào Duy Tân và tiếp thu tư tưởng tiến bộ qua sách báo, xuất hiện nhiều phong trào đòi quyền bình đẳng cho phụ nữ. Ở Đà Nẵng, nhiều chị em tham gia tổ chức “Đà thành Nữ công học Hội”. Ở Nghệ An tổ chức “Phụ nữ đoàn” ngày càng phát triển. Riêng năm 1928 phát triển thêm được 50 người, chị Nguyễn Thị Minh Khai được cử làm Bí thư “Phụ nữ đoàn” và làm giao thông bí mật của liên tỉnh. Năm 1929, nhóm chị Nguyễn Thị Minh Khai cùng Nguyễn Thị Phúc, Nguyễn Thị An liên hệ với chị Nguyễn Thị Xân, Nguyễn Thị Thiu, Nguyễn Thị Nhuận thành lập tổ Phụ nữ giải phóng ở Vinh… Các tổ nhóm này vừa tham gia sinh hoạt vừa âm thầm tuyên truyền hoạt động cách mạng.
Năm 1930, tại Hội nghị thành lập Đảng Cộng Sản từ ngày 6/1/1930 - 8/2/1930, bên cạnh Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình điều lệ tóm tắt của Đảng, Hội nghị còn quyết định thành lập các tổ chức quần chúng do Đảng lãnh đạo, trong đó có Hội phụ nữ Giải phóng.
Sau khi thành lập Đảng, từ ngày 14-31/10/1930, tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ nhất, bên cạnh việc thảo luận Luận Cương chính trị của Đảng, Hội nghị đã thông qua Nghị quyết về Phụ nữ vận động, trong đó đề ra nhiệm vụ phải tổ chức ra các đoàn thể phụ nữ như “phụ nữ hiệp hội”. Đồng thời Trung ương Đảng đã đề ra Điều lệ Phụ nữ Liên hiệp Hội. Với tính chất quan trọng như vậy, Nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ nhất tháng 10/1930 đã đánh dấu quá trình hình thành tổ chức Hội đầu tiên của phong trào phụ nữ dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Giai đoạn 1930 - 1936, hoạt động của phong trào phụ nữ thời kỳ này có nhiều phương thức tổ chức thích hợp với chủ trương hoạt động bí mật của Đảng như Hội cấy, Hội gặt, Hội tương tế… Hình thức hoạt động này đã tập hợp được số đông phụ nữ tham gia và góp phần quan trọng vào cuộc đấu tranh chống lại sự áp bức đối với phụ nữ. Tổ chức “Phụ nữ Giải phóng” được hình thành năm 1930 - 1931 đã thu hút đông đảo phụ nữ tham gia vào cao trào đấu tranh cách mạng (điển hình là Xô viết Nghệ Tĩnh). Tổ chức đã tuyên truyền, vận động phụ nữ tham gia đấu tranh đòi quyền lợi kinh tế, đòi cải thiện đời sống, chống áp bức của đế quốc phong kiến.
Từ 1936 - 1939, trước yêu cầu của cách mạng, Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 8/1937 về công tác vận động phụ nữ đặt ra nhiệm vụ chống phát xít, chống chiến tranh bằng hình thức công khai, hợp pháp. Vì vậy, tổ chức cách mạng của phụ nữ được đổi thành Hội phụ nữ Dân chủ. Hội đã tuyên truyền đường lối, quan điểm của Đảng về giải phóng phụ nữ, nam nữ bình đẳng và tổ chức các hoạt động gắn với tính chất ngành nghề của phụ nữ để đấu tranh đòi tự do dân chủ, đòi quyền lợi cho phụ nữ như: hội Ái hữu, hội Truyền bá quốc ngữ. Trong đấu tranh, phụ nữ công nhân các nhà máy đông nữ như Dệt Nam Định, Tơ Hải Phòng, Mỏ Quảng Ninh, Diêm Bến Thủy, Thuốc lá Sài Gòn, Gấm Thủ Dầu Một… đã nêu những tấm gương bền bỉ, kiên cường.
Giai đoạn 1939 - 1941, chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, Đảng chủ trương: “Vận động phụ nữ tổ chức các hội phụ nữ phản chiến, các hội cứu tế, bảo an… để giúp đỡ nhau, chống đế quốc chiến tranh, đòi hoà bình”. Để phù hợp với tình hình, Hội lấy tên là Hội phụ nữ Phản đế. Hội đã vận động chị em tham gia mít tinh, biểu tình, lập các hội cứu tế, bảo an, tham gia chống bắt lính với khẩu hiệu chống đế quốc chiến tranh, đòi hoà bình, đòi bồi thường chiến tranh. Phụ nữ thoát ly gia đình, tham gia hoạt động cách mạng ngày càng đông đảo, góp phần xây dựng lực lượng chuẩn bị Tổng khởi nghĩa giành chính quyền.
Thực hiện yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng trong từng giai đọan, các tầng lớp phụ nữ được tập hợp trong tổ chức “Hội phụ nữ phản đế”, thành viên của Mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương (năm 1939), và “Đoàn phụ nữ cứu quốc”, thành viên của Mặt trận Việt Minh (năm 1941) để tuyên truyền, phổ biến chủ trương của Đảng, tập hợp và xây lực lượng, chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.
Giai đoạn từ 1941-1945: Đoàn Phụ nữ Cứu quốc được thành lập ngày 16/6/1941. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Đoàn Phụ nữ cứu quốc đã vận động các tầng lớp phụ nữ gia nhập Mặt trận Việt Minh, gia nhập các đoàn thể cứu quốc đánh Pháp, đuổi Nhật, xây dựng và bảo vệ cơ sở cách mạng. Phụ nữ là lực lượng hùng hậu, đóng góp lớn vào thắng lợi của Cách mạng tháng Tám 1945.
Để gấp rút chuẩn bị cho khởi nghĩa giành chính quyền, phụ nữ đã tích cực tham gia các phong trào đánh Pháp, đuổi Nhật, phá kho thóc giải quyết nạn đói... Hội phụ nữ vận động các hội viên bí mật xây dựng và bảo vệ cơ sở cách mạng. Nhờ vậy, phong trào phụ nữ ngày càng lớn mạnh, góp phần vào thắng lợi chung của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945. Hệ thống của Đoàn Phụ nữ Cứu quốc có 4 cấp: Ban Chấp hành từ cơ sở đến huyện, tỉnh, xứ. Cuối năm 1941 đồng chí Hoàng Ngân được giao nhiệm vụ Bí thư Phụ vận xứ Bắc Bộ.
Ngày 3/10/1946, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Huỳnh Thúc Kháng đã ký Nghị định cho phép thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. Hội chính thức được thành lập gồm nhiều đoàn thể phụ nữ trong đó Đoàn Phụ nữ Cứu quốc là tổ chức nòng cốt, hoạt động trong khuôn khổ là một tổ chức thành viên của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam.
P.V
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Dư âm đẹp từ Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội năm 2024
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Tin khác
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
Thể thao 22/11/2024 23:26
Thái Lan công bố các môn thi đấu chính thức tại SEA Games 33
Thể thao 22/11/2024 16:56
Việt Nam vô địch tại giải Futsal nữ Đông Nam Á 2024
Thể thao 21/11/2024 22:17
Độc đạo tập cuối: Cái kết bi thương cho nhân vật Hồng
Điện ảnh 21/11/2024 14:16
HLV Pep Guardiola sẽ ở lại Man City đến năm 2027
Thể thao 21/11/2024 11:49
Ghi dấu ấn với những khoảnh khắc “Sống lại tiếng yêu đầu” với đêm nhạc Michael Learns To Rock
Âm nhạc 20/11/2024 16:20
Độc đạo tập 36: Cái kết liệu có trọn vẹn?
Điện ảnh 20/11/2024 11:25
Vòng loại World Cup 2026 khu vực Nam Mỹ: Messi kiến tạo để Martinez ghi bàn
Thể thao 20/11/2024 10:51
Ấn tượng với show diễn Elise Thu Đông 2024
Thời trang 19/11/2024 10:15
Hoa hậu Thanh Thủy được chào đón nồng nhiệt ngày trở về
Giới sao 19/11/2024 00:36