Phụ nữ Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ
Phụ nữ Việt Nam và những mốc son lịch sử | |
Phụ nữ Việt Nam luôn nêu cao những phẩm chất cao quý |
Góp phần vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp
Ngày 3/10/1946, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Huỳnh Thúc Kháng đã ký Nghị định cho phép thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. Hội chính thức được thành lập gồm nhiều đoàn thể phụ nữ trong đó Đoàn Phụ nữ Cứu quốc là tổ chức nòng cốt, hoạt động trong khuôn khổ là một tổ chức thành viên của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. Ngày 20/10/1946, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam làm lễ ra mắt tại Quảng trường Nhà hát Lớn, Hà Nội. Tên gọi Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam được duy trì cho đến ngày nay.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã vận động các tầng lớp phụ nữ tham gia thực hiện nhiều phong trào như: Phụ nữ học cày bừa; phụ nữ tăng gia sản xuất đảm bảo cho bộ đội “ăn no đánh thắng”; mua công phiếu kháng chiến; “Diệt giặc dốt”; “Diệt giặc đói”; “Đời sống mới”; tham gia Hội mẹ chiến sĩ… Trong 18 chiến dịch lớn của cả nước, phụ nữ đã đóng góp 9.578.000 ngày công.
Cũng trong giai đoạn này, lực lượng phụ nữ tham gia dân quân du kích ngày càng nhiều. Tiêu biểu là đội “nữ du kích Hoàng Ngân” thu hút 7.365 chị em tham gia. Các chị đã cùng quân dân tỉnh Hưng Yên đánh hơn 1.000 trận, lập chiến công lẫy lừng. Phong trào nữ du kích Hoàng Ngân còn được Bộ Quốc phòng tổng kết kinh nghiệm và nhân rộng điển hình, phổ biến cho các tỉnh trong kháng chiến chống Mỹ ở miền Nam và miền Bắc…
Đội nữ du kích Hoàng Ngân, Hưng Yên, năm 1954. (Ảnh tư liệu) |
Trong chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử, phụ nữ các dân tộc Tày, Thái, Mèo, Dao, Nùng, Hoa, Puộc, Xá… đã tham gia đông đảo. Chị em đã ngày đêm vượt suối, băng ngàn, làm mọi công việc vận chuyển, tiếp tế lương thực, đạn dược, tải thương, thổi cơm, đưa nước cho bộ đội, làm hầm, chữa cầu đường… Có thể nói, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã bằng mọi nỗ lực vận động chị em phụ nữ tham gia vào tất cả các lĩnh vực hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, góp phần vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp.
Kiên cường, quật khởi trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước
Theo quy định của Hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông Dương, Việt Nam bị chia cắt làm hai miền với hai chế độ chính trị khác nhau, miền Bắc xây dựng Chủ nghĩa xã hội, miền Nam tiếp tục cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, thống nhất đất nước. Nhằm tập hợp rộng rãi lực lượng cách mạng và phát huy cao độ sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, nêu cao chủ nghĩa yêu nước, Đại hội III của Đảng đã chủ trương phải xây dựng tổ chức Mặt trận Dân tộc thống nhất ở miền Nam.
Ngày 20/12/1960, tại vùng giải phóng ở xã Tân Lập, huyện Châu Thành (nay là huyện Tân Biên), tỉnh Tây Ninh, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam được thành lập bao gồm đại biểu các tầng lớp nhân dân, các dân tộc, các tôn giáo, các nhân sĩ yêu nước ở miền Nam, không phân biệt xu hướng chính trị.
Cùng với đó, ngày 8/3/1961, Hội Liên hiệp Phụ nữ Giải phóng miền Nam Việt Nam được thành lập với vai trò tập hợp phụ nữ miền Nam Việt Nam đoàn kết trên mặt trận giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Tổ chức Hội phụ nữ hai miền Nam Bắc thực hiện những nhiệm vụ, hoạt động phù hợp với từng miền và cùng hướng tới mục tiêu chung là đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng phụ nữ, đánh đuổi đế quốc Mỹ, thống nhất đất nước. Đồng thời, tổ chức Hội hai miền phát động phong trào riêng, có tác động lan tỏa và sâu rộng trong các cấp Hội phụ nữ.
Tháng 3/1961, Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ III họp tại Hà Nội đã phát động phong trào thi đua “5 tốt” với các nội dung: Đoàn kết sản xuất, tiết kiệm tốt, chấp hành chính sách tốt, tham gia quản lý tốt, học tập chính trị, văn hoá, kỹ thuật tốt, xây dựng gia đình nuôi dạy con tốt. Ngày 5/8/1964, Đế quốc Mỹ dựng lên cái gọi là “sự kiện Vịnh Bắc Bộ”, lấy cớ dùng không quân bắn phá miền Bắc. Trước tình hình đó, tháng 3/1965, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phát động phong trào “Ba đảm đang” với các nội dung: Đảm đang sản xuất và công tác, đảm đang gia đình, đảm đang phục vụ chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu.
Phong trào Ba đảm đang là bước phát triển mới của phong trào 5 tốt, trở thành nhiệm vụ trọng tâm trong hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Việt Nam giai đoạn 1965 - 1975, là một trong những phong trào thi đua có quy mô lớn nhất trong lịch sử Việt Nam thời kì hiện đại, trở thành hoạt động nổi bật, tiêu biểu trong lịch sử tổ chức và hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và là bộ phận khăng khít của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
Đại hội lần thứ nhất Hội Liên hiệp Phụ nữ Giải phóng miền Nam (3/1965), Hội đã phát động phong trào thi đua “5 tốt” với nội dung: Đoàn kết đấu tranh chính trị, võ trang, binh vận tốt; Lao động sản xuất, tiết kiệm tốt; Chăm sóc, nuôi dưỡng thương bệnh binh tốt; Học tập văn hoá, chính trị, chuyên môn tốt; Rèn luyện tư cách đạo đức tốt... Với phong trào “5 tốt”, hàng triệu hội viên phụ nữ giải phóng được tôi luyện trong phong trào đấu tranh với 3 mũi giáp công linh hoạt, được tổ chức chặt chẽ ở ba vùng chiến lược (nông thôn, đô thị, miền núi).
Trên khắp miền Nam, phụ nữ giải phóng luôn là lực lượng nòng cốt đi đầu trong phong trào đấu tranh chính trị trực diện, hình thành nên một “Đội quân tóc dài” hùng hậu, nổi tiếng miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Phụ nữ miền Nam đã anh dũng thi đua giết giặc, trong gian nan vẫn một lòng trung kiên, bất khuất. Thi đua với phụ nữ Nam bộ, những tấm gương phụ nữ miền Bắc anh dũng của Đại đội pháo nữ dân quân Ngư Thuỷ (Quảng Bình) bắn cháy liên tiếp 3 tàu chiến Mỹ hay của Trung đội nữ dân quân Hoằng Hải (Thanh Hóa) bắn rơi máy bay Mỹ… đã khẳng định trí tuệ, sáng tạo và tinh thần kiên cường, quật khởi của các tầng lớp phụ nữ trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Phát biểu tại lễ kỷ niệm ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (19/10/1966), Hồ Chủ tịch đánh giá: “Phong trào 5 tốt của phụ nữ miền Nam, phong trào Ba đảm đang của phụ nữ miền Bắc là phong trào yêu nước nồng nàn và rộng khắp, lôi cuốn đông đảo phụ nữ hai miền thi đua sản xuất, phục vụ chiến đấu, góp phần to lớn vào sự nghiệp chống Mỹ cứu nước của toàn dân”.
P.V
Theo nguồn tư liệu TW Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành khu tái thiết Làng Nủ
Tin mới 22/12/2024 16:11
Chính thức vận hành tuyến metro số 1
Tin mới 22/12/2024 11:48
Tết Dương lịch 2025: Hà Nội bắn pháo hoa tại những điểm nào?
Tin mới 21/12/2024 09:54
TP.HCM: Cháy nhà trọ cho thuê, 16 người thương vong
Tin mới 20/12/2024 15:12
Chủ tịch HĐND Thành phố chỉ đạo khắc phục vụ cháy tại quán cà phê đường Phạm Văn Đồng
Tin mới 19/12/2024 18:16
Trả gộp 2 tháng lương hưu, trợ cấp dịp Tết Nguyên đán
Tin mới 19/12/2024 17:16
Hưng Yên cơ bản hoàn thành GPMB dự án đường Vành đai 4- Vùng Thủ đô
Tin mới 19/12/2024 17:15
Quân đội nhân dân Việt Nam - Niềm tự hào dân tộc
Tin mới 19/12/2024 14:40
Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm đối tượng đốt quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng
Tin mới 19/12/2024 10:47
Bí thư Thành ủy Bùi Thị Minh Hoài thăm hỏi nạn nhân vụ cháy quán cà phê đường Phạm Văn Đồng
Tin mới 19/12/2024 10:25