Phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc: Nâng cao trách nhiệm của các bên trong quan hệ lao động

(LĐTĐ) Với mong muốn tạo sự chuyển biến từ nhận thức đến hành động, mang đến một môi trường làm việc an toàn cho người lao động, bà Chu Thị Xuân Hảo - Trưởng ban Tuyên giáo - Nữ công Liên đoàn Lao động tỉnh Thái Nguyên đã đề xuất triển khai nhiều giải pháp truyền thông hiệu quả, để người lao động và người sử dụng lao động “nhận diện” rõ hơn về các hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc, qua đó cùng nâng cao trách nhiệm, tuân thủ pháp luật.
Bài 2: Cùng vun đắp giá trị bền vững của doanh nghiệp Bài 1: Khơi dậy nét đẹp văn hóa truyền thống Việt Nam đã có bộ Quy tắc ứng xử về quấy rối tình dục tại nơi làm việc

Tạo chuyển biến từ nhận thức đến hành động

Chia sẻ về tình hình công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, bà Hảo cho biết: Toàn tỉnh có trên 230.000 CNVCLĐ, trong đó tỷ lệ nữ chiếm khoảng 60%. Thời gian qua, nhằm nâng cao nhận thức, kiến thức pháp luật lao động cho CNVCLĐ, nhất là lao động nữ về các hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc, Liên đoàn Lao động tỉnh đã xây dựng mô hình tuyên truyền tại Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG (nơi có gần 5.000 lao động) và Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển TDT (có trên 1.000 lao động), trong đó lao động nữ chiếm 80%.

Phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc: Nâng cao trách nhiệm của các bên trong quan hệ lao động
Một buổi tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho công nhân lao động về phòng, chống quấy rối tình dục do Liên đoàn Lao động tỉnh Thái Nguyên tổ chức. (Ảnh chụp thời điểm chưa có dịch).

Đặc điểm chung của 2 doanh nghiệp trên là phần lớn lao động đang ở độ tuổi kết hôn và nuôi con nhỏ, lao động trực tiếp trong các dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp, được bố trí làm việc theo ca… Thực tế triển khai tuyên truyền cho thấy, phần lớn lao động chưa được phổ biến và chưa hiểu rõ thế nào là hành vi quấy rối tình dục, còn cảm thấy e ngại, xấu hổ về hành vi bị quấy rối…

“Trong quá trình truyền thông, chúng tôi đã xây dựng bộ phim ngắn để phát cho công nhân xem, tổ chức diễn đàn, in các tờ rơi, bố trí thời gian hợp lý để tuyên truyền tới các tổ đội sản xuất… Một số công nhân đã chia sẻ, được cán bộ Công đoàn phổ biến, chúng em mới biết thế nào là các hành vi quấy rối tình dục, mà trước đó, bản thân họ đã từng bị quấy rối, nhưng không nhận biết được”, bà Hảo chia sẻ.

Cũng theo bà Hảo, điều đáng mừng là hiệu quả tuyên truyền không chỉ tạo chuyển biến trong nhận thức của người lao động, mà còn giúp doanh nghiệp xây dựng, hoàn thiện nội quy lao động tại đơn vị. Trong đó, Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển TDT, từ khi chưa quy định về xử lý các hành vi quấy rối tình dục, thì nay nội dung này đã được đưa vào nội quy của công ty để áp dụng thực hiện. Còn tại Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG, cũng đã xây dựng được cơ chế, chính sách phòng, chống quấy rối tình dục để áp dụng trong đơn vị.

Cùng cộng đồng trách nhiệm

Từ thực tế triển khai tại cơ sở, theo bà Chu Thị Xuân Hảo, phải chú trọng nâng cao trách nhiệm của các bên trong quan hệ lao động, đó là người lao động - người sử dụng lao động - tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở. Song trước hết là phải nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp, bởi một trong những trách nhiệm không thể thiếu của nhà tuyển dụng là phải xây dựng được môi trường làm việc an toàn. Đây không chỉ là nghĩa vụ pháp lý, mà còn là quyền lợi cho tập thể trong môi trường kinh doanh. Nếu công ty để việc quấy rối tình dục xảy ra tại nơi làm việc thì nhiều khả năng sẽ phải trả giá đắt vì: Tinh thần nhân viên xuống thấp dẫn đến năng suất lao động không cao; tổn thất về tiền cũng như thời gian phát sinh cho các vụ kiện tụng, hạ thấp uy tín, hình ảnh của công ty.

Phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc: Nâng cao trách nhiệm của các bên trong quan hệ lao động
Tại Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG, có một “chuyền may chế độ” dành cho lao động nữ đang mang bầu (từ tháng thứ bảy trở đi), lao động đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi và lao động là người khuyết tật với những chính sách ưu đãi riêng.

“Giải pháp quan trọng là vận động các doanh nghiệp vào cuộc một cách cụ thể, trước hết bắt đầu từ việc thực hiện tốt các chế độ, chính sách đối với lao động nữ, quan tâm thúc đẩy bình đẳng giới. Bên cạnh đó, cần tuyên truyền để các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân hiểu và coi trọng việc đầu tư xây dựng thiết chế văn hóa cơ sở, đảm bảo an toàn cho lao động nữ như một chính sách quan trọng thu hút nguồn nhân lực, để họ gắn bó lâu dài với doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, tùy theo điều kiện, các cấp Công đoàn có hình thức biểu dương, khen thưởng tập thể, cá nhân tiêu biểu trong xây dựng nếp sống văn hóa của công ty, đơn vị”, Trưởng ban Tuyên giáo - Nữ công Liên đoàn Lao động tỉnh Thái Nguyên nêu ý kiến.

Bên cạnh đó, hiện Bộ luật Lao động năm 2019 đã cụ thể hóa về các hành vi quấy rối tình dục. Do đó, theo bà Hảo cần xây dựng kế hoạch truyền thông, nâng cao năng lực cho cán bộ nữ công, đội ngũ báo cáo viên Công đoàn các cấp về chuyên đề này; truyền thông trên trang thông tin điện tử, trang nội bộ Công đoàn các cấp; truyền thông về cách ngăn chặn quấy rối tình dục cho cấp quản lý và công nhân lao động…

Bà Hảo cũng cho rằng, năm 2021 là năm đầu tiên Bộ luật Lao động năm 2019 có hiệu lực, theo đó, các nội dung liên quan đến lao động nữ, đặc biệt là các điều khoản liên quan đến quấy rối tình dục tại nơi làm việc cần được triển khai tuyên truyền rộng khắp đến các đơn vị. Vừa qua, Liên đoàn Lao động tỉnh Thái Nguyên đã tuyên truyền đến khối công chức, viên chức và thu hút được sự quan tâm của khối này, do đó, cần tiếp tục đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền tới CNVCLĐ các đơn vị, các khối, để mọi người cùng nâng cao ý thức, hướng tới xây dựng một môi trường làm việc lành mạnh, một xã hội văn minh, ứng xử có văn hóa.

Quy định về quấy rối tình dục tại nơi làm việc là một trong những điểm mới, được quy định rõ trong Bộ luật Lao động 2019 và Nghị định 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ.

Cụ thể: Quấy rối tình dục tại nơi làm việc bao gồm:

a) Hành vi mang tính thể chất gồm hành động, cử chỉ, tiếp xúc, tác động vào cơ thể mang tính tình dục hoặc gợi ý tình dục;

b) Quấy rối tình dục bằng lời nói gồm lời nói trực tiếp, qua điện thoại hoặc qua phương tiện điện tử có nội dung tình dục hoặc có ngụ ý tình dục;

c) Quấy rối tình dục phi lời nói gồm ngôn ngữ cơ thể; trưng bày, miêu tả tài liệu trực quan về tình dục hoặc liên quan đến hoạt động tình dục trực tiếp hoặc qua phương tiện điện tử.

Nghị định 145/2020/NĐ-CP cũng đã đặt ra yêu cầu đối với người sử dụng lao động trong việc quy định về phòng, chống quấy rối tình dục trong nội quy lao động hoặc bằng phụ lục ban hành kèm theo nội quy lao động, gồm các nội dung cơ bản như:

a) Nghiêm cấm hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc;

b) Quy định chi tiết, cụ thể về các hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc phù hợp với tính chất, đặc điểm của công việc và nơi làm việc;

c) Trách nhiệm, thời hạn, trình tự, thủ tục xử lý nội bộ đối với hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc, bao gồm cả trách nhiệm, thời hạn, trình tự, thủ tục khiếu nại, tố cáo, giải quyết khiếu nại, tố cáo và các quy định có liên quan;

d) Hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với người thực hiện hành vi quấy rối tình dục hoặc người tố cáo sai sự thật tương ứng với tính chất, mức độ của hành vi vi phạm;

đ) Bồi thường thiệt hại cho nạn nhân và các biện pháp khắc phục hậu quả.

Bảo Duy

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật cán bộ, tổ chức đảng

Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật cán bộ, tổ chức đảng

Ngày 19/4/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị và Ban Bí thư đã xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm, khuyết điểm. Sau khi xem xét đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư nhận thấy:
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục trong CNVCLĐ quận Bắc Từ Liêm

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục trong CNVCLĐ quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Thời gian qua, bên cạnh việc quan tâm chăm lo đời sống, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng cho người lao động, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Bắc Từ Liêm luôn chú trọng đến công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục nâng cao nhận thức cho đoàn viên, người lao động.
Thành đoàn Hà Nội công bố 10 gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu

Thành đoàn Hà Nội công bố 10 gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu

(LĐTĐ) Ngày 19/4, Thành đoàn Hà Nội công bố danh sách 10 gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu năm 2023. Đây là giải thưởng cao quý của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh thành phố Hà Nội. Dự kiến, Lễ tuyên dương sẽ tổ chức vào ngày 11/5 trong khuôn khổ “Ngày hội Thanh niên Thủ đô”.
Tiếp tục bàn để sửa Luật Đất đai

Tiếp tục bàn để sửa Luật Đất đai

(LĐTĐ) Thời gian qua, chính sách thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đã từng bước được thể chế hoá theo nguyên tắc thị trường, góp phần định hướng và khuyến khích thị trường bất động sản phát triển. Tuy nhiên, cũng qua quá trình thực hiện, các văn bản quy định về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đã bộc lộ một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục.
Duyệt đồ án quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 1 quy mô 629,34ha

Duyệt đồ án quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 1 quy mô 629,34ha

(LĐTĐ) UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 1, tỷ lệ 1/2000 gồm địa giới hành chính các xã: Tiên Dược, Mai Đình, Phù Linh và thị trấn Sóc Sơn, với quy mô dân số dự báo đến năm 2030 khoảng 49.560 người.
Nâng cao kỹ năng phòng chống tội phạm lừa đảo trên không gian mạng cho phụ nữ

Nâng cao kỹ năng phòng chống tội phạm lừa đảo trên không gian mạng cho phụ nữ

(LĐTĐ) Sáng nay (19/4), Hội Liên hiệp Phụ nữ Hà Nội tổ chức hội nghị tập huấn kỹ năng phòng, chống tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng cho hơn 100 cán bộ Hội.
Nâng cao ý thức đảm bảo an toàn lao động

Nâng cao ý thức đảm bảo an toàn lao động

(LĐTĐ) Xác định việc đảm bảo an toàn vệ sinh lao động là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, giúp doanh nghiệp ổn định sản xuất, những năm qua, các cấp Công đoàn Thủ đô đã quan tâm triển khai nhiều giải pháp, nhằm ngăn chặn, phòng ngừa các sự cố trong quá trình làm việc, lao động, bảo vệ tính mạng, tài sản cho người lao động.

Tin khác

Đề xuất người tham gia bảo hiểm tự nguyện được hưởng thêm hai chế độ

Đề xuất người tham gia bảo hiểm tự nguyện được hưởng thêm hai chế độ

(LĐTĐ) Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) đã đề xuất bổ sung chế độ trợ cấp thai sản khi sinh con và bảo hiểm tai nạn lao động theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động cho người tham gia bảo hiểm tự nguyện.
Thí điểm chi trả lương hưu qua tài khoản từ tháng 5/2024

Thí điểm chi trả lương hưu qua tài khoản từ tháng 5/2024

(LĐTĐ) Theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam, dự kiến trong tháng 5/2024, sẽ cùng với Bộ Công an triển khai thí điểm chi trả các chế độ bảo hiểm tại 5 tỉnh, thành phố gồm: Nam Định, Điện Biên, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) và Sóc Trăng, trước khi nhân rộng trên phạm vi toàn quốc…
Điều chỉnh lương hưu, trợ cấp khi cải cách tiền lương

Điều chỉnh lương hưu, trợ cấp khi cải cách tiền lương

(LĐTĐ) Từ ngày 1/7/2024, thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương sẽ điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH), trợ cấp hằng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công; thay đổi mức đóng bảo hiểm y tế (BHYT).
Đổi mới truyền thông, thu hút người tham gia BHYT

Đổi mới truyền thông, thu hút người tham gia BHYT

(LĐTĐ) Số người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) trên địa bàn Thủ đô tăng nhanh qua các năm; quyền lợi của người tham gia BHYT được đảm bảo và ngày càng mở rộng, chất lượng khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn Thủ đô được nâng cao… Đó là kết quả nổi bật của Thủ đô Hà Nội sau 15 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về “Đẩy mạnh công tác BHYT trong tình hình mới”.
Đưa chính sách pháp luật đến với người lao động

Đưa chính sách pháp luật đến với người lao động

(LĐTĐ) Với mục đích thiết thực vì quyền lợi của người lao động, hằng năm báo Lao động Thủ đô đều phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) các quận, huyện, Công đoàn ngành tổ chức các buổi Đối thoại, giao lưu trực tuyến về chính sách pháp luật, các kiến thức liên quan thiết thân tới người lao động. Đây là phương pháp tuyên truyền thực sự hữu ích, cách làm sáng tạo, mang lại những kết quả bổ ích, được công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ), cán bộ Công đoàn các cấp đánh giá cao.
Hạ độ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí: Vừa hợp lý, vừa nhân văn

Hạ độ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí: Vừa hợp lý, vừa nhân văn

(LĐTĐ) Không chỉ mong giảm độ tuổi được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội, nhiều người cao tuổi còn mong muốn được tăng số tiền trợ cấp để giúp họ đỡ phần nào khó khăn khi tuổi cao, sức yếu.
Kênh hỗ trợ người lao động thoát khỏi “tín dụng đen”

Kênh hỗ trợ người lao động thoát khỏi “tín dụng đen”

(LĐTĐ) Nhiều năm qua, tổ chức tài chính vi mô CEP (CEP) là bạn đồng hành của công nhân lao động. Nhờ CEP, nhiều hoàn cảnh khó khăn đã thoát khỏi “tín dụng đen”.
Hỗ trợ Công an xã bán chuyên trách tham gia bảo hiểm

Hỗ trợ Công an xã bán chuyên trách tham gia bảo hiểm

(LĐTĐ) Theo chính sách hỗ trợ đặc thù, từ năm 2024, Hà Nội sẽ hỗ trợ Công an xã bán chuyên trách ở Hà Nội khi tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện.
Đóng bảo hiểm xã hội bao nhiêu năm thì đủ điều kiện hưởng lương hưu?

Đóng bảo hiểm xã hội bao nhiêu năm thì đủ điều kiện hưởng lương hưu?

(LĐTĐ) Ngày 17/4, BHXH Việt Nam tổ chức Giao lưu trực tuyến về chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) trên Cổng Thông tin điện tử BHXH Việt Nam.
Người lao động cần nhận diện các "chiêu trò" lừa đảo, để tránh bị chiếm đoạt tài sản

Người lao động cần nhận diện các "chiêu trò" lừa đảo, để tránh bị chiếm đoạt tài sản

(LĐTĐ) Thời gian gần đây, các nhóm lừa đảo thường “đánh” vào tâm lý của nạn nhân, đưa ra những tình huống khơi dậy lòng tham hoặc nỗi lo sợ của nạn nhân, ví dụ như người thân đang bị tai nạn cấp cứu, tài khoản ngân hàng của nạn nhân bị khóa, trúng giải độc đắc... để có thể thao túng tâm lý nạn nhân trong thời gian ngắn, hòng chiếm đoạt tài sản.
Xem thêm
Phiên bản di động