Phố Hàng Ngang dấu xưa cảnh và người
Thế kỷ 18, phố có tên phố Hàng Lam, kề cạnh phố Hàng Đào. Hai con phố chuyên nhuộm vải mang màu đặc trưng của giới quan lại quyền quý. Màu đào (đỏ) là sắc phục của quan đầu triều. Màu xanh lam là sắc phục của quan tứ phẩm. Cả 2 phố còn buôn bán quần áo, nên một thời còn được gọi là phố Hàng Áo, phố Hàng Yếm.
Sang thế kỷ 19, bên Trung Hoa xảy ra loạn lạc, người dân phải chạy sang Việt Nam lánh nạn. Họ chen chúc trên những chiếc tàu vượt biển. Nhìn đoàn người di cư thất thểu từ các chiếc tàu tràn xuống bãi cát, ngư dân nước ta gọi họ là “người TÀU”.
Người “TÀU” được triều đình nhà Lê cho phép tạm trú tại kinh thành Thăng Long (để dễ bề quản lý). Sau 2 năm, do không muốn về nước phải thay đổi y phục theo phong tục Việt Nam, nên số người Trung Hoa di cư lánh nạn ấy chuyển sang mang tên là người Minh Hương (người Việt gốc triều nhà Minh). Phố Hàng Lam có gần nửa là người Tàu, Minh Hương, rồi phố có tên mới Việt Đông.
Phố Việt Đông gần cửa sông Giang Khẩu (sông Tô Lịch). Hà Khẩu (sông Hồng) trên bến dưới thuyền, đông vui, nhộn nhịp thuận tiện cho việc buôn bán. Các cửa hiệu mở ra suốt dọc phố. Chè Sinh Thái, chè Chính Thái, chè Ninh Thái, thuốc cao đơn hoàn tán, nhân thọ Đường, Báo Bình An, hiệu vàng bạc, nữ trang, đồ sứ Giang Tây, quần áo thời trang v.v.
Con phố ngắn, vỏn vẹn có 65 số nhà, mà đã trở thành phố đông vui, sầm uất của Hà thành.
Để bảo đảm an toàn cho tài sản, chủ cửa hiệu yên tâm chăm lo cho việc kinh doanh, phố xây 2 chiếc cổng chắc chắn chặn ngang đầu và cuối phố, có phu canh gác nghiêm ngặt, đến tối khóa chặt lại. Có lẽ vì vậy, phố lại được mang tên mới: “Phố Hàng Ngang” - biệt dị với cách gọi thông thường dễ hiểu của mọi phố cổ: Phố Hàng Hòm, phố Hàng Quạt, phố Hàng Nón, phố Hàng Điếu, phố Hàng Trống v.v.
Đầu thế kỷ 20, phố Hàng Ngang tập trung nhiều hiệu buôn bán vải vóc cao cấp: Gấm, vóc, đoạn, nhiễu, sa tanh…nổi tiếng trong và ngoài nước: Phúc Lợi số nhà 7, Lợi Quyền số nhà 27, Trịnh Văn Bô số nhà 48, Phan Đức Thành số 2, Phan Thái Thành số 4, Phan Hoài Thanh số 68 v.v.
Ngôi nhà 48 Hàng Ngang là nơi ở của vợ chồng ông Trịnh Văn Bô và bà Hoàng Minh Hồ, thông suốt sang số nhà 35 Hàng Cân, được xây khang trang, hiện đại nhất trên phố Hàng Ngang thời đó.
Là thương nhân giàu có, đỗ tú tài, sử dụng thành thạo tiếng Anh, tiếng Pháp, giao thương với các thương nhân Thụy Điển, Ấn Độ, Nhật Bản, Trung Quốc, ông Trịnh Văn Bô còn có nhà máy dệt và kinh doanh bất động sản. Vợ chồng ông được giác ngộ cách mạng sớm. Ngày 14.11.1944, ông ra nhập Đảng Cộng sản Đông Dương và Mặt trận Việt Minh, đồng thời còn là thành viên cốt cán trong ban vận động Tuần lễ Vàng. Ngày 17.9.1945, vợ chồng ông Trịnh Văn Bô và bà Hoàng Minh Hồ đã đóng góp 5.147 lạng vàng (tương đương 2 triệu đồng Đông Dương) cho Chính phủ cách mạng non trẻ, khi đó đang phải đối mặt với không ít thử thách. Đây là nguồn tài chính quý báu trong bối cảnh đất nước còn rất nhiều khó khăn.
Ngôi nhà 48 Hàng Ngang là cơ sở cách mạng của Hà Nội, cơ sở bí mật an toàn của các nhà lãnh đạo tiền bối Nguyễn Lương Bằng, Khuất Duy Tiến…Ngày 25.8.1945, các đồng chí Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Lương Bằng, Trần Đăng Ninh đón Bác Hồ về ở trong ngôi nhà 48 Hàng Ngang. Tại đây, Bác đã chủ tọa cuộc họp đầu tiên của Thường vụ Hà Nội quyết định tổ chức mít tinh để Chính phủ lâm thời ra mắt quốc dân đồng bào ngày 2.9.1945 tại quảng trường Ba Đình. Cũng tại nơi đây, Bác Hồ đã thảo bản “Tuyên ngôn Độc lập” có tầm quan trọng to lớn trong lịch sử giữ nước của dân tộc.
Những ngày Bác Hồ làm việc tại 48 Hàng Ngang, vợ chồng ông Trịnh Văn Bô hết sức chăm lo sức khỏe và bảo đảm an toàn tuyệt đối cho Bác Hồ và các nhà lãnh đạo.
Một hôm, Bác Hồ hỏi: “Hai cô chú còn trẻ lại sinh được 4 con: 2 trai, 2 gái, cuộc sống no đủ, dư dật, gia tài giàu có, cô chú có bao giờ biết khổ không ?”. Bà Hoàng Thị Minh Hồ trả lời: “Thưa cụ, chúng cháu chưa bao giờ biết khổ cả, nhưng chúng cháu có cái nhục lớn, đó là nhục mất nước cụ ạ !”. Bác Hồ bảo: “Đúng, mất nước là cái nhục lớn. Chúng ta phải kiên trì tranh đấu, không sợ gian nan vất vả. Chúng ta nhất quyết sẽ giành lại non sông, đất nước”.
Vợ chồng doanh nhân giàu có bậc nhất Hà Thành khi đó đã hào hứng đi theo kháng chiến. Ông Trịnh Văn Bô tham gia công tác trong Chính phủ tại Việt Bắc. Bà Hoàng Thị Minh Hồ là một trong những người đầu tiên thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.
Năm 1955, gia đình ông Trịnh Văn Bô cùng đoàn quân chiến thắng trở về Hà Nội. Ông đảm nhận chức Phó chủ tịch Ủy ban hành chính Hà Nội. Bà Hoàng Thị Minh Hồ công tác tại Hội Phụ nữ Việt Nam. Cả hai đều làm việc nhiệt tình đến ngày về hưu. Ông, bà được Nhà nước tặng Huân chương Độc lập hạng Nhất. Ông Trịnh Văn Bô còn được tặng danh hiệu “Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu” (trong số 4 người được tặng danh hiệu này, gồm: Lương Văn Can, Bạch Thái Bưởi, Nguyễn Sơn Hà, Trịnh Văn Bô).
Ngày nay, Hàng Ngang vẫn là một trong những tuyến phố đông vui, nhộn nhịp, sầm uất nơi trung tâm Thủ đô. Suốt dọc phố san sát các cửa hiệu thời trang rực rỡ sắc màu, kiểu dáng, luôn hấp dẫn khách hàng trong và ngoài nước.
Giữa không khí đô hội thị thành, số nhà 48 Hàng Ngang là một điểm tham quan chứng tích lịch sử trang nghiêm gắn liền với sự kiện trọng đại của đất nước. Đây là niềm tự hào của người dân Hà Nội, của doanh nhân Thủ đô, của nhân dân cả nước.
Lê Nhật Tăng
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Vạn Phúc City nhận cú đúp giải thưởng tại lễ trao giải PropertyGuru Vietnam Property Awards 2024
Central Retail Việt Nam đẩy mạnh kết nối giao thương tại tỉnh Cà Mau và Hòa Bình
Công ty CP Công trình Giao thông Hà Nội: Tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho CNVCLĐ
Hưng Yên quyết tâm không còn nhà tạm, nhà không an toàn
Lấy ý kiến về tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư dự án có sử dụng đất
Tin bão mới nhất: Siêu bão MAN-YI giật cấp 17 đổ bộ Biển Đông trở thành bão số 9
TP.HCM: Điều tra xã hội học 46.452 căn nhà trên và ven sông, kênh, rạch
Tin khác
“Về miền di sản” - hành trình khám phá và tôn vinh vẻ đẹp di sản Việt Nam qua tà áo dài
Nhịp sống Thủ đô 16/11/2024 06:31
Tái hiện không gian "nhà tranh vách đất" làng quê Bắc Bộ
Tôi yêu Hà Nội 15/11/2024 14:47
Quận Bắc Từ Liêm phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới năm 2024
Nhịp sống Thủ đô 15/11/2024 13:42
Bí thư Thành ủy Hà Nội: Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc là dịp để lắng nghe ý kiến của nhân dân
Thủ đô 15/11/2024 13:35
Hà Nội đẩy mạnh chuyển đổi số trên tất cả các lĩnh vực
Chỉ đạo - Điều hành 15/11/2024 09:51
Nền tảng cốt lõi để hình thành hệ thống giao thông thông minh
Nhịp sống Thủ đô 15/11/2024 06:23
Hình thành thế hệ nông dân mới, dám nghĩ, dám làm
Emagazine 14/11/2024 22:51
Xây dựng nông thôn mới văn minh, hiện đại theo hướng phát triển đô thị là một trong những yêu cầu quan trọng đặt ra tại Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW, ngày 16/6/2022 Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn Hà Nội. Để đạt được mục tiêu này, rất nhiều khó khăn, vướng mắc cần phải tháo gỡ, tạo sức bật cho nông dân dám nghĩ, dám làm. Dù khó là vậy nhưng huyện Đan Phượng đã làm được bởi có những cách làm hay, tạo hiệu quả cao trong sản xuất nông nghiệp. |
Phản biện Dự thảo Nghị quyết quy định áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp điện, nước
Chỉ đạo - Điều hành 14/11/2024 20:48
Đẩy nhanh tiến độ giải quyết vụ việc, vụ án về tham nhũng, tiêu cực
Chỉ đạo - Điều hành 14/11/2024 20:44
“Mở đường” khai thác, sử dụng không gian ngầm ở Hà Nội trong tương lai
Chỉ đạo - Điều hành 14/11/2024 16:50