Phê duyệt Chương trình quản lý nợ công 3 năm 2022-2024 và Kế hoạch vay, trả nợ công năm 2022

(LĐTĐ) Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã ký Quyết định 448/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình quản lý nợ công 3 năm giai đoạn 2022 - 2024 và Kế hoạch vay, trả nợ công năm 2022.
Điều chỉnh Chương trình quản lý nợ công 3 năm giai đoạn 2021-2023 và Kế hoạch vay, trả nợ công năm 2021 Quản lý rủi ro đối với nợ công Quản lý nợ công: Sửa luật để giảm nợ

Mục tiêu là đảm bảo nhiệm vụ huy động vốn vay thông qua đa dạng hóa nguồn vốn và phương thức vay trong nước và ngoài nước để đáp ứng nhu cầu cân đối ngân sách Nhà nước, bao gồm huy động vốn vay để thực hiện các chính sách tài khóa hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Bên cạnh đó, kiểm soát chặt chẽ các chỉ tiêu an toàn nợ, đảm bảo trong giới hạn được Quốc hội phê duyệt; thúc đẩy sự phát triển của thị trường vốn trong nước.

Tổng mức vay giai đoạn 2022 - 2024 tối đa khoảng 2.044 nghìn tỷ đồng

Về dự kiến chương trình quản lý nợ công 3 năm giai đoạn 2022 - 2024, Quyết định nêu rõ: Tổng mức vay của Chính phủ giai đoạn 2022 - 2024 tối đa khoảng 2.044 nghìn tỷ đồng, trong đó vay cho ngân sách trung ương khoảng 1.927 nghìn tỷ đồng, vay về cho vay lại khoảng 117 nghìn tỷ đồng.

Phê duyệt Chương trình quản lý nợ công 3 năm 2022-2024 và Kế hoạch vay, trả nợ công năm 2022
Kiểm soát chặt chẽ các chỉ tiêu an toàn nợ, đảm bảo trong giới hạn được Quốc hội phê duyệt.

Tổng trả nợ của Chính phủ giai đoạn 2022 - 2024 khoảng 1.116 nghìn tỷ đồng, trong đó trả nợ trực tiếp khoảng 971 nghìn tỷ đồng, trả nợ vay lại khoảng 145 nghìn tỷ đồng.

Chủ động bố trí nguồn thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ, không để xảy ra tình trạng nợ quá hạn, làm ảnh hưởng đến các cam kết quốc tế của Chính phủ.

Về bảo lãnh Chính phủ, mức bảo lãnh Chính phủ đảm bảo tốc độ tăng dư nợ Chính phủ bảo lãnh không vượt quá tốc độ tăng tổng sản phẩm quốc nội của năm trước và trong hạn mức bảo lãnh Chính phủ giai đoạn 2021 - 2025 được Quốc hội phê duyệt.

Đối với 2 ngân hàng chính sách, mức bảo lãnh hàng năm cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam trong giai đoạn 2022 - 2024 tối đa bằng nghĩa vụ trả nợ gốc trái phiếu Chính phủ bảo lãnh đến hạn hàng năm (15.737 tỷ đồng); mức bảo lãnh cho Ngân hàng Chính sách xã hội trong giai đoạn 2022 - 2024 tối đa bằng nghĩa vụ trả nợ gốc trái phiếu Chính phủ bảo lãnh đến hạn hàng năm (3.851 tỷ đồng) cộng với nghĩa vụ phát hành để thực hiện các chính sách cho vay ưu đãi quy định tại Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội (Nghị quyết số 43/2022/QH15) tối đa 38.400 tỷ đồng.

Quán triệt mục tiêu kiểm soát chặt chẽ cấp bảo lãnh Chính phủ cho các khoản vay trong phạm vi hạn mức bảo lãnh được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Về vay, trả nợ của chính quyền địa phương, khống chế hạn mức bội chi và nợ của chính quyền địa phương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước năm 2015, theo đó bội chi ngân sách địa phương giai đoạn 2022 - 2024 khoảng 0,3% GDP hàng năm.

Năm 2022, trả nợ của Chính phủ khoảng 335.815 tỷ đồng

Về Kế hoạch vay, trả nợ công năm 2022, Kế hoạch vay của Chính phủ tối đa 673.546 tỷ đồng, gồm: Vay cho cân đối ngân sách trung ương tối đa 646.849 tỷ đồng, trong đó vay bù đắp bội chi ngân sách trung ương tối đa là 450.700 tỷ đồng, vay để trả nợ gốc không quá 196.149 tỷ đồng; vay về cho vay lại 26.697 tỷ đồng.

Nguồn huy động linh hoạt từ các công cụ phát hành trái phiếu Chính phủ, kỳ hạn phát hành bình quân có thể dưới 9 năm, trường hợp cần thiết báo cáo cấp có thẩm quyền phát hành bằng ngoại tệ; vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài; và trong trường hợp cần thiết vay từ các nguồn tài chính hợp pháp khác hoặc phát hành trái phiếu Chính phủ trực tiếp cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Trả nợ của Chính phủ khoảng 335.815 tỷ đồng, trong đó trả nợ trực tiếp của Chính phủ không quá 299.849 tỷ đồng, trả nợ của các dự án cho vay lại 35.966 tỷ đồng.

Về vay được Chính phủ bảo lãnh, mức bảo lãnh phát hành trái phiếu đối với Ngân hàng Chính sách xã hội tối đa 20.400 tỷ đồng (bằng nghĩa vụ trả nợ gốc trái phiếu Chính phủ bảo lãnh đến hạn trong năm 1.400 tỷ đồng cộng hạn mức bảo lãnh phát hành để thực hiện các chính sách cho vay ưu đãi quy định tại Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội tối đa là 19.000 tỷ đồng).

Trường hợp năm 2022 không sử dụng hết hạn mức bảo lãnh phát hành để thực hiện các chính sách cho vay ưu đãi quy định tại Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội, cho phép Ngân hàng Chính sách xã hội chuyển sang năm 2023 để thực hiện, đảm bảo tổng khối lượng phát hành thực tế trong 2 năm không vượt quá 38.400 tỷ đồng theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội.

Mức bảo lãnh phát hành trái phiếu đối với Ngân hàng Phát triển Việt Nam tối đa bằng nghĩa vụ trả nợ gốc trái phiếu Chính phủ bảo lãnh đến hạn trong năm. Mức phát hành trái phiếu cụ thể đối với Ngân hàng Phát triển Việt Nam sẽ được xác định trên cơ sở Bộ Tài chính thẩm định hồ sơ đề nghị phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh theo quy định tại Nghị định số 91/2018/NĐ-CP ngày 26/6/2018 của Chính phủ về cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ.

Đối với bảo lãnh cho doanh nghiệp vay trong nước và ngoài nước, số rút vốn không vượt quá số trả nợ gốc trong năm.

Về Kế hoạch vay, trả nợ của chính quyền địa phương, vay từ nguồn vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ và các nguồn vay trong nước khác khoảng 28.637 tỷ đồng.

Trả nợ của chính quyền địa phương 6.111 tỷ đồng, gồm chi trả gốc 3.637 tỷ đồng và chi trả lãi 2.474 tỷ đồng.

Đối với vay thương mại nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh, hạn mức vay thương mại nước ngoài trung, dài hạn của các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng theo phương thức tự vay, tự trả tối đa 7.300 triệu USD; tốc độ tăng dư nợ nước ngoài ngắn hạn khoảng 25% so với dư nợ tại thời điểm 31/12/2021.

H.Phong

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Kỳ họp thứ năm, Quốc hội khóa XV: Chất vấn 4 nhóm vấn đề

Kỳ họp thứ năm, Quốc hội khóa XV: Chất vấn 4 nhóm vấn đề

(LĐTĐ) Theo chương trình Kỳ họp thứ năm, Quốc hội khóa XV, dự kiến Quốc hội sẽ tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn từ ngày 6 - 8/6. Các nhóm vấn đề được Quốc hội lựa chọn chất vấn gồm: Lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội; Giao thông vận tải; Khoa học và công nghệ; Dân tộc.
Long Biên: Đánh giá thi đua hoạt động công đoàn khối trường học

Long Biên: Đánh giá thi đua hoạt động công đoàn khối trường học

(LĐTĐ) Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên vừa tổ chức Hội nghị đánh giá thi đua hoạt động công đoàn khối trường, năm học 2022-2023 tại 3 cụm thi đua.
Chính thức khai mạc Năm du lịch Sơn Tây - xứ Đoài 2023

Chính thức khai mạc Năm du lịch Sơn Tây - xứ Đoài 2023

(LĐTĐ) Tối 27/5, thị xã Sơn Tây tổ chức Lễ khai mạc Năm du lịch Sơn Tây - xứ Đoài 2023 và công bố Quyết định công nhận điểm du lịch Lòng Hồ (xã Kim Sơn).
Đề xuất tăng hạn tuổi phục vụ của Công an nhân dân

Đề xuất tăng hạn tuổi phục vụ của Công an nhân dân

(LĐTĐ) Tại Kỳ họp thứ 5, ngày 27/5, Quốc hội nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công an nhân dân (CAND) và dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
Liên đoàn Lao động huyện Gia Lâm chăm lo sức khỏe cho đoàn viên, người lao động

Liên đoàn Lao động huyện Gia Lâm chăm lo sức khỏe cho đoàn viên, người lao động

(LĐTĐ) Sáng 27/5, tại Bệnh viện Đa khoa Gia Lâm, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Gia Lâm tổ chức ngày hội “Chăm sóc sức khoẻ đoàn viên, người lao động”. Đây là một trong số các hoạt động thiết thực của LĐLĐ huyện hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2023.
Công đoàn Thủ đô chú trọng chăm lo sức khỏe cho lao động nữ

Công đoàn Thủ đô chú trọng chăm lo sức khỏe cho lao động nữ

(LĐTĐ) Ngày 27/5, Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội đã tổ chức chương trình khám sức khỏe sinh sản, tầm soát phát hiện sớm ung thư, tư vấn, truyền thông kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho công nhân lao động các Khu Công nghiệp và chế xuất Hà Nội.
Hướng đến chuyển đổi số quốc gia và cải cách hành chính

Hướng đến chuyển đổi số quốc gia và cải cách hành chính

(LĐTĐ) Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 5, chiều 27/5, Quốc hội tiến hành thảo luận ở tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công an nhân dân (CAND) và dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

Tin khác

Gỡ khó cho các dự án điện gió, mặt trời chuyển tiếp

Gỡ khó cho các dự án điện gió, mặt trời chuyển tiếp

(LĐTĐ) Thông tin về các dự án điện gió, mặt trời chuyển tiếp, đại diện Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương) cho biết, tính đến 23/5/2023 mới chỉ có 18/85 nhà máy điện năng lượng tái tạo chuyển tiếp đã được cấp giấy phép hoạt động điện lực, có đến 12 dự án chuyển tiếp đã nộp hồ sơ đàm phán giá nhưng chưa nộp hồ sơ cấp phép (gồm 11 dự án điện gió, 1 dự án điện mặt trời).
Hà Nội: Mọi quyết sách đều xuất phát từ lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân

Hà Nội: Mọi quyết sách đều xuất phát từ lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân

(LĐTĐ) Thành phố Hà Nội lấy đoàn kết trong Đảng là yếu tố quan trọng nhất, dẫn dắt, định hướng trong việc xây dựng khối Đại đoàn kết toàn dân. Lấy mục tiêu xây dựng Thủ đô “Văn hiến, văn minh, hiện đại”, khẳng định vị thế, bản sắc con người Hà Nội bản lĩnh, trí tuệ, thanh lịch, văn minh là điểm chung nhất, điểm tương đồng để dựa vào đó tập hợp các tầng lớp nhân dân Thủ đô trong và ngoài nước.
Quy hoạch Thủ đô Hà Nội với tư duy đổi mới, tầm nhìn đột phá

Quy hoạch Thủ đô Hà Nội với tư duy đổi mới, tầm nhìn đột phá

Chính phủ đề nghị thành phố Hà Nội khẩn trương hoàn thành lập Quy hoạch Thủ đô Hà Nội; Điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội với tư duy đổi mới, tầm nhìn đột phá, chiến lược, dài hạn, phát huy được mọi tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh…
Việt Nam cam kết đóng góp hết sức mình vì hòa bình, hợp tác, ổn định và phát triển thịnh vượng ở châu Á

Việt Nam cam kết đóng góp hết sức mình vì hòa bình, hợp tác, ổn định và phát triển thịnh vượng ở châu Á

(LĐTĐ) Ngày 25/5, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã tham dự và có bài phát biểu quan trọng tại Hội nghị Tương lai châu Á lần thứ 28.
Một bệnh nhân ngộ độc botulinum tử vong trước khi kịp dùng thuốc giải

Một bệnh nhân ngộ độc botulinum tử vong trước khi kịp dùng thuốc giải

(LĐTĐ) Tại thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), một bệnh nhân nam 45 tuổi bị ngộ độc botulinum do ăn mắm để lâu ngày đã tử vong trước khi kịp dùng thuốc giải độc.
Tháo gỡ các vướng mắc để triển khai Đề án 06

Tháo gỡ các vướng mắc để triển khai Đề án 06

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành văn bản số 452/TTg-KSTT về việc tháo gỡ các “điểm nghẽn” triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06).
Sắp có thêm 720 căn hộ nhà ở xã hội cho lao động thu nhập thấp ở Hà Nội

Sắp có thêm 720 căn hộ nhà ở xã hội cho lao động thu nhập thấp ở Hà Nội

(LĐTĐ) Nhà ở xã hội thuộc Dự án khu nhà ở đô thị Kim Hoa, huyện Mê Linh với 720 căn hộ đã chính thức được khởi công xây dựng, dự kiến bàn giao căn hộ trong quý IV năm 2024.
Hà Nội: 45 xã, phường hoàn thành chỉ tiêu cấp CCCD gắn chíp cho người dân

Hà Nội: 45 xã, phường hoàn thành chỉ tiêu cấp CCCD gắn chíp cho người dân

(LĐTĐ) Quyết liệt triển khai Mệnh lệnh 01, ngoài Công an quận Tây Hồ đã hoàn thành việc cấp CCCD gắn chip, chỉ còn bổ sung các trường hợp phát sinh mới và hỗ trợ đơn vị bạn cấp cho công dân tạm trú, toàn thành phố Hà Nội có 45 xã, phường đã thu nhận 100% hồ sơ cấp căn cước công dân gắn chíp...
Thúc đẩy quan hệ song phương Việt Nam - Slovenia đi vào chiều sâu, hiệu quả

Thúc đẩy quan hệ song phương Việt Nam - Slovenia đi vào chiều sâu, hiệu quả

(LĐTĐ) Nhận lời mời của Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và các vấn đề Châu Âu Slovenia Tanja Fajon đã thăm chính thức Việt Nam từ ngày 22 - 23/5/2023.
Quân chủng Hải quân cảm ơn tình cảm, sự sẻ chia của thành phố Hà Nội

Quân chủng Hải quân cảm ơn tình cảm, sự sẻ chia của thành phố Hà Nội

Vừa qua, Quân chủng Hải quân đã gửi Thư cảm ơn tới Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội trước những tình cảm tốt đẹp, sự sẻ chia ân tình của Đoàn cán bộ đại diện Mặt trận Tổ quốc, các ban, sở, ngành, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội và 30 quận, huyện trực tiếp ra thăm, động viên quân, dân huyện đảo Trường Sa và nhà giàn DKI.
Xem thêm
Phiên bản di động