Văn hóa, con người quyết định sự phát triển bền vững của Thủ đô
Khơi nguồn lực nội sinh để Thủ đô phát triển xứng tầm
Tiếp tục chương trình Hội nghị học tập, quán triệt, tuyên truyền 10 Chương trình công tác của Thành ủy Hà Nội khóa XVII, nhiệm kỳ 2020-2025, sáng 23/4, Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong đã quán triệt tới các đại biểu Chương trình số 06 về "Phát triển văn hóa; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021-2025" và Chương trình số 07 về "Đẩy mạnh phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025".
Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong quán triệt nội dung các Chương trình công tác của Thành ủy |
Theo đồng chí Nguyễn Văn Phong, Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về "Phát triển văn hóa; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021-2025" có sự kế thừa và phát triển trên cơ sở Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy khóa XVI về "Phát triển văn hoá - xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Thủ đô, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh".
Chương trình số 06-CTr/TU được xây dựng hướng đến mục tiêu phát triển văn hóa và con người Hà Nội trên cơ sở phát huy truyền thống Thăng Long - Hà Nội nghìn năm văn hiến; Thành phố vì hòa bình, Thành phố sáng tạo và tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại. Đặc biệt, Hà Nội xác định rõ phát triển văn hóa, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của cả hệ thống chính trị; thực sự trở thành giá trị tinh thần to lớn, là sức mạnh, nguồn lực nội sinh quan trọng quyết định sự phát triển bền vững của Thủ đô.
Đồng chí Nguyễn Văn Phong cho biết, để cụ thể hóa mục tiêu này, Thành ủy Hà Nội đề ra 18 chỉ tiêu theo 7 nhóm và 3 yêu cầu trong Chương trình số 06-CTr/TU. Trong đó, Hà Nội phấn đấu có tỷ lệ cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp được công nhận đạt chuẩn văn hóa hàng năm (tính trên tổng số đăng ký) đạt từ 70-73%; 100% thôn, làng có nhà văn hóa; tỷ lệ người tham gia luyện tập thể dục thể thao thường xuyên đạt 42,5% trở lên; tỷ lệ hộ gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình thể thao trở lên đạt 31% trở lên; đóng góp 30% lực lượng huấn luyện viên, vận động viên và thành tích huy chương cho đoàn thể thao Việt Nam tại các kỳ thi đấu khu vực (Sea Games, Asiad…).
Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong cho hay, trong Chương trình số 06-CTr/TU, Thành ủy Hà Nội đã đề ra 14 nhiệm vụ về phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh. Trong đó, Thành ủy Hà Nội xác định xây dựng và phát triển văn hóa là nhiệm vụ quan trọng thường xuyên của cả hệ thống chính trị; phải chú trọng xây dựng văn hóa từ trong Đảng, trong bộ máy cơ quan nhà nước; xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, phát triển toàn diện, hình thành hệ giá trị văn hóa phù hợp với xu thế thời đại gắn với phát huy những giá trị văn hóa sâu sắc của Thăng Long - Hà Nội...
Thành ủy Hà Nội đề ra 6 giải pháp trọng tâm phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh trong nhiệm kỳ mới. Đáng chú ý, Chương trình số 06-CTr/TU xác định ưu tiên đầu tư từ ngân sách Thành phố cho phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh. Triển khai tích cực, có hiệu quả xã hội hóa đầu tư lĩnh vực văn hóa, thể thao; tháo gỡ khó khăn các dự án đã và đang triển khai; xây dựng danh mục kêu gọi đầu tư từ các thành phần kinh tế trong và ngoài nước. Tăng cường các nguồn lực cho phát triển văn hóa phải tương xứng với tăng trưởng và phát triển kinh tế Thủ đô. Đẩy mạnh khuyến khích xã hội hóa, huy động sự tham gia của cộng đồng xã hội, doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân đóng góp trí tuệ, cơ sở vật chất, công nghệ trong việc phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Đặc biệt, Chương trình số 06-CTr/TU cũng nhấn mạnh nhiệm vụ xây dựng Nghị quyết của Thành ủy khóa XVII về phát triển công nghiệp văn hóa nhằm xây dựng, bổ sung và hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển lĩnh vực này trong tình hình mới. Bên cạnh đó là rà soát, bổ sung, hoàn thiện cơ chế chính sách và nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện trong phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh.
Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội nêu rõ, phải phát huy sức mạnh hệ thống chính trị, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội. Phát động phong trào thi đua yêu nước gắn với thực hiện các phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa", "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh"; phát hiện các nhân tố mới, mô hình mới trong xây dựng và phát triển văn hóa; biểu dương tập thể, cá nhân điển hình trong các phong trào thi đua.
Với mục tiêu, yêu cầu rõ nét, những nhiệm vụ, giải pháp căn cơ, chủ động, đồng chí Nguyễn Văn Phong cho rằng, Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội khóa XVII toát lên tinh thần quyết tâm đổi mới, nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XVII (nhiệm kỳ 2020-2025) Đảng bộ thành phố Hà Nội về phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh; khơi nguồn lực nội sinh từ văn hóa, con người Thủ đô để phát triển xứng tầm với truyền thống nghìn năm văn hiến, trung tâm văn hóa lớn của đất nước.
Đưa khoa học, công nghệ trở thành động lực phát triển
Quán triệt nội dung Chương trình số 07-CTr/TU, Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong cho biết, những năm qua, Hà Nội đã khẳng định vai trò là trung tâm hàng đầu về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo của cả nước. Cơ chế quản lý các nhiệm vụ khoa học và công nghệ đã chuyển mạnh từ phương thức giao trực tiếp sang đặt hàng, tuyển chọn. Kết quả nghiên cứu được ứng dụng hiệu quả hơn vào thực tiễn với khoảng 85% nhiệm vụ sau khi nghiệm thu đã được ứng dụng trong thực tế.
Đồng chí Nguyễn Văn Phong cho biết, chương trình nghiên cứu khoa học trọng điểm số 20-CTr/TU của Thành ủy đã cung cấp luận cứ khoa học cho việc xây dựng Văn kiện Đại hội XVII Đảng bộ Thành phố. Các hoạt động đổi mới sáng tạo bước đầu được triển khai và có hiệu quả. Phong trào khởi nghiệp sáng tạo bước đầu đã lan tỏa mạnh mẽ trong xã hội, nhất là trong giới trẻ…
Quang cảnh hội nghị |
Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong cũng chỉ rõ một số hạn chế còn tồn tại như hoạt động khoa học, công nghệ của Hà Nội chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của Thủ đô, chưa thực sự trở thành động lực quan trọng để nâng cao năng suất lao động, khả năng cạnh tranh, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô.
Bên cạnh đó, chất lượng nhân lực khoa học, công nghệ chưa đáp ứng được nhu cầu; Cơ chế chính sách thu hút doanh nghiệp tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao, phát triển công nghệ, thương mại hóa kết quả nghiên cứu còn thiếu và chưa đồng bộ; Chưa huy động có hiệu quả các nguồn lực xã hội và doanh nghiệp đầu tư cho phát triển thị trường khoa học, công nghệ.
Theo Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong, mục tiêu của Chương trình số 07-CTr/TU là phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo thực sự trở thành động lực chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô. Xây dựng Hà Nội trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao và phát triển công nghệ hàng đầu của cả nước, tiến tới là trung tâm khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo của khu vực Đông Nam Á trong một số lĩnh vực.
Để thực hiện mục tiêu này, đồng chí Nguyễn Văn Phong cho hay, Thành phố sẽ tập trung thực hiện 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm. Trong đó sẽ xây dựng "Mạng lưới sáng kiến Hà Nội" hoạt động theo nguyên tắc khoa học mở, đổi mới sáng tạo mở; Mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế; Tổ chức các sự kiện quy mô quốc gia, quốc tế về khoa học công nghệ…
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Tin khác
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029
Tôi yêu Hà Nội 22/11/2024 17:29
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính
Thủ đô 22/11/2024 17:25
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 15:13
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 14:18
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa
Thủ đô 22/11/2024 10:53
Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 19:41
Hợp tác để tạo bước đột phá thực hiện Đề án 06 của thành phố Hà Nội
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 19:23
Hà Nội thống nhất chủ trương đầu tư 3 cây cầu lớn qua sông Hồng
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 16:44
Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 13:51
Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận
Nhịp sống Thủ đô 21/11/2024 08:42