Phát triển thương hiệu gạo Việt Nam: Đừng bỏ quên thị trường nội địa

Từng là một nước có sản lượng xuất khẩu gạo đứng thứ hai thế giới sau Thái Lan, thế nhưng trên bản đồ lúa gạo thế giới, tìm thương hiệu gạo Việt vẫn rất khó. Vấn đề xây dựng thương hiệu gạo Việt dường như chúng ta đang bỏ quên?
Mường Lát – Thanh Hóa: Hàng ngàn hộ dân được hỗ trợ gạo trồng rừng
Xuất khẩu gạo sang Trung Quốc như "đánh bạc"

Thua Thiệt vì chưa có thương hiệu chính

Là mặt hàng nông sản có thế mạnh, nhiều năm liền gạo Việt Nam liên tiếp nằm trong 3 nước có lượng xuất khẩu lớn nhất thế giới. Với diện tích trồng lúa lớn, cùng với sự thay đổi liên tục về giống, chất lượng, giá thành…đã giúp ngành lương thực có sự ổn định về nguồn cung ứng, tăng thu nhập cho nông dân. Theo số liệu thống kê từ Bộ NN&PTNT, hiện nay Việt Nam có 4,1 triệu hecta đất trồng lúa, trong khi đó chỉ riêng khu vực ĐBSCL chiếm tới 53% tổng diện tích trồng lúa cả nước. Năm 2014, tổng sản lượng lúa đạt 45 triệu tấn, sản lượng xuất khẩu hơn 6,3 triệu tấn, đạt kim ngạch 2,93 tỷ USD.

Phát triển thương hiệu gạo Việt Nam: Đừng bỏ quên thị trường nội địa
Doanh nghiệp muốn xây dựng thương hiệu gạo trên thế giới, trước hết cần phải xây dựng thương hiệu gạo ngay tại thị trường nội địa.

Mặc dù đạt được những thành tựu nổi bật, tuy nhiên ngành lúa gạo Việt Nam vẫn đứng trước rất nhiều thách thức. Theo đánh giá của ông Nguyễn Thế Hải, Giám đốc Cty xuất khẩu nông sản Việt, mặc dù sản lượng xuất khẩu gạo của chúng ta hiện nay đang đứng thứ 3 thế giới, nhưng nhìn chung, nông dân vẫn còn sản xuất chủ yếu với quy mô gia đình, nhỏ lẻ. Trong khi đó, các HTX, tổ nhóm sản xuất lúa gạo theo hợp đồng lại chưa phát huy hết năng lực, dẫn đến khó khăn quản lý chất lượng. Bên cạnh đó, mặc dù hiện nay nước ta có nhiều giống lúa tốt, chất lượng, tuy nhiên lại không có giống lúa mũi nhọn, có thương hiệu trên thị trường thế giới.

Bà Nguyễn Thị Hằng, chuyên gia tại Đại học Nông nghiệp, chia sẻ, hiện tại gạo Việt Nam đang “dậm chân tại chỗ”, đó là chưa nói đến dấu hiệu thụt lùi. Bởi lẽ, từ một nước có sản lượng xuất khẩu gạo đứng thứ 2 thế giới sau Thái Lan, gạo Việt Nam hiện đã bị gạo Ấn Độ “qua mặt”. Thậm chí, một số nước khác như: Pakistan, Campuchia, Myanma… đang nhăm nhe chiếm các thị trường truyền thống của Việt Nam. Thị trường phân khúc gạo Việt Nam hiện nay chủ yếu là trung bình và thấp. Gạo xuất khẩu vẫn là gạo trắng, gạo có chất lượng chiếm tỉ trọng thấp. Vì thế, áp lực cạnh tranh của gạo Việt Nam với các nước truyền thống rất lớn, không chỉ là vấn đề về giá, sự ổn định mà còn là vấn đề chất lượng và thương hiệu. Được biết, hiện tại nước ta có trên 200 doanh nghiệp có quy mô trung bình và lớn, đã và đang tham gia vào hệ thống thương mại gạo, nhưng việc xây dựng một thương hiệu gạo có chất lượng trên thị trường xuất khẩu còn hạn chế, trên bản đồ lúa gạo thế giới, để tìm một thương hiệu gạo Việt là rất khó.

Với trữ lượng xuất khẩu lớn, đặc biệt là các vùng nguyên liệu đặc trưng, tạo ra rất nhiều gạo có thương hiệu trong nước được người tiêu dùng tin tưởng như: Gạo tám Điện Biên, gạo lứt (ĐBSCL), hay tám Hải Hậu… song, trữ lượng các loại gạo này còn ít, sản xuất manh mún và thiếu sự ổn định, vẫn chưa được xây dựng thành một thương hiệu thực sự có khả năng cạnh tranh với các loại gạo tốt của Thái Lan, Ấn Độ, Myanma…

“Hoạt động quảng bá, tiếp thị thương hiệu gạo của chúng ta còn hạn chế, chưa tạo được các chuỗi liên kết ngang, chưa quan tâm đến đúng mức đến việc chọn các loại giống có chất lượng cao, bởi vậy chúng ta vẫn chưa có thương hiệu gạo chính, đó là thiệt thòi lớn của nông dân, của doanh nghiệp Việt. Thái Lan hiện đã có trên 200 thương hiệu gạo quốc gia khác nhau, đặc biệt từ những năm 1959, họ đã chính thức công bố các giống lúa gạo nổi tiếng trong đó có gạo ThaiHom Mali Rice, Jasmine; Ấn Độ có gạo Basmati, còn Campuchia đi sau chúng ta nhiều, nhưng hiện đã có 8 thương hiệu gạo tại hội chợ gạo quốc tế, còn thương hiệu gạo Việt giờ ở đâu, chắc chỉ có các nhà quản lý mới biết”, bà Hằng nói.

Cần đầu tư bài bản

Mới đây, thông tin đưa ra từ truyền thông Thái Lan, với việc thiếu nước tưới tiêu do tình trạng hạn hán kéo dài, khiến Chính phủ Thái Lan phải kêu gọi nông dân trên toàn quốc tạm dừng trồng lúa và chuyển sang canh tác các giống cây trồng khác. Trước sự kiện trên, nhiều chuyên gia kinh tế trong ngành nông nghiệp khẳng định, đây là cơ hội để ngành lúa gạo Việt Nam chiếm thị trường thế giới từ người Thái, bởi chắc chắn sản lượng lúa gạo của Thái Lan sẽ giảm. Tuy nhiên, không ít ý kiến cho rằng, chúng ta không nên chiếm thị trường bằng cách “tạm thời, chộp giật”, mà cần phải làm theo lộ trình, lâu dài và tấn công vào các thị trường khó tính như: Mỹ, châu Âu. Muốn làm được điều đó, trước hết gạo Việt Nam cần khẳng định được chất lượng, thương hiệu…

Việc một nước xuất khẩu đến 7 triệu tấn gạo mỗi năm như Việt Nam mà vẫn chưa có bộ giống lúa quốc gia là điều đáng ngạc nhiên. Hiện nay, ngành lương thực Việt Nam vẫn đang “ngủ quên” trong niềm tự hào khi chúng ta vẫn là một trong những nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, bỏ quên thị trường tiêu thụ nội địa, với tổng sản lượng tiêu thụ lên đến 35 triệu tấn, gấp 5 lần khối lượng xuất khẩu và gần bằng 80% tổng lượng gạo xuất khẩu trên toàn thế giới.

Có ý kiến cho rằng, xây dựng thương hiệu phải đi từ cơ sở, từ nông dân làm ra sản phẩm. Nhưng phải chăng bấy lâu nay, chúng ta xây dựng thương hiệu nông sản trên một lộ trình ngược khi để nông dân tự quyết định trồng loại gì, giống gì, tiêu chuẩn nào dựa trên cảm tính từ những tín hiệu đầy bấp bênh của thị trường.

“Vấn đề xây dựng thương hiệu cho gạo Việt không chỉ bây giờ các doanh nghiệp mới quan tâm, trước đó có một số doanh nghiệp xây dựng thương hiệu gạo cao cấp như: Cty Viễn Phú với gạo hữu cơ Hoa sữa, BVTV An Giang với gạo Tứ quý, Cty gạo sạch với gạo Ông thọ… Tuy nhiên, hầu hết các thương hiệu gạo này chỉ thâm nhập vào các kênh siêu thị (10%), trong khi đó chưa chú trọng đến thị trường truyền thống, kênh bán hàng nhỏ lẻ, tự do tại thị trường nội địa (chiếm 90%), vì thế, gạo thương hiệu nhanh chóng bị “bỏ quên”. Doanh nghiệp muốn xây dựng thương hiệu gạo trên thế giới, trước hết cần phải xây dựng thương hiệu gạo ngay tại thị trường nội địa”, ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội chia sẻ.

“Xây dựng thương hiệu gạo Việt đầu tiên là phải đầu tư cho bộ giống lúa quốc gia. Bộ giống lúa này được xem là tài sản quốc gia, nên phải được đầu tư một cách bài bản và có chiến lược. Thứ hai là giải pháp kênh phân phối. Ưu tiên hàng đầu tư xây dựng kênh phân phối nội địa, xây dựng thương hiệu từ chính thị trường nội địa trước. Cuối cùng là hạn chế quy mô sản xuất nhỏ lẻ của nông dân và xuất khẩu gạo “xô” (loại gạo hỗn tạp, chất lượng, kích thước hạt không đồng đều) theo đơn đặt hàng. Có như vậy gạo Việt mới cạnh tranh và có chỗ đứng trong quá trình hội nhập quốc tế”, ông Ngô Thế Dân, Chủ tịch Hội làm vườn Việt Nam nhấn mạnh.

Đạt Đỗ

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Khám sức khỏe, tầm soát ung thư miễn phí cho công nhân lao động

Khám sức khỏe, tầm soát ung thư miễn phí cho công nhân lao động

(LĐTĐ) Liên đoàn Lao động quận Thanh Xuân vừa phối hợp tổ chức khám sức khỏe và tầm soát phát hiện sớm ung thư miễn phí (đợt 1) cho đoàn viên Công đoàn Công ty TNHH Đầu tư và Dịch vụ Lan Chi.
Kinh nghiệm, giải pháp vận động nhân dân tham gia phòng cháy, chữa cháy

Kinh nghiệm, giải pháp vận động nhân dân tham gia phòng cháy, chữa cháy

(LĐTĐ) Ngày 26/4, Quận ủy Bắc Từ Liêm tổ chức Hội nghị tọa đàm “Kinh nghiệm, giải pháp trong công tác vận động nhân dân tham gia phòng cháy, chữa cháy (PCCC), đảm bảo an ninh trật tự (ANTT) trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm”.
Giải bóng đá CNVCLĐ Cúp báo Lao động Thủ đô thành công tốt đẹp

Giải bóng đá CNVCLĐ Cúp báo Lao động Thủ đô thành công tốt đẹp

(LĐTĐ) Tại Lễ bế mạc Giải bóng đá Công nhân, viên chức, lao động Cúp báo Lao động Thủ đô lần thứ IX - năm 2024, Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội đã tặng Bằng khen cho 4 tập thể có thành tích xuất sắc; Ban Tổ chức trao cúp vô địch cho đội bóng Liên đoàn Lao động quận Bắc Từ Liêm.
Thu hút, trọng dụng nhân tài: Cần chú trọng cả nguồn lực trong và ngoài nước

Thu hút, trọng dụng nhân tài: Cần chú trọng cả nguồn lực trong và ngoài nước

(LĐTĐ) Theo TS Đoàn Thị Tố Uyên, việc thu hút và sử dụng hợp lí nguồn nhân lực chất lượng cao cần chú trọng cả nguồn lực trong và ngoài nước, đẩy mạnh chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao là Việt kiều, du học sinh trở về phục vụ đất nước.
Hà Nội triển khai thí điểm học bạ số ở cấp tiểu học

Hà Nội triển khai thí điểm học bạ số ở cấp tiểu học

(LĐTĐ) Ngày 26/4, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội tổ chức Hội nghị hướng dẫn, triển khai thí điểm học bạ số cấp tiểu học. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến với sự tham gia của hơn 1.500 cán bộ, giáo viên toàn ngành.
Du lịch xanh, hướng phát triển bền vững của ngành Du lịch Khánh Hoà

Du lịch xanh, hướng phát triển bền vững của ngành Du lịch Khánh Hoà

(LĐTĐ) Tại Diễn đàn, nhiều diễn giả, chuyên gia đầu ngành về du lịch và môi trường đã thảo luận, đưa ra nhiều ý kiến, giải pháp để xây dựng du lịch Khánh Hòa là một ngành du lịch xanh, phát triển bền vững trong thời gian tới.
Tiếp tục làm tốt công tác chăm lo

Tiếp tục làm tốt công tác chăm lo

(LĐTĐ) Sáng 26/4, Công ty CP Đường sắt Nghệ Tĩnh (đóng tại TP Vinh, tỉnh Nghệ An) đã tổ chức Hội nghị người lao động năm 2024

Tin khác

Trưa nay (26/4): Giá vàng miếng SJC lại tăng, đạt ngưỡng 85 triệu đồng/lượng

Trưa nay (26/4): Giá vàng miếng SJC lại tăng, đạt ngưỡng 85 triệu đồng/lượng

(LĐTĐ) Giá vàng miếng và vàng nhẫn được các doanh nghiệp điều chỉnh tăng trong phiên giao dịch sáng 26/4, trong đó giá vàng miếng đã lên 85 triệu đồng/lượng.
Giá vàng trong nước đồng loạt tăng mạnh

Giá vàng trong nước đồng loạt tăng mạnh

(LĐTĐ) Sáng nay (26/4), giá vàng miếng SJC và vàng nhẫn đồng loạt tăng mạnh. Theo đó, giá vàng miếng SJC sắp vượt ngưỡng 85 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn 76 triệu đồng/lượng.
Giá xăng giảm xuống dưới 25.000 đồng/lít trước kỳ nghỉ lễ 30/4

Giá xăng giảm xuống dưới 25.000 đồng/lít trước kỳ nghỉ lễ 30/4

(LĐTĐ) Giá xăng trong nước hôm nay (25/4) được liên bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh giảm. Theo đó, giá xăng E5 RON 92 giảm 310 đồng/lít, có giá bán là 23.910 đồng/lít. Giá xăng RON 95 giảm 320 đồng/lít, có giá bán là 24.910 đồng/lít. Trong khi đó, giá dầu diesel giảm mạnh 730 đồng/lít, có giá bán là 20.710 đồng/lít.
Giá vàng SJC vẫn giằng co quanh mốc 84 triệu đồng/lượng

Giá vàng SJC vẫn giằng co quanh mốc 84 triệu đồng/lượng

(LĐTĐ) Theo ghi nhận, giá vàng SJC bán ra trong chiều 25/4 đã giảm so với phiên giao dịch buổi sáng, tuy nhiên vẫn trụ vững quanh mốc 84 triệu đồng/lượng.
Ngân hàng Nhà nước tiếp tục hủy đấu thầu vàng miếng

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục hủy đấu thầu vàng miếng

(LĐTĐ) Chỉ trong vài ngày, Ngân hàng Nhà nước đã hai lần hủy đấu thầu vàng miếng.
17 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự Triển lãm Mining Vietnam 2024

17 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự Triển lãm Mining Vietnam 2024

(LĐTĐ) Sáng 24/4, Triển lãm Quốc tế lần thứ 6 về Công nghiệp khai thác, khôi phục tài nguyên khoáng sản và xây dựng Việt Nam (Mining Vietnam 2024) đã được khai mạc tại Cung Triển lãm Kiến trúc Quy hoạch xây dựng Quốc gia (NECC), quận Từ Liêm, Hà Nội do Informa Markets Việt Nam tổ chức.
Giá xăng có thể sẽ giảm vào ngày mai, 25/4

Giá xăng có thể sẽ giảm vào ngày mai, 25/4

(LĐTĐ) Nhiều ý kiến dự báo giá xăng trong nước tại kỳ điều hành ngày mai 25/4 có thể giảm theo xu hướng trên thế giới.
Tỷ giá USD trên thị trường tự do bất ngờ lao dốc

Tỷ giá USD trên thị trường tự do bất ngờ lao dốc

(LĐTĐ) Tỷ giá USD sáng nay (24/4) trên thị trường tự do bất ngờ lao dốc ngay đầu phiên sáng. Các ngân hàng thương mại vẫn tăng giá mua - bán đồng USD so với phiên trước. Tỷ giá trung tâm tăng lên mức 24.275 đồng/USD.
Đấu thầu vàng miếng, giá vàng liệu có “giảm nhiệt”?

Đấu thầu vàng miếng, giá vàng liệu có “giảm nhiệt”?

(LĐTĐ) Ngân hàng Nhà nước quyết định đấu thầu vàng miếng nhằm tăng nguồn cung cho thị trường. Đây cũng được coi là giải pháp nhằm giảm bớt sự mất cân đối cung - cầu. Liệu rằng sắp tới giá vàng sẽ “ngừng nhảy múa” và “giảm nhiệt”?
Mở rộng không gian ngành điện

Mở rộng không gian ngành điện

(LĐTĐ) Sau gần một năm có Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII), kế hoạch thực hiện quy hoạch quan trọng này cuối cùng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Xem thêm
Phiên bản di động