Phát triển nông nghiệp công nghệ cao không nhất thiết phải có cánh đồng lớn
Giải pháp nào khắc phục điệp khúc “được mùa mất giá” chưa có hồi kết Không để nông dân bị thiệt vì nạn phân bón giả, giá nông sản bấp bênh |
Trong phiên họp chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thứ nhất thuộc lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn tại Kỳ họp thứ 3 Quốc hội khoá XV, các đại biểu đã bày tỏ băn khoăn về những giải pháp căn cơ để thúc đẩy quá trình tích tụ, tập trung đất đai để phát triển sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, nông nghiệp công nghệ cao; những giải pháp để nâng cao hoạt động của Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp.
Giải trình vấn đề đại biểu nêu liên quan đến lĩnh vực quản lý của ngành, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết ông chỉ dùng từ “tập trung”, bởi nếu hiểu tích tụ đó là chuyển quyền sử dụng đất thì đây là một vấn đề phải tính toán rất lớn đến quá trình chuyển đổi lực lượng sản xuất, liên quan đến an ninh, chính trị, trật tự và đặc biệt là công ăn việc làm đối với người nông dân.
Tập trung về đất đai thì có rất nhiều hình thức đã thành công trong nước - đó là thông qua việc dồn điền, đổi thửa, hình thức các hợp tác xã liên kết, liên doanh, hình thức cho thuê. Còn phần chuyển mục đích sử dụng cũng có nhưng không nhiều và đặc biệt hiện nay nhiều hộ dân đình đã nâng mức độ sử dụng đất và sử dụng liên doanh, liên kết đạt kết quả tốt.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà giải trình vấn đề đại biểu nêu liên quan đến lĩnh vực quản lý của ngành. |
Bộ trưởng Trần Hồng Hà nhấn nhấn mạnh, vướng mắc liên quan đến hạn mức chuyển nhượng đất trồng lúa và đất lâm nghiệp (hạn mức đất lúa là 20ha) nhưng năng lực để đầu tư là không nhiều.
Hơn nữa, thực tiễn thế giới cũng chứng minh phát triển công nghệ cao, nông nghiệp hiệu quả không có nghĩa là phải cánh đồng lớn mới phát triển được. Hiện có nhiều mô hình để tập trung đất đai như các mô hình hợp tác xã để liên doanh, liên kết giúp doanh nghiệp và người nông dân có điều kiện chuyển giao công nghệ giống, phân bón và thị trường, người nông dân vẫn sản xuất trên mảnh ruộng của mình, ly nông nhưng không ly hương.
Thời gian tới, Bộ sẽ có giải pháp về tập trung đất để các doanh nghiệp liên kết với nông dân, làm sao để nông dân ly nông nhưng không ly hương. Bộ cũng đang tính toán quy hoạch đất nông nghiệp công nghệ cao trong quỹ đất nông nghiệp. Cả nước có 4.7000ha quy hoạch đất nông nghiệp công nghệ cao. Tuy nhiên, thực tế mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao chưa được quan tâm nhiều.
Về suy thoái đất, Bộ trưởng Trần Hồng Hà phân tích có nhiều nguyên nhân, trước tiên do đa số nông dân lựa chọn mô hình canh tác không đúng đắn, thâm canh, dùng phân vô cơ. Lý do khác là biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn, nhiễm phèn, khô hạn, ngập lụt...
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Lê Minh Hoan trả lời chất vấn. |
“Xu hướng của sản xuất nông nghiệp sắp tới là kinh tế tuần hoàn, sản phẩm sinh thái, nông nghiệp hữu cơ... Nhiều địa phương đang ứng dụng tốt các mô hình này. Như việc trồng dừa ở Bến Tre, tất cả sản phẩm của quả dừa đều dùng được, không phải bỏ. Để phát triển nông nghiệp đạt hiệu quả cao và thích ứng biến đổi khí hậu thì phải có đa mục tiêu, tức là kinh tế xanh, phục hồi rừng...”, Bộ trưởng Trần Hồng Hà nói.
Bộ trưởng Trần Hồng Hà cũng khẳng định, Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 đã đề cập cụ thể và có các nghị định để sẵn sàng triển khai những nội dung về thích ứng biến đổi khí hậu và kiểm soát ô nhiễm đất đai...
Trước đó, chất vấn Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan, đại biểu Nguyễn Ngọc Sơn (Hải Dương) cho biết, hiện nay mô hình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao cao, nông nghiệp du lịch sinh thái đang là xu hướng mới của nền nông nghiệp Việt Nam, thu hút nhiều nhà đầu tư.
Tuy nhiên, thực tế vẫn còn nhiều bất cập trong tích tụ, tập trung đất đai, tiếp cận nguồn vốn, nhân lực, ứng dụng khoa học công nghệ, đặc biệt là quy hoạch vùng chuyên sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Đại biểu Nguyễn Ngọc Sơn đề nghị các Bộ trưởng cho biết giải pháp nào để phát triển mạnh mô hình này trong thời gian tới?
Còn đại biểu Dương Khắc Mai (Đắk Nông), đặt câu hỏi về cơ chế, chính sách thu hút các nguồn lực đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao.
Trả lời chất vấn về nội dung này, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan nêu rõ, trong thời đại công nghiệp 4.0, làm nông nghiệp có thể không cần phải đầu tư và sở hữu nhiều đất, mà có thể tận dụng thế mạnh của nền kinh tế liên kết, kinh tế chia sẻ. Ngoài hướng tập trung tích tụ đất đai hướng tới tăng quy mô sản xuất, xây dựng vùng nông nghiệp cao thì nên kết hợp nguồn lực nhà nước với nguồn lực xã hội để cùng phát triển nông nghiệp công nghệ cao.
Kỳ họp thứ 3 Quốc hội khoá XV. |
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng cho biết, trong thời gian vừa qua, có 2 nhóm doanh nghiệp đầu tư nhiều vào lĩnh vực nông nghiệp: nhóm doanh nghiệp đầu tư trực tiếp vào sản xuất và đầu tư vào lĩnh vực chế biến.
Bộ trưởng nêu rõ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đang sửa Nghị định 57 để các doanh nghiệp tiếp cận vấn đề này. Tuy nhiên, Bộ trưởng cho rằng, vấn đề không chỉ dừng lại ở cơ chế, chính sách nhà nước, mà còn là sự sẵn lòng, sẵn sàng của doanh nghiệp, của các địa phương để xây dựng vùng nguyên liệu và lan tỏa.
Nếu một doanh nghiệp ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao mà đóng khung lại 1.000ha - 2.000ha để tạo ra vùng nguyên liệu, Bộ trưởng cho rằng, cá nhân không khuyến khích mô hình đó. Nên chăng doanh nghiệp có thể phát triển từ lõi của nghiên cứu nông nghiệp công nghệ cao, từ công nghệ giống, công nghệ sinh học, công nghệ hữu cơ để lan tỏa cho người nông dân ở xung quanh đó. Đây là sự liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân thông qua vai trò của chính quyền địa phương đó.
Bộ trưởng Lê Minh Hoan khẳng định, trong quá trình Bộ Kế hoạch và Đầu tư sửa đổi Nghị định 57, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tham gia và sẽ có những tiếp cận với các doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao. Từ đó, Bộ trưởng sẽ tìm hiểu thêm những điểm nghẽn trong quá trình tham gia vào lĩnh vực này để đầu tư.
Nền nông nghiệp công nghệ cao không nhất thiết phải tích tụ đất đai với quy mô lớn mà cần sự kết hợp nguồn lực nhà nước với xã hội, của doanh nghiệp và nông dân để xây dựng vùng nguyên liệu lan tỏa.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Tin khác
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành khu tái thiết Làng Nủ
Tin mới 22/12/2024 16:11
Chính thức vận hành tuyến metro số 1
Tin mới 22/12/2024 11:48
Tết Dương lịch 2025: Hà Nội bắn pháo hoa tại những điểm nào?
Tin mới 21/12/2024 09:54
TP.HCM: Cháy nhà trọ cho thuê, 16 người thương vong
Tin mới 20/12/2024 15:12
Chủ tịch HĐND Thành phố chỉ đạo khắc phục vụ cháy tại quán cà phê đường Phạm Văn Đồng
Tin mới 19/12/2024 18:16
Trả gộp 2 tháng lương hưu, trợ cấp dịp Tết Nguyên đán
Tin mới 19/12/2024 17:16
Hưng Yên cơ bản hoàn thành GPMB dự án đường Vành đai 4- Vùng Thủ đô
Tin mới 19/12/2024 17:15
Quân đội nhân dân Việt Nam - Niềm tự hào dân tộc
Tin mới 19/12/2024 14:40
Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm đối tượng đốt quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng
Tin mới 19/12/2024 10:47
Bí thư Thành ủy Bùi Thị Minh Hoài thăm hỏi nạn nhân vụ cháy quán cà phê đường Phạm Văn Đồng
Tin mới 19/12/2024 10:25