Phát triển AI, đưa Việt Nam thành điểm sáng về công nghệ
Hà Nội sắp đối thoại với doanh nghiệp Khu công nghệ cao Hòa Lạc Xây dựng cơ chế “thử nghiệm có kiểm soát”: Để Hà Nội phát triển bền vững Thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo |
Mới đây, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức họp báo thường kỳ quý I năm 2024 do Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Giang chủ trì. Tại họp báo, nhiều vấn đề trọng tâm trong lĩnh vực khoa học và công nghệ được Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Hoàng Giang cùng đại diện các đơn vị thuộc Bộ giải đáp thỏa đáng.
Trong đó, nổi bật là một số vấn đề như: Việc quản lý nhà nước liên quan đến việc phát triển trí tuệ nhân tạo; thúc đẩy thương mại hóa; thu hút, trọng dụng nhân tài khoa học và công nghệ trong và ngoài nước; giải pháp thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; các vấn đề liên quan đến lĩnh vực sở hữu trí tuệ.
Hiện nay, công nghệ, trí tuệ nhân tạo (AI) đang là chủ chốt của cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Thời gian qua, được Nhà nước quan tâm, doanh nghiệp đầu tư mạnh mẽ và có nhiều sản phẩm đột phá.
Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Hoàng Giang phát biểu tại Họp báo. |
Có thể thấy, sau hơn hai năm triển khai Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) đến năm 2030, đã đưa AI trở thành lĩnh vực công nghệ quan trọng của Việt Nam, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển kinh tế - xã hội, từng bước đưa Việt Nam trở thành điểm sáng về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng AI trong khu vực và trên thế giới. Nhiều sản phẩm dựa trên AI đã được ứng dụng trong cuộc sống; các tập đoàn, doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư mạnh mẽ cho AI.
Tại họp báo thường kỳ quý I năm 2024 của Bộ Khoa học và Công nghệ, Phó Vụ trưởng Vụ Công nghệ cao Trần Anh Tú cho biết, AI được xem là một trong những công nghệ cốt lõi của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Những năm trở lại đây, nhiều quốc gia trên thế giới bắt đầu ghi nhận xu thế phát triển tất yếu và tác động chuyển đổi to lớn của AI trong mọi mặt đời sống xã hội. Việt Nam cũng không thể đứng ngoài xu hướng phát triển này.
Nhận thức được tầm quan trọng của AI, Bộ Khoa học và Công nghệ đã đề xuất Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo đến năm 2030, nhằm tạo ra “cú hích” cho ngành AI của Việt Nam, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và từng bước đưa Việt Nam trở thành một trong những điểm sáng về AI.
Cũng theo ông Trần Anh Tú, thời gian qua, các Bộ, ngành đã vào cuộc trong việc xây dựng văn bản hành lang, từng bước tạo điều kiện trong phát triển trí tuệ nhân tạo, nhất là vấn đề dữ liệu. Ngày 2/2/2024 vừa qua, Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược về dữ liệu quốc gia. Đây là cơ sở, dữ liệu để phát triển trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam.
“Bộ Khoa học và Công nghệ, với vai trò hỗ trợ nghiên cứu, phát triển đã có một số chương trình nghiên cứu khoa học như Chương trình KC01 “Nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ phát triển Chính phủ số và đô thị thông minh”. Trọng tâm của chương trình này là hỗ trợ phát triển trí tuệ nhân tạo”, ông Trần Anh Tú bày tỏ.
Ngoài ra, thời gian qua, các hành lang chính sách đã được Bộ Khoa học và Công nghệ cùng các Bộ, ngành xây dựng. Hiện nay, một số Bộ ngành cũng đang tiếp tục xây dựng, hoàn thiện, rà soát để phát triển công nghệ số…
Phó Vụ trưởng Vụ Công nghệ cao Trần Anh Tú cho biết, AI được xem là một trong những công nghệ cốt lõi của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. |
Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Hoàng Giang cũng cho rằng, chính sách về AI đã được ban hành trực diện và cụ thể với Quyết định số 127/QĐ-TTg ngày 26/1/2021 phê duyệt Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo đến năm 2030 và Quyết định số 411/QĐ-TTg ngày 31/3/2022 phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Để triển khai các quyết định này, Bộ Khoa học và Công nghệ cũng như các Bộ khác cũng đã bắt tay vào cuộc triển khai các nhiệm vụ lớn.
“Vì vậy, với AI, chúng ta phải đứng đầu, chúng ta phải tiếp cận. Vấn đề của thế giới chúng ta không thể không vào cuộc, vì nếu không vào cuộc, chúng ta sẽ đứng ngoài cuộc chơi nhưng phải đảm bảo hai yếu tố. Một mặt Việt Nam phải xây dựng hành lang pháp lý thông thoáng, đáp ứng yêu cầu thực tiễn để nghiên cứu, ứng dụng vào đời sống, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Mặt khác, Việt Nam cần học tập, chia sẻ kinh nghiệm của các nước phát triển đi trước, để triển khai theo hướng có quy định về đạo đức trong phát triển AI. Triển khai có trách nhiệm, phù hợp với thực tiễn, văn hóa Việt Nam cũng như quy định hiện hành của Việt Nam”, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Giang nhấn mạnh.
Ngoài ra, để đẩy mạnh các hoạt động nhằm thúc đẩy khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, trong quý 2/2024, Bộ Khoa học và Công nghệ cũng sẽ tiếp tục tăng cường mở rộng các hoạt động hợp tác quốc tế song phương, đa phương.
Song song với các hoạt động hợp tác quốc tế, Bộ Khoa học và Công nghệ cũng sẽ tổ chức các hoạt động chào mừng Ngày đổi mới sáng tạo thế giới 21/4 và phát động các hoạt động đổi mới sáng tạo năm 2024; chào mừng Ngày sở hữu trí tuệ thế giới 26/4.
Đặc biệt, Bộ sẽ tổ chức hoạt động chào mừng Ngày Khoa học - Công nghệ Việt Nam 18/5, hướng tới kỷ niệm 65 năm thành lập Bộ Khoa học và Công nghệ.
Các hoạt động đáng chú ý sẽ được tổ chức, như Triển lãm và gian hàng thành tựu khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; Lễ chào mừng Ngày Khoa học - Công nghệ Việt Nam 18/5 và Lễ trao giải thưởng Tạ Quang Bửu 2024; Lễ trao Giải thưởng báo chí về Khoa học - Công nghệ; Hội nghị các nhà khoa học trẻ và Lễ trao giải cuộc thi Sáng kiến khoa học 2024…
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cơ hội làm việc tại Australia cho lao động Việt Nam
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Cải tạo một loạt chung cư cũ góp phần hạ nhiệt giá nhà
Gắn kết tự nhiên và phát triển bền vững nhờ nông nghiệp sinh thái ở Tây Bắc
Chấn chỉnh lái xe buýt vi phạm Luật Giao thông đường bộ
Doanh nhân Vũ Minh Châu được vinh danh vì sự nghiệp phát triển ngành mỹ nghệ kim hoàn đá quý Việt Nam
Đêm nay, Hà Nội cấm lưu thông trên đường Văn Khê
Tin khác
Công nghệ pin đột phá: Vượt qua giới hạn của pin lithium - ion
Công nghệ 08/12/2024 08:21
Phát triển hệ thống mới thay thế GPS
Công nghệ 05/12/2024 07:03
Khai mạc Triển lãm các sản phẩm, dịch vụ khởi nghiệp sáng tạo
Công nghệ 26/11/2024 21:54
Chung tay phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam
Công nghệ 21/11/2024 13:54
Apple sắp ra mắt thiết bị nhà thông minh kết hợp AI
Công nghệ 15/11/2024 07:20
Google thử nghiệm tìm kiếm bằng giọng nói liền mạch và phản hồi cực nhanh
Công nghệ 12/11/2024 07:53
Trí tuệ nhân tạo (AI) - Bước đột phá giúp hoàn thiện bản đồ não bộ con người
Công nghệ 11/11/2024 07:30
MacBook Pro thế hệ tiếp theo, nâng tầm trải nghiệm người dùng
Công nghệ 05/11/2024 09:49
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm
Công nghệ 02/11/2024 20:33
Meta phát triển nền tảng tìm kiếm AI độc lập
Công nghệ 30/10/2024 19:06