Phát huy tiềm năng "đất tụ thủy, tụ nhân, tụ tài, tụ lực" để Hà Nội vươn mình

(LĐTĐ) Nói về người Hà Nội là kết tinh văn hóa dân tộc và phẩm chất riêng có của người Kinh Kỳ, GS,TS.NGND. Nguyễn Quang Ngọc nhận định Hà Nội là "đất tụ thủy, tụ nhân, tụ tài, tụ lực", cùng với các lớp cư dân bản địa từ thời dựng nước đầu tiên là các lớp cư dân tứ xứ, anh tài bốn phương đổ về.
Thời tiết Hà Nội ngày đầu tuần: Nắng vàng, gió nhẹ, đêm se lạnh Hội thảo khoa học cấp quốc gia về xây dựng thành phố Hà Nội kết nối toàn cầu

Tại Hội thảo khoa học cấp quốc gia “Tầm nhìn mới, cơ hội mới xây dựng Thủ đô Hà Nội văn hiến - văn minh - hiện đại, thành phố kết nối toàn cầu”, GS,TS.NGND. Nguyễn Quang Ngọc (Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam) đã chia sẻ những phân tích về vị thế của Kinh đô - Thủ đô Cổ Loa, Thăng Long, Hà Nội trong tiến trình lịch sử.

Sông Hồng, nét bản sắc của văn hóa đô thị Thăng Long - Hà Nội

GS,TS.NGND. Nguyễn Quang Ngọc cho hay địa bàn thành phố Hà Nội nằm gọn ở trung tâm châu thổ Sông Hồng, nơi con người tụ cư sớm và đông đúc, nơi chứng kiến toàn bộ quá trình hình thành cộng đồng người Việt cổ, với sự ra đời của nền văn minh Sông Hồng.

Nền văn minh Sông Hồng là nền văn minh nông nghiệp trồng lúa nước, sử dụng công cụ sản xuất bằng kim khí (đồ đồng, đồ sắt), tạo ra bước phát triển trọi vượt về kinh tế, xã hội và thông qua đó xác lập bản lĩnh, truyền thống và lối sống Việt Nam, đặt cơ sở vững vàng cho sự ra đời và phát triển của quốc gia dân tộc.

Vua Lý Thái Tổ quyết định dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long tiếp nối truyền thống lâu đời của dân tộc từ kinh đô Cổ Loa cho đến kinh đô Vạn Xuân ở vùng đỉnh thứ hai của châu thổ Sông Hồng. Thăng Long - Đông Đô - Đông Kinh gần 8 thế kỷ liên tục là kinh đô, đế đô - trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa lớn nhất và tiêu biểu nhất của Kỷ nguyên văn minh Đại Việt rạng rỡ văn trị, võ công, một bước tiến huy hoàng của lịch sử đất nước.

Phát huy tối đa nhân tố con người Hà Nội thanh lịch, văn minh
GS,TS.NGND. Nguyễn Quang Ngọc phát biểu tại Hội thảo.

Theo GS,TS.NGND. Nguyễn Quang Ngọc, cuộc cách mạng tháng Tám là cuộc cách mạng vĩ đại nhất trong toàn bộ tiến trình lịch sử Việt Nam, đã đã đưa Hà Nôi lên thành Thủ đô. Kể từ thời đại dựng nước đầu tiên cho đến nay các kinh đô kinh thành Cổ Loa, Mê Linh, Vạn Xuân, Ô Diên, Tống Bình, Đại La, Thăng Long, Đông Đô, Đông Kinh, Hà Nội gần như liên tục nối tiếp nhau đều được đặt trên địa bàn Hà Nội, biến Hà Nội thành trung tâm hội tụ, kết tinh, giao lưu, lan tỏa lớn nhất và mạnh nhất các giá trị lịch sử và văn hóa của cả nước.

Hà Nội thực sự là căn cốt của toàn bộ lịch sử đất nước, là trung tâm và đỉnh cao của cả ba kỷ nguyên văn minh lớn Việt Nam là Kỷ nguyên văn minh dựng nước và giữ nước đầu tiên, Kỷ nguyên văn minh Đại Việt và Kỷ nguyên độc lập tự do tiên lên văn minh hiện đại. Đấy là vị thế lớn nhất và đặc biệt nhất của Hà Nội trong toàn bộ tiến trình lịch sử dân tộc mà không một đô thị nào hay một kinh thành nào khác của Việt Nam có thể sánh ngang được.

Đây cũng là trường hợp vô cùng hy hữu trên thế giới, đúng như đánh giá của UNESCO khi vinh danh khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long là Di sản văn hóa Thế giới: “Nó là minh chứng duy nhất về truyền thống văn hóa lâu đời của người Việt ở châu thổ sông Hồng và là trung tâm quyền lực chính trị trong suốt 13 thế kỷ cho đến ngày nay... Trên thế giới rất hiếm tìm thấy một di sản thể hiện được tính liên tục lâu dài như vậy của sự phát triển chính trị, văn hóa như khu vực trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội”, GS,TS.NGND. Nguyễn Quang Ngọc nói.

Phát huy tiềm năng
Hội thảo khoa học cấp quốc gia “Tầm nhìn mới, cơ hội mới xây dựng Thủ đô Hà Nội văn hiến - văn minh - hiện đại, thành phố kết nối toàn cầu”.

Nói về vai trò của sông Hồng với đô thị Hà Nội, GS,TS.NGND. Nguyễn Quang Ngọc nhấn mạnh sông Hồng là điều kiện tiên quyết là trung tâm của mọi hoạt động mưu sinh, trung tâm của mọi sáng tạo văn hóa của người Hà Nội. Từ quy hoạch đô thị cho đến kiến trúc phường phố, chợ búa, thương điếm, bến cảng Kẻ Chợ, các làng nghề, phố nghề, các lễ hội, tín ngưỡng, tập quán, từ các trò chơi dân gian đến các hoạt động cung đình, các kỳ công chống ngoại xâm ở Đông Bộ Đầu, ở Chương Dương, Tây Kết, Hàm Tử… tất cả đều có hình bóng hay sự hóa thân của dòng sông Mẹ - sông Hồng. Đấy là nét đặc trưng và bản sắc nhất của văn hóa đô thị Thăng Long - Hà Nội cổ truyền.

Sông Hồng luôn giữ vai trò trung tâm quyết định toàn bộ quá trình lịch sử - văn hóa của các kinh đô - kinh thành - đô thị cổ truyền trên đất Hà Nội. Đến đầu thế kỷ XXI, sông Hồng từng bước khẳng định trở lại vị trí là trục phát triển chủ đạo của Thủ đô.

“Tựa núi, nhìn sông, hướng ra Biển Đông là mô hình thành tạo, là quy luật biến đổi và là định hướng phát triển của Hà Nội ngày xưa, ngày nay và mãi về sau”, GS,TS.NGND. Nguyễn Quang Ngọc nhấn mạnh.

Hà Nội là "đất tụ thủy, tụ nhân, tụ tài, tụ lực"

GS,TS.NGND. Nguyễn Quang Ngọc chia sẻ, Hà Nội là không gian lịch sử - văn hóa có lịch sử lâu đời và tập trung cao nhất của toàn bộ tiến trình lịch sử đất nước. Hà Nội có 5.922 di tích lịch sử văn hóa, trong đó có 2.435 di tích di tích đã được xếp hạng các cấp (gồm 1 di sản văn hóa thế giới, 1 di sản tư liệu thế giới, 21 di tích quốc gia đặc biệt, 1.160 di tích quốc gia và 1.254 di tích cấp thành phố)...

Hà Nội hiện nay có 1.793 di sản văn hóa phi vật thể, trong đó bao gồm 1.206 lễ hội, 3 di sản văn hóa được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại, 1 di sản nằm trong danh mục bảo vệ khẩn cấp của UNESCO, 25 di sản trong danh mục di sản phi vật thể quốc gia. Hà Nội còn có 1.350 làng nghề và làng có nghề, trong đó có 300 làng nghề truyền thống tiêu biểu. Bên cạnh đó, Hà Nội còn có một khối lượng tư liệu chữ Hán và chữ Nôm hết sức đồ sộ, kết tinh của nền văn hóa bác học và dân gian lớn nhất và lâu đời nhất của cả nước...

Phát huy tối đa nhân tố con người Hà Nội thanh lịch, văn minh
Phát huy nguồn nhân lực chất lượng cao để phát triển Thủ đô (Ảnh: Lễ tuyên dương thủ khoa xuất sắc tốt nghiệp các trường đại học, học viện tại Hà Nội năm 2024)

Trên khắp đất nước Việt Nam, không có địa phương nào hội được số lượng rất lớn với các di sản văn hóa tiêu biểu như ở Hà Nội. Đây là nguồn tài nguyên đặc biệt qúy giá, là nguồn lực hàng đầu cho Hà Nội khai thác xây dựng và phát triển bền vững Thủ đô.

Nói về người Hà Nội là kết tinh văn hóa dân tộc và phẩm chất riêng có của người Kinh Kỳ, GS,TS.NGND. Nguyễn Quang Ngọc nhận định Hà Nội là đất tụ thủy, tụ nhân, tụ tài, tụ lực, cùng với các lớp cư dân bản địa từ thời dựng nước đầu tiên là các lớp cư dân tứ xứ, anh tài bốn phương đổ về. Hầu hết các giá trị tinh hoa của dân tộc, của giống nòi đều được hội tụ về đây và lan tỏa từ đây. Những hoàng đế anh minh, những danh tướng thiên tài, những danh nhân kiệt xuất, cho đến những thường dân nếu không được sinh ra ở đây thì cũng chọn nơi đây làm nơi lập nghiệp và cống hiến.

Họ là những anh hùng dân tộc, các nhà chính trị, quân sự, ngoại giao kiệt xuất, các danh nhân văn hóa lớn, những người đã đóng góp tài năng, trí tuệ, cuộc đời và sự nghiệp làm rạng rỡ lịch sử và văn hóa Hà Nội. Họ là những người lao động giỏi “khéo tay hay nghề đất lề Kẻ Chợ”, những nông dân sáng tạo ra những sản phẩm nổi tiếng của đất Kinh Kỳ, những người sản xuất và buôn bán những mặt hàng thủ công mỹ nghệ đặc sắc. Tiêu biểu cho những người lao động sáng tạo là tổ sư các nghề, là thợ cả, thợ lành nghề, các nghệ nhân được đời đời ca ngợi.

Thành tựu lao động sáng tạo của các thế hệ người Hà Nội trong vai trò hội tụ và kết tinh các giá trị lịch sử - văn hóa dân tộc và hiện hữu với những tên tuổi các anh hùng dân tộc, các danh nhân văn hóa, những người lao động tài giỏi và thành công trên tất cả các lĩnh vực đã kết quyện và định hình thành những phẩm chất nhân cách đặc trưng và truyền thống tốt đẹp của người Hà Nội.

Đó là tinh thần yêu nước và ý chí tự lập, tự cường; truyền thống đoàn kết và tinh thần nhân ái, hòa hiếu, bao dung; truyền thống lao động sáng tạo; truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo; truyền thống văn minh thanh lịch trong cuộc sống và trong ứng xử… Nguồn lực con người là nguồn lực lớn nhất, là lợi thế căn bản và giữ vai trò quyết định tương lai phát triển của Hà Nội.

Vì thế phát huy tối đa nhân tố con người, xây dựng con người Hà Nội thanh lịch, văn minh, phát triển toàn diện, gắn kết chặt chẽ, hài hòa giữa giá trị truyền thống và giá trị hiện đại chính là chìa khóa thành công của công cuộc xây dựng Thủ đô Văn hiến - Văn minh - Hiện đại.

Nguyễn Hoa - Phương Ngân

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Những trường hợp bị từ chối kiểm định và quy định mới về chu kỳ kiểm định xe cơ giới

Những trường hợp bị từ chối kiểm định và quy định mới về chu kỳ kiểm định xe cơ giới

Bắt đầu từ ngày 1/1/2025, các cơ sở đăng kiểm sẽ từ chối kiểm định đối với các trường hợp vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Cùng với đó là việc Bộ Giao thông vận tải (GTVT) chính thức áp dụng chu kỳ kiểm định đối với xe cơ giới, xe mô tô, xe gắn máy.
Chỉ được ghi hình, ghi âm lời nói người tham gia phiên toà khi nhận được sự đồng ý

Chỉ được ghi hình, ghi âm lời nói người tham gia phiên toà khi nhận được sự đồng ý

(LĐTĐ) Việc ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của Hội đồng xét xử, Thẩm phán tại phiên toà phải được sự đồng ý của Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, phiên họp; trường hợp ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của người tiến hành tố tụng khác, người tham gia phiên tòa, phiên họp thì phải được sự đồng ý của họ và Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, phiên họp.
Giáo dục và đào tạo đóng vai trò động lực then chốt để phát triển đất nước

Giáo dục và đào tạo đóng vai trò động lực then chốt để phát triển đất nước

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long vừa ký ban hành Quyết định số 1705/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Bánh cốm Nguyên Ninh, bánh Jambon Thanh Hương bị tạm dừng hoạt động

Bánh cốm Nguyên Ninh, bánh Jambon Thanh Hương bị tạm dừng hoạt động

(LĐTĐ) Ngày 2/1, Đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm (ATTP) số 1 của thành phố Hà Nội đã kiểm tra công tác bảo đảm ATTP dịp Tết và lễ hội Xuân năm 2025, tại quận Tây Hồ và Ba Đình.
Ngày làm việc đầu tiên của năm 2025: Giao thông Hà Nội chuyển biến rõ rệt

Ngày làm việc đầu tiên của năm 2025: Giao thông Hà Nội chuyển biến rõ rệt

(LĐTĐ) Sáng 2/1/2025, ngày làm việc chính thức đầu tiên của năm 2025, cũng là ngày thứ 2 Nghị định 168/2024 có hiệu lực, tại Hà Nội, hầu hết người tham gia giao thông đã chấp hành nghiêm quy định an toàn giao thông...
Ban hành Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi

Ban hành Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Quyết định số 4222/QĐ-BGDĐT về việc ban hành Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi.
Nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu trong các nhà trường

Nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu trong các nhà trường

(LĐTĐ) Với việc triển khai chương trình “Tăng cường sức khỏe chủ động”, Prudential đặt mục tiêu 85% học sinh được nâng cao kiến thức và kỹ năng về các biện pháp và cách điều trị các bệnh thông thường do biến đổi khí hậu, đồng thời ít nhất 80% học sinh cam kết thực hành các thói quen lành mạnh ở trường và tại nhà.

Tin khác

Giáo dục và đào tạo đóng vai trò động lực then chốt để phát triển đất nước

Giáo dục và đào tạo đóng vai trò động lực then chốt để phát triển đất nước

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long vừa ký ban hành Quyết định số 1705/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Bánh cốm Nguyên Ninh, bánh Jambon Thanh Hương bị tạm dừng hoạt động

Bánh cốm Nguyên Ninh, bánh Jambon Thanh Hương bị tạm dừng hoạt động

(LĐTĐ) Ngày 2/1, Đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm (ATTP) số 1 của thành phố Hà Nội đã kiểm tra công tác bảo đảm ATTP dịp Tết và lễ hội Xuân năm 2025, tại quận Tây Hồ và Ba Đình.
Ban hành Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi

Ban hành Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Quyết định số 4222/QĐ-BGDĐT về việc ban hành Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi.
Nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu trong các nhà trường

Nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu trong các nhà trường

(LĐTĐ) Với việc triển khai chương trình “Tăng cường sức khỏe chủ động”, Prudential đặt mục tiêu 85% học sinh được nâng cao kiến thức và kỹ năng về các biện pháp và cách điều trị các bệnh thông thường do biến đổi khí hậu, đồng thời ít nhất 80% học sinh cam kết thực hành các thói quen lành mạnh ở trường và tại nhà.
Hội tụ tinh hoa làng nghề Việt tại Văn Miếu

Hội tụ tinh hoa làng nghề Việt tại Văn Miếu

(LĐTĐ) Ngày 2/1, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã trở thành nơi hội tụ của những tinh hoa làng nghề truyền thống Việt Nam trong chương trình "Quà tặng của nhân gian". Sự kiện diễn ra từ ngày 2 - 5/1, quy tụ những nghệ nhân xuất sắc từ khắp mọi miền đất nước.
Danh mục 62 bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo không cần giấy chuyển viện

Danh mục 62 bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo không cần giấy chuyển viện

(LĐTĐ) Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư số 1/2025/TT-BYT quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (BHYT). Trong đó, quy định chi tiết danh mục một số bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo được 100% mức hưởng BHYT. Những quy định này đều có hiệu lực thi hành từ 1/1/2025.
Du lịch Hà Nội khởi đầu năm mới ấn tượng

Du lịch Hà Nội khởi đầu năm mới ấn tượng

(LĐTĐ) Mặc dù chỉ nghỉ một ngày, hoạt động du lịch Hà Nội trong dịp Tết Dương lịch 2025 đã có khởi đầu ấn tượng.
Từ 2/1/2025, Nghệ An thí điểm không tiếp nhận hồ sơ giấy 65 thủ tục hành chính

Từ 2/1/2025, Nghệ An thí điểm không tiếp nhận hồ sơ giấy 65 thủ tục hành chính

(LĐTĐ) Từ ngày 2/1 - 30/6/2025, Nghệ An sẽ thí điểm không tiếp nhận hồ sơ giấy tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh và Bộ phận Một cửa cấp huyện, cấp xã thuộc 11 Ủy ban nhân dân (UBND) ở thành phố Vinh, thị xã Hoàng Mai, huyện Nghi Lộc…
Trái tim mẹ chồng “thắp lửa” cho hành trình 6 năm tìm kiếm tiếng cười trẻ thơ

Trái tim mẹ chồng “thắp lửa” cho hành trình 6 năm tìm kiếm tiếng cười trẻ thơ

(LĐTĐ) Vợ chồng chị Đỗ Thị Phương Anh và anh Đỗ Xuân Biển đã phải đối mặt với hành trình tìm con đầy thử thách, nhưng trên hành trình ấy có mẹ chồng luôn đồng hành, yêu thương và sẻ chia. Chính sự đồng hành ấy đã tiếp sức cho hai vợ chồng bước tiếp đến ngày hái được trái ngọt hạnh phúc.
Tăng giá vé tham quan nhiều di tích, bảo tàng tại Hà Nội từ 1/1/2025

Tăng giá vé tham quan nhiều di tích, bảo tàng tại Hà Nội từ 1/1/2025

(LĐTĐ) Theo Nghị quyết số 44/2024/NQ-HĐND ngày 10/12/2024 của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội, nhiều điểm di tích, công trình văn hóa và bảo tàng trên địa bàn Thủ đô sẽ áp dụng mức phí tham quan mới từ ngày 1/1/2025, nhằm tăng cường công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa.
Xem thêm
Phiên bản di động