Phát huy hiệu quả của công nghệ số trong tiêu thụ sản phẩm OCOP
Kết nối cung cầu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Kỳ 1: Nỗ lực kết nối tiêu thụ nông sản |
OCOP nâng tầm sản phẩm nông nghiệp
Những năm qua, chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã được thành phố Hà Nội triển khai hiệu quả, thu hút đông đảo các chủ thể tham gia phân hạng, đánh giá sản phẩm. Tại huyện Mê Linh, kết thúc Chương trình OCOP giai đoạn 2018 - 2020, toàn huyện đã có 35 sản phẩm được Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội công nhận, cấp sao. Trong đó, có 9 sản phẩm OCOP đạt 4 sao, còn lại là các sản phẩm được chứng nhận 3 sao.
Đa dạng các sản phẩm nông sản tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP Thành phố Hà Nội. |
Từ cánh đồng trũng quanh năm ngập trong nước, không thể canh tác, anh Nguyễn Thế Lâm - Giám đốc Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Khánh Phong (xã Tiến Thịnh, huyện Mê Linh) đã cải tạo thành cánh đồng cây ăn quả trù phú với đa dạng các loại cây ăn quả như đu đủ, táo, ổi, mít… Nhờ chăm chỉ học hỏi các kỹ thuật chăm sóc cây ăn quả, sau khoảng 2 năm, gia đình anh Lâm đã có nguồn thu ổn định. Nhận thấy nhu cầu thị trường lớn, anh Lâm kêu gọi người dân xung quanh thành lập Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Khánh Phong đảm bảo nguồn cung cho thị trường.
Nhờ sự tin tưởng của khách hàng, hiện nay các sản phẩm của Hợp tác xã nông nghiệp Khánh Phong đã có chỗ đứng, thị trường ngày càng được mở rộng. Các sản phẩm của Hợp tác xã đến với khách hàng thông qua hệ thống cửa hàng thực phẩm sạch của thành phố Hà Nội và tiêu thụ tại các địa phương lân cận như: Vĩnh Phúc, Lào Cai, Yên Bái, Điện Biên,…
Với tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, hiện nay, Hợp tác xã cũng đã lên phương án sản xuất để nâng cao giá trị của cây ổi, giúp các thành viên trong Hợp tác xã bao tiêu sản phẩm, không để tình trạng ùn ứ xảy ra.
Để khẳng định chất lượng sản phẩm, năm 2020, Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Khánh Phong đã tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP. Theo đó, 2 sản phẩm ổi lê Đài Loan và đu đủ của Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Khánh Phong đã được UBND Thành phố công nhận là sản phẩm OCOP 4 sao. Theo anh Lâm, việc sản phẩm được đánh giá 4 sao không chỉ giúp Hợp tác xã khẳng định chất lượng sản phẩm mà còn được đông đảo người tiêu dùng biết tới, thúc đẩy đầu ra cho sản phẩm. Theo tính toán, mỗi năm, Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Khánh Phong có doanh thu từ 600 tới 700 triệu đồng, tạo công ăn việc làm thời vụ cho nhiều lao động địa phương.
Cũng giống như anh Lâm, chị Trịnh Kim Thư, Tổng Giám đốc Công ty CP Trà xạ đen MD Queens (huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội) đã khởi nghiệp thành công với sản phẩm trà xạ đen MD Queens. Trải qua nhiều gian nan, thử thách, chị Thư đã liên kết thành lập được các vùng nguyên liệu tại huyện Ba Vì và nhà máy sản xuất cho sản phẩm trà xạ đen MD Queens. Sản phẩm trà xạ đen MD Queens của chị tới nay cũng đã có hàng nghìn đại lý bán hàng trên toàn quốc. Đặc biệt, trong năm 2020, sản phẩm trà xạ đen MD Queens cũng đã tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP và được UBND Thành phố đánh giá 4 sao.
Khẳng định hiệu quả của chương trình OCOP, chị Trịnh Kim Thư, cho biết, chương trình OCOP có vai trò rất quan trọng đối với các đơn vị, doanh nghiệp. “Bên cạnh các chứng nhận chất lượng đảm bảo theo quy định, sản phẩm của chúng tôi còn được thẩm định bởi các ban, ngành của Thành phố, qua đó tạo thêm niềm tin với khách hàng, giúp khách hàng tin tưởng và yên tâm mua hàng của chúng tôi hơn. Đặc biệt, tham gia chương trình, doanh nghiệp và người tiêu dùng cũng sẽ được bảo vệ trước tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng tràn lan trên thị trường.”- chị Thư cho hay.
Công nghiệp số thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP
Trong giai đoạn từ năm 2019-2020, Hà Nội đã đánh giá, phân hạng và quyết định công nhận được 1.054 sản phẩm OCOP Hà Nội, trong đó có 4 sản phẩm được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận 5 sao, có 13 sản phẩm tiềm năng 5 sao (chiếm 1,61%); 731 sản phẩm 4 sao (chiếm 69,36%); 306 sản phẩm 3 sao (chiếm 29,03%).
Trong tổng số 1.054 sản phẩm OCOP Hà Nội, có 691 sản phẩm thực phẩm (chiếm 65,56%), đồ uống 30 sản phẩm (chiếm 2,85%), thảo dược 7 sản phẩm (chiếm 0,66%), vải, may mặc 27 sản phẩm (chiếm 2,56%), sản phẩm lưu niệm, nội thất và trang trí 299 sản phẩm (chiếm 28,37%). Các sản phẩm OCOP này thuộc 74 doanh nghiệp, 82 hợp tác xã và 99 Hộ sản xuất kinh doanh. Các đơn vị này đã giải quyết tạo việc làm được trên 5.000 lao động khu vực nông thôn.
Các đơn vị, doanh nghiệp tích cực tham gia chương trình livestream, kết nối tiêu thụ sản phẩm. |
Cùng với số lượng sản phẩm OCOP lớn, việc đảm bảo đầu ra ổn định cho sản phẩm OCOP Hà Nội hiện nay vẫn còn gặp nhiều khó khăn, nhất là trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Huyện Ba Vì (Hà Nội) được biết đến với nhiều loại đặc sản, trong đó nổi bật nhất phải nhắc đến thương hiệu gà đồi Ba Vì. Năm 2014, Hội gà đồi Ba Vì ra đời, quy tụ hơn 60 hộ chăn nuôi gà số lượng lớn, thực hiện chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung. Nhờ thực hiện đúng quy trình chăn nuôi an toàn, năm 2019, sản phẩm gà đồi Ba Vì đạt chứng nhận OCOP 3 sao của thành phố Hà Nội.
Anh Vũ Văn Ngọc, thành viên Hợp tác xã chăn nuôi gà đồi Ba Vì cho biết, dù đã được khẳng định chất lượng, nhưng sản phẩm gà đồi Ba Vì đang gặp khó vì đầu ra không ổn định. Những năm trước, cùng với thị trường nội thành, gà đồi Ba Vì được các thương lái các tỉnh như: Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Phòng, Quảng Ninh tới tận nơi thu mua với số lượng lớn và đều đặn. Năm nay, do ảnh hưởng bởi dịch bệnh, các thương lái gặp khó khăn trong việc di chuyển nên sản lượng gà tiêu thụ bị ảnh hưởng rất lớn.
Có thể khẳng định, trong giai đoạn hiện nay, sự phát triển mạnh mẽ của các nền tảng công nghệ đã hỗ trợ đắc lực cho các hộ gia đình, doanh nghiệp. Để giúp các doanh nghiệp giải quyết khó khăn trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội đã phối hợp với một số đơn vị tổ chức chương trình “Kết nối giao thương sản phẩm OCOP và đặc sản vùng miền bằng hình thức trực tuyến” nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP, đặc sản vùng miền tới người tiêu dùng Thủ đô, góp phần đảm bảo từng bước khôi phục sản xuất trong tình hình mới.
Bên cạnh đó, chương trình cũng là nơi các chủ thể OCOP rèn luyện kỹ năng livestream bán hàng, từ đó tiếp thị được hình ảnh cá nhân, thương hiệu, sản phẩm, hướng tới nguồn khách hàng tiêu dùng ổn định.
Theo ông Nguyễn Khánh Toàn, Giám đốc Trung tâm Chuyển đổi số Việt Nam, chuyển đổi số trong nông nghiệp có vai trò đặc biệt quan trọng, nhất là trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm. Chuyển đổi số trong tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp được hiểu đơn giản là quá trình áp dụng triệt để nền tảng công nghệ như zalo, facebook, youtube, tiktok... để kể câu chuyện sản phẩm, mang giá trị sản phẩm đến cho khách hàng. Chuyển đổi số kênh bán hiện nay có 4 hình thức gồm: mở shop trên các sàn thương mại điện tử; xây dựng đội ngũ cộng tác viên; livestream bán hàng; tiếp thị liên kết.
“Tùy từng hình thức mà chúng ta có giải pháp tiếp cận khách hàng khác nhau. Đáng chú ý, hiện nay, hình thức livestream bán hàng đang trở thành xu hướng mới của thế giới. Các thương hiệu lớn của Việt Nam cũng đang có xu hướng chuyển sang bán hàng qua livestream. Thông qua việc livestream, khách hàng sẽ được tận mắt chứng kiến sản phẩm, được tương tác trực tiếp với người bán từ đó, thúc đẩy nhu cầu mua sắm của khách hàng”- ông Toàn khẳng định.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Tin khác
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Môi trường 23/12/2024 14:12
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Đô thị 23/12/2024 06:08
Chấn chỉnh lái xe buýt vi phạm Luật Giao thông đường bộ
Giao thông 22/12/2024 18:17
Đêm nay, Hà Nội cấm lưu thông trên đường Văn Khê
Giao thông 22/12/2024 18:11
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/12: Trời nhiều mây, sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Môi trường 22/12/2024 06:29
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 21/12: Ngày nắng nhẹ, nhiệt độ thấp nhất 12 độ C
Môi trường 21/12/2024 08:41
Xây mới, cải tạo chợ trên địa bàn Hà Nội: Công khai, minh bạch để người dân biết và giám sát
Trật tự đô thị 20/12/2024 20:45
Hà Nội lên phương án phân luồng phương tiện dịp Tết 2025
Giao thông 20/12/2024 13:50
Hà Nội: Cháy ngùn ngụt kho lốp ô tô trên phố Nguyễn Cảnh Dị
Phòng chống cháy nổ 20/12/2024 08:24
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 20/12: Trời ít mây không mưa, ngày nắng nhẹ
Môi trường 20/12/2024 06:48