Tạo “luồng xanh” trong tiêu thụ nông sản thời dịch bệnh

Kỳ 1: Nỗ lực kết nối tiêu thụ nông sản

(LĐTĐ) Trong khó khăn chung của dịch Covid-19, chuỗi cung ứng nông sản, thực phẩm bị đứt gãy từ đầu vào vật tư sản xuất đến khâu tiêu thụ. Trong đó, nông sản bị ảnh hưởng nghiêm trọng do nhiều mặt hàng đang bước vào thu hoạch chính vụ. Vì vậy, rất cần những giải pháp trước mắt và lâu dài trong việc tổ chức sản xuất và tiêu thụ nông sản phù hợp để cung cầu gặp nhau.
Các cấp công đoàn quận Tây Hồ chung tay tiêu thụ nông sản giúp nông dân huyện Ứng Hòa Nông dân Việt và ước mơ về chuỗi cung ứng ngắn

Nhằm hỗ trợ các huyện, thị xã kết nối xúc tiến thương mại tiêu thụ sản phẩm nông sản thực phẩm đến thời vụ thu hoạch và kịp thời phục vụ nhu cầu lương thực, thực phẩm thiết yếu trong bối cảnh dịch Covid-19, thành phố Hà Nội đã và đang tiếp tục thực hiện nhiều mô hình kết nối tiêu thụ nông sản, không để đứt gãy chuỗi cung ứng.

Vẫn còn nhiều nông sản tồn đọng

Huyện Thanh Oai được thành phố Hà Nội quy hoạch là vành đai xanh, có tiềm năng dồi dào về nông sản với 8.000 ha đất nông nghiệp, trong đó, trồng lúa 6.500ha, nuôi trồng thủy sản 554ha, cây ăn quả 425ha, rau màu 178ha, trang tại tổng hợp 116ha, chăn nuôi tập trung 53ha. Hiện nay, Thanh Oai còn có đàn trâu bò gần 6.000 con, lợn trên 39.000 con, gia cầm 1,54 triệu con, trong đó 50% là đẻ trứng.

Kỳ 1: Nỗ lực kết nối tiêu thụ nông sản
Nông sản vẫn còn tồn đọng nhiều tại các vùng nông thôn Hà Nội (Ảnh do người dân cung cấp)

Ông Dương Bá Mẫn – Trưởng phòng Kinh tế huyện Thanh Oai cho biết, với sản phẩm chủ lực là thóc, gạo, trứng gia cầm, Thanh Oai mỗi năm cho ra sản lượng gạo 72.000 tấn, tiêu thụ trong huyện là 1/3, còn 2/3 tiêu thụ ngoài huyện (khoảng 48.000 tấn). Trứng gia cầm cho ra 500.000 quả/ngày, tiêu thụ tại huyện được 1/5, còn 4/5 tiêu thụ ngoài huyện (khoảng 400.000 quả/ngày). Các loại thực phẩm khác như lợn, trâu, bò cơ bản đáp ứng trong địa bàn huyện. Do ảnh hưởng của Covid-19, hiện nay, việc tiêu thụ thóc, gạo tạm vẫn ổn, nhưng thịt và trứng gia cầm đang gặp khó khăn, rất cần được kết nối tiêu thụ.

Tại “Diễn đàn trực tuyến Hà Nội 2021: Kết nối cung cầu sản phẩm OCOP và nông sản, thực phẩm an toàn” diễn ra hôm 1/9 vừa qua, huyện Thanh Oai đã đăng ký giới thiệu và xúc tiến 2 sản phẩm là trứng vịt trắng và trứng gà đỏ của 5 hộ đã có giấy chứng nhận OCOP và Vietgap. Ông Dương Bá Mẫn cho biết, trứng gà trắng hiện có giá là 3.000 đồng/quả, trứng gà đỏ có giá 2.300 đồng/quả. Nếu mua trên 5.000 quả, huyện sẽ hỗ trợ phương tiện vận chuyển đến tận tay cơ sở, người tiêu dùng.

Cũng gặp khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm, nông sản, huyện Gia Lâm hiện nay còn 70% sản phẩm cần tiêu thụ. Theo bà Hoàng Thị Thúy Nga – Phó Trưởng Phòng Kinh tế huyện Gia lâm, hiện nay toàn huyện có 2.248ha diện tích trồng rau, củ, quả; được cấp giấy chứng nhận theo tiêu chuẩn Vietgap là 270ha, trong đó 10ha sản xuất theo hướng hữu cơ. Có 13 sản phẩm được bảo hộ nhãn hiệu tập thể, 14 sản phẩm được ứng dụng trên hệ thống truy suất nguồn gốc theo mã QR Code. Huyện đã có 49 sản phẩm được chứng nhận sản phẩm OCOP cùng nhiều sản phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn Vietgap.

Nhiều năm nay, bình quân hàng năm huyện Gia Lâm đưa ra thị trường 69.000 tấn rau, 60.000 tấn quả và nhiều sản phẩm đã chứng nhận Vietgap như các vùng rau Văn Đức, Đặng Xá, Kiêu Kị, chuối Kim Sơn. Đặc biệt trong những năm gần đây, bắp cải, cải thảo của xã Văn Đức, Đặng Xá được xuất khẩu sang các thị trường “khó tính” như Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, mỗi năm từ 800 – 1.000 tấn.

Tuy nhiên, theo bà Thúy Nga, các sản phẩm được kết nối đưa vào các siêu thị, bếp ăn, trường học, cửa hàng tiện ích chỉ chiếm khoảng 20-30%, 70% còn lại được bà con tiêu thụ tự do qua các chợ dân sinh, chợ đầu mối và đi các tỉnh khác.

Trong thời gian qua, khi Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội, huyện Gia Lâm đã huy động các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp trên địa bàn vào cuộc hỗ trợ giúp nông dân tiêu thụ nông sản, tuy nhiên, sản phẩm nông sản trên địa bàn còn tương đối lớn, cần được hỗ trợ tiêu thụ ngay. Trong đó, sản phẩm nhãn chín muộn của Hưng Yên trồng tại Gia Lâm còn khoảng 100 tấn, cần tiêu thụ khoảng 10 tấn/ngày (giá 11.000 đồng/kg); Củ cải Lệ Chi còn 50 tấn, nhu cầu cần tiêu thụ khoảng 3 tấn/ngày (giá 5.000 đồng/kg); Mùi tàu Đông Dư còn 10 tấn, cần tiêu thụ 1,5 tấn/ngày (giá 10.000 đồng/kg); Chuối tiêu, hồng, chuối tây Kim Sơn còn dư 50 tấn, cần tiêu thụ từ 4-5 tấn/ngày (giá 5.000 đồng/kg).

Hầu hết các huyện, thị xã có đất canh tác nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội đều còn tồn đọng một số lượng nông sản nhất định, cần được tiêu thụ ngay, chưa kể đến các sản phẩm của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, chăn nuôi, thực phẩm organic trên địa bàn Thành phố cũng đang bị đứt gãy chuỗi cung ứng.

Nhiều mô hình kết nối chuỗi cung ứng

Vừa qua, trên khắp các quận, huyện, thị xã, các địa phương đã có nhiều cách làm sáng tạo nhằm tiêu thụ sản phẩm nông sản cho người dân, trong đó có nhiều mô hình do các xã, huyện tự sáng kiến nhằm giải quyết nông sản vụ mùa; giải quyết khó khăn về lương thực cho các vùng bị cách ly. Tuy nhiên đây vẫn là các giải pháp tạm thời, manh mún.

Ngày 1/9 cừa qua, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) thành phố Hà Nội phối hợp với Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương, Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT), Hiệp hội Các nhà bán lẻ Việt Nam, Sở Công Thương Hà Nội tổ chức “Diễn đàn trực tuyến Hà Nội 2021 - Kết nối cung - cầu sản phẩm OCOP và nông sản, thực phẩm an toàn”.

Ông Nguyễn Ngọc Sơn, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội cho biết, diễn đàn là hoạt động tiếp nối chuỗi các hoạt động thiết thực, bao gồm: Tập huấn online kỹ năng tiếp thị và bán hàng trên môi trường số; hoạt động truyền thông, tiếp thị “Ngày hội livestream”; hoạt động xúc tiến thương mại thí điểm mô hình “Chợ đêm trên mây”, nhằm giúp các chủ thể sản xuất chuyển đổi số trong hoạt động kinh doanh, tiếp thị, quảng bá tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm nhất là trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp...

Diễn đàn đã thu hút sự tham gia của nhiều tổ chức, cá nhân, thành viên Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp phân phối và tiêu thụ sản phẩm; trung tâm thương mại, siêu thị, các sàn thương mại điện tử, điểm giới thiệu và kinh doanh sản phẩm OCOP và nông sản, thực phẩm an toàn… Từ đó, hỗ trợ các huyện, thị xã của thành phố Hà Nội kết nối xúc tiến thương mại tiêu thụ sản phẩm OCOP, sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn đến thời vụ thu hoạch. Đồng thời, phục vụ nhu cầu lương thực, thực phẩm thiết yếu trong bối cảnh giãn cách xã hội.

Tại diễn đàn, đại diện các chủ thể đã giới thiệu sản phẩm và nông sản, thực phẩm an toàn, chủ lực, thiết yếu đến thời vụ thu hoạch cần tiêu thụ của các quận, huyện, thị xã. Qua đó, các đơn vị kinh doanh tiêu thụ sản phẩm mong muốn sẽ kết nối với các đơn vị sản xuất để tiêu thụ, phục vụ nhu cầu tiêu dùng thiết yếu của nhân dân Thủ đô.

Tham gia Diễn đàn và giới thiệu sản phẩm của huyện Thanh Oai, Trưởng phòng Kinh tế huyện Dương Bá Mẫn chia sẻ: “Diễn đàn được tổ chức rất kịp thời và có ý nghĩa thiết thực. Huyện Thanh Oai mong được sự kết nối để tiêu thụ sản phẩm, tạo điều kiện cho bà con nông dân sản xuất được ổn định, bền vững, cung cấp nguồn thực phẩm an toàn cho người dân thành phố. Thanh Oai hứa sẽ kết nối tiêu thụ sản phẩm cho bà con đảm bảo thuận tiện, đúng số lượng, chất lượng, đúng thời gian”.

Bà Hoàng Thị Thúy Nga – Phó Trưởng Phòng Kinh tế huyện Gia lâm cũng cho rằng, Diễn đàn rất cần thiết và phù hợp với tình hình hiện nay để không đứt gãy chuỗi cung ứng. “Qua Diễn đàn, mong được sự chung tay hỗ trợ tiêu thụ cho Gia Lâm, giúp bà con bảo vệ thành quả lao động, đảm bảo cuộc trong trong thời gian chống dịch. Huyện Gia Lâm cũng mong muốn qua sự kết nối có cơ hội tiêu thụ 70% lượng nông sản đang được bà con bán tự do qua các đơn vị, để nông dân yên tâm sản xuất, tạo hướng đi bền vững trong sản xuất, góp phần cơ cấu lại ngành nông nghiệp Thủ đô và xây dựng nông thôn mới, thực hiện hiệu quả Chương trình 04 của Thành ủy Hà Nội”, bà Thúy Nga cho hay

Đại diện các chủ thể của các địa phương cũng chia sẻ nhiều khó khăn trong quá trình phân phối sản phẩm. Hiện, 70-80% sản lượng nông sản (rau, quả) của nhiều huyện đang được tiêu thụ tại thị trường tự do. Việc các đơn vị doanh nghiệp, các nhà phân phối kết nối ký kết hợp đồng tiêu thụ theo tiêu chuẩn chất lượng để nông dân yên tâm sản xuất; nâng cao giá trị và chất lượng sản phẩm đảm bảo an toàn thực phẩm; thúc đẩy phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, chuyển đổi số góp phần cơ cấu lại ngành nông nghiệp Thủ đô, xây dựng nông thôn mới./.

Kỳ 2: Thay đổi tư duy, khơi thông điểm nghẽn

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Nhiều tồn tại trong hoạt động đấu thầu tại Thành phố Hồ Chí Minh

Nhiều tồn tại trong hoạt động đấu thầu tại Thành phố Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Trong Báo cáo 1504 gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã chỉ rõ nhiều tồn tại, hạn chế trong công tác đấu thầu trên địa bàn Thành phố trong năm 2023.
Giao ông Nguyễn Đình Hưng phụ trách, điều hành Sở Y tế Hà Nội

Giao ông Nguyễn Đình Hưng phụ trách, điều hành Sở Y tế Hà Nội

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh giao ông Nguyễn Đình Hưng, Phó Giám đốc Sở Y tế thành phố Hà Nội phụ trách, điều hành Sở Y tế sau khi bà Trần Thị Nhị Hà được điều động đến nhận công tác tại Ban Dân nguyện, thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Công đoàn Nghệ An sẽ triển khai Tháng Công nhân năm 2024 với nhiều hoạt động đổi mới

Công đoàn Nghệ An sẽ triển khai Tháng Công nhân năm 2024 với nhiều hoạt động đổi mới

(LĐTĐ) Tháng Công nhân năm 2024 được Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh Nghệ An xây dựng với chủ đề “Đoàn kết công nhân - Triển khai Nghị quyết”.
Giám sát, đánh giá 145 dự án đầu tư công trên địa bàn Đồng Nai

Giám sát, đánh giá 145 dự án đầu tư công trên địa bàn Đồng Nai

(LĐTĐ) Trong năm 2024 tỉnh Đồng Nai sẽ giám sát, đánh giá đối với 145 dự án đầu tư công nhằm kiểm tra việc chấp hành quy định về quản lý dự án của chủ đầu tư và quá trình giải ngân vốn.
Đồng chí Nguyễn Duy Hiển giữ chức Chủ tịch LĐLĐ huyện Thường Tín

Đồng chí Nguyễn Duy Hiển giữ chức Chủ tịch LĐLĐ huyện Thường Tín

(LĐTĐ) Mới đây, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Thường Tín đã tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành để bầu bổ sung Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, chức danh Chủ tịch LĐLĐ huyện; ủy viên Ủy ban Kiểm tra và Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra LĐLĐ huyện Thường Tín khóa XI, nhiệm kỳ 2023 - 2028.
Gắn biển công trình chào mừng Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Tây Hồ lần thứ VII

Gắn biển công trình chào mừng Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Tây Hồ lần thứ VII

(LĐTĐ) Sáng 29/3, Ủy ban nhân dân - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Tây Hồ tổ chức lễ gắn biển công trình nâng cấp, cải tạo Trường Trung học cơ sở (THCS) Quảng An. Đây là công trình được quận Tây Hồ lựa chọn gắn biển chào mừng Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Tây Hồ lần thứ VII - nhiệm kỳ 2024 - 2029.
LĐLĐ huyện Đan Phượng sơ kết hoạt động công đoàn quý I/2024

LĐLĐ huyện Đan Phượng sơ kết hoạt động công đoàn quý I/2024

(LĐTĐ) Ngày 29/3, Liên đoàn lao động (LĐLĐ) huyện Đan Phượng tổ chức hội nghị sơ kết hoạt động công đoàn quý I/2024; triển khai nhiệm vụ, công tác công đoàn quý II/2024.

Tin khác

Nhiều tồn tại trong hoạt động đấu thầu tại Thành phố Hồ Chí Minh

Nhiều tồn tại trong hoạt động đấu thầu tại Thành phố Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Trong Báo cáo 1504 gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã chỉ rõ nhiều tồn tại, hạn chế trong công tác đấu thầu trên địa bàn Thành phố trong năm 2023.
Vì sao SJC được chọn để sản xuất vàng miếng?

Vì sao SJC được chọn để sản xuất vàng miếng?

(LĐTĐ) Căn cứ Nghị định 24, Ngân hàng Nhà nước đã triển khai tổ chức sản xuất vàng miếng thông qua việc thuê Công ty TNHH Vàng bạc đá quý Sài Gòn (Công ty SJC) trực thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh gia công vàng miếng SJC cho Ngân hàng Nhà nước.
Làm thế nào để tránh nợ xấu khi vay tiêu dùng?

Làm thế nào để tránh nợ xấu khi vay tiêu dùng?

(LĐTĐ) Vay tiêu dùng là hình thức được nhiều người lựa chọn khi cần vốn nhưng vay tiêu dùng thế nào để tránh nợ xấu là vấn đề không phải ai cũng biết.
Vàng tăng phi mã, lại vượt đỉnh lịch sử 2.200 USD/ounce

Vàng tăng phi mã, lại vượt đỉnh lịch sử 2.200 USD/ounce

(LĐTĐ) Hôm nay (29/3), giá vàng SJC nhích nhẹ, đưa giá vàng vượt mức 81 triệu đồng/lượng, vàng thế giới tăng phi mã, vượt đỉnh lịch sử hơn 2.200 USD/ounce.
Yêu cầu thực hiện nghiêm quy định hóa đơn điện tử với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu

Yêu cầu thực hiện nghiêm quy định hóa đơn điện tử với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký ban hành Công điện hỏa tốc số 2036/CĐ-BCT gửi Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) và Cục QLTT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu.
Doanh nghiệp FDI “tố” Cục Thuế Đồng Nai “ngâm” hồ sơ

Doanh nghiệp FDI “tố” Cục Thuế Đồng Nai “ngâm” hồ sơ

(LĐTĐ) Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (FDI) cho rằng, theo quy định của pháp luật trong thời gian 5 ngày cơ quan nhà nước phải giải quyết hồ sơ cho doanh nghiệp (DN) nhưng Cục Thuế Đồng Nai “ngâm” từ 2 đến 3 tháng.
Thông tin cần biết khi muốn gửi tiết kiệm online

Thông tin cần biết khi muốn gửi tiết kiệm online

(LĐTĐ) Trong thời đại 4.0 hiện nay, gửi tiết kiệm online trở thành xu hướng được đông đảo người tiêu dùng lựa chọn bởi sự tiện lợi và an toàn.
Tăng chuyến bay phục vụ khách dịp nghỉ lễ 30/4 và cao điểm hè

Tăng chuyến bay phục vụ khách dịp nghỉ lễ 30/4 và cao điểm hè

(LĐTĐ) Để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân dịp nghỉ lễ 30/4, Quốc tế Lao động 1/5 và cao điểm hè, một số cảng hàng không, hãng bay đồng loạt điều chỉnh tăng slot, chuyến bay.
Chứng khoán lập đỉnh mới

Chứng khoán lập đỉnh mới

(LĐTĐ) Hôm nay (28/3), VN-Index lập mốc cao mới ở vùng 1.290 điểm, TCB hỗ trợ đắc lực cho đà tăng của chỉ số chính sau thông báo chia cổ tức “khủng”. Thanh khoản tiếp tục gia tăng dù thị trường vẫn chưa ghi nhận sự trở lại của các nhà đầu tư tại VNDirect.
Giá xăng tăng, tiến sát 25.000 đồng/lít

Giá xăng tăng, tiến sát 25.000 đồng/lít

(LĐTĐ) Liên Bộ Tài chính - Công Thương vừa phát đi thông báo cho biết, trong kỳ điều hành giá ngày 28/3, giá xăng E5RON92 được điều chỉnh tăng 406 đồng/lít và xăng RON95 tăng 532 đồng/lít. Trong khi đó, giá dầu diesel giảm 320 đồng/lít.
Xem thêm
Phiên bản di động