Phải cân đối ngân sách để có tiền trả lương

Sáng nay (21.10) Quốc hội tiến hành họp tại tổ để thảo luận về tình kinh tế- xã hội và ngân sách năm 2014, dự kiến năm 2015

Theo ghi nhận của PV tại các tổ thì ba trong số các nội dung được các đại biểu quan tâm nhất là: Tại sao tăng trưởng kinh tế thấp, ngân sách ngày một thâm hụt nghiêm trọng đến mức không có tiền tăng lương theo lộ trình; giáo dục đào tạo nói đổi mãi mà chưa mới.

Đánh giá về bức tranh kinh tế- xã hội hiện nay ông Lê Thanh Hải (UVBCT- Bí thư Thành ủy Tp Hồ Chí Minh ) quan ngại về hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tư cũng như cách thức phân bổ nguồn vốn đầu tư.

Trong điều kiện ngân sách còn hạn hẹp, điều quan trọng chúng ta phải đầu tư vào lĩnh vực gì để mang lại cú hích cho toàn nền kinh tế. Nói một cách ngắn gọn lĩnh vực nào thì nhà nước đầu tư, lĩnh vực nào thì khuyến khích tư nhân tham gia, kể cả theo hình thức PPP (hợp tác công tư- PV). Ở khía cạnh khác, một số đại biểu mổ xẻ vấn đề kinh tế vĩ mô, cụ thể để có xuất siêu cán cân ngoại thương của Việt Nam chủ yếu dựa vào vốn ngoại, doanh nghiệp doanh nghiệp FDI, trong khi đó thì những nguyên liệu đầu vào các DN này vẫn chủ yếu nhập khẩu từ nước ngoài.

Đại biểu Trần Văn Tuý (Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Ninh) đưa ra ví dụ ở Bắc Ninh, chỉ tính riêng hai tập đoàn sản xuất Samsung và Canon đã đóng góp trên 20% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Nghịch lý ở chỗ, hai cơ sở của Samsung và Canon xuất khẩu nhiều nhưng nhập khẩu cũng rất lớn - chủ yếu nhập linh kiện từ Trung Quốc, trong khi đó công nghiệp phụ trợ của ta chưa đáp ứng được yêu cầu và rất khó tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Thế nên, theo đại biểu Túy là phải cần đánh giá lại khu vực FDI và công nghiệp hỗ trợ đối với sự phát triển bền vững nền kinh tế của đất nước.

Còn Đại biểu Võ Kim Cự (Hà Tĩnh ) thì đề nghị Chính phủ cần có các biện pháp để tạo động lực liên kết vùng tránh sự chồng chéo về mảng đầu tư na ná nhau giữa các địa phương khiến hiệu quả kinh tế không cao. Lo ngại trước thông tin, sang năm khó có khả năng tăng lương.

Trao đổi với PV bên hề hành lang QH sáng nay, đại biểu các đoàn Quảng Trị, Đắc Nông, Hà Tĩnh đều chung quan điểm: Sau khi báo chí phát đi thông tin từ Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiên Dũng về khẳ năng khó tăng lương tâm lý cử tri trong cuộc tiếp xúc trước khi ra Hà Nội họp Quốc hội khá lo lắng.

Cử tri đặt câu hỏi, tại sao ngân sách khó khăn đến vậy? Vì đâu ngân sách khó khăn? Trong khi báo cáo trước QH hàng năm thì thì tình trạng thất thoát, tham nhũng vẫn rất lớn. Thế nên, các đại biểu cho rằng khó khăn gì khó khăn phải đảm bảo lộ trình tăng lương nhằm không xảy ra tâm lý xấu trong dân cư.

Thu thấp chi lại dàn trải, thất thoát

Theo báo cáo của Chính phủ, thực hiện dự toán NSNN năm 2014 là 846.800 tỷ đồng, vượt 10,6% so với dự toán (dự toán thu 782.700 tỷ đồng) tương đương 63.700 tỷ đồng.

Dự toán chi 1.006.700 tỷ đồng, bội chi bằng dự toán là 224.000 tỷ đồng, tương đương 5,3% GDP. Tổng chi NSNN cả năm khoảng 1.070.400 tỷ đồng, vượt 6,3% so với dự toán, tương ứng với số vượt thu.

Định hướng vượt thu năm 2014, trong đó vượt thu ngân sách trung ương dành cho chi trả nợ, một số nhiệm vụ cấp bách về quốc phòng an ninh, an sinh xã hội.

Dự toán thu NSNN và phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2015 ước 915.100 tỷ đồng, tăng 8,8% so với ước thực hiện dự toán NSNN năm 2014. Dự toán chi NSNN năm 2015 là 1.137.100 tỷ đồng. Bội chi 5% GDP, tương đương 226.000 tỷ đồng. Dư nợ công là 64% GDP, trong phạm vi quy định.

Trong đó, chi trả nợ và viện trợ 150.000 tỷ đồng (tăng 30.000 tỷ đồng so với năm 2014), đảm bảo chi trả các khoản vay nước ngoài đến hạn đảm bảo cả gốc và lãi, một phần gốc và lãi vay trong nước khoảng 130.000 tỷ đồng và phát hành vay đảo nợ.

Thẩm tra về vấn đề này, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Phùng Quốc Hiển cho biết: Chi thường xuyên trong tổng cân đối chi tăng từ 60% của năm 2011, 2012 lên 67%, 68% năm 2013, 2014 nhưng vẫn còn một số chính sách an sinh chưa có nguồn thực hiện.

Cạnh đó, chi cải cách tiền lương không thực hiện được theo lộ trình, mục tiêu đề ra, chi trả nợ duy trì 11% - 12% tổng chi cân đối song năm 2014 đã phải thực hiện vay đảo nợ cao hơn so với những năm trước, một số khoản nợ chưa tính hết, cơ cấu chi vẫn dàn trải; thất thoát, lãng phí…

Đây là dấu hiệu của cơ cấu chi không lành mạnh, phản ánh tình hình rất khó khăn trong cân đối NSNN, đòi hỏi kiểm soát thận trọng chi tiêu, cân đối thu - chi, quản lý chặt chẽ kế hoạch vay và trả nợ, bảo đảm an ninh tài chính quốc gia.

Về việc tăng lương tối thiểu, đề nghị bố trí kinh phí để tăng theo lộ trình để bảo đảm đời sống cho người về hưu và cán bộ công chức có thu nhập thấp.

Xung quanh chi trả nợ, viện trợ là 150.000 tỷ đồng, tăng 30.000 tỷ đồng dự toán năm 2014, cơ quan thẩm tra cho rằng đây là mức tăng khá cao và Chính phủ cần quản lý chặt chẽ vay nợ trung hạn, tích cực trả nợ vay ngắn hạn, tạo điều kiện sớm phát triển thị trường thứ cấp trái phiếu Chính phủ.

 

Nên xem

Ông Trần Thanh Mẫn được phân công điều hành các hoạt động của Quốc hội

Ông Trần Thanh Mẫn được phân công điều hành các hoạt động của Quốc hội

(LĐTĐ) Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân công ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho đến khi kiện toàn được chức danh Chủ tịch Quốc hội khóa XV theo quy định.
Hơn 196.000 thí sinh đã đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

Hơn 196.000 thí sinh đã đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

(LĐTĐ) Tính đến 17h ngày 2/5, Hệ thống quản lý thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ghi nhận có 196.319 thí sinh đăng ký dự thi trực tuyến, chiếm khoảng 20% tổng số thí sinh dự thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm nay.
Cả nước đón khoảng 8 triệu lượt khách du lịch dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Cả nước đón khoảng 8 triệu lượt khách du lịch dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

(LĐTĐ) Trong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 (từ 27/4 đến 1/5/2024), ngành Du lịch ước phục vụ khoảng 8 triệu lượt khách, tăng 14,2% so với cùng kỳ năm 2023, trong đó có khoảng 3,6 triệu lượt khách có lưu trú.
Hà Nội tiếp tục có mưa dông trong những ngày tới

Hà Nội tiếp tục có mưa dông trong những ngày tới

(LĐTĐ) Trong hai ngày 3 - 4/5, Hà Nội tiếp tục có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa vừa đến mưa to với lượng mưa phổ biến từ 50 - 80mm.
Ngân hàng Nhà nước tiếp tục đấu thầu vàng miếng vào sáng ngày 3/5

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục đấu thầu vàng miếng vào sáng ngày 3/5

(LĐTĐ) Ngân hàng Nhà nước vừa phát đi thông báo cho biết, sẽ tiếp tục đấu thầu vàng miếng vào 9h sáng mai (3/5).
Hà Nội nỗ lực giảm tỷ lệ người dân bị mù lòa

Hà Nội nỗ lực giảm tỷ lệ người dân bị mù lòa

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội vừa ban hành kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống mù lòa đến năm 2030 trên địa bàn Thành phố. Kế hoạch xác định rõ mục tiêu, toàn Thành phố phấn đấu đến năm 2030, giảm tỷ lệ mù lòa xuống dưới 4 người/1.000 dân, trong đó, giảm tỷ lệ mù lòa ở người từ 50 tuổi trở lên xuống dưới 12 người/1.000 dân.
Bộ GD&ĐT thành lập 63 đoàn kiểm tra công tác coi thi tốt nghiệp THPT

Bộ GD&ĐT thành lập 63 đoàn kiểm tra công tác coi thi tốt nghiệp THPT

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) sẽ thành lập 63 đoàn kiểm tra công tác chỉ đạo, tổ chức coi thi và công tác thanh tra coi thi kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024 tại 63 Sở GD&ĐT các tỉnh, thành phố.

Tin khác

Ông Trần Thanh Mẫn được phân công điều hành các hoạt động của Quốc hội

Ông Trần Thanh Mẫn được phân công điều hành các hoạt động của Quốc hội

(LĐTĐ) Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân công ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho đến khi kiện toàn được chức danh Chủ tịch Quốc hội khóa XV theo quy định.
56 ngày đêm làm nên chiến thắng chấn động địa cầu

56 ngày đêm làm nên chiến thắng chấn động địa cầu

(LĐTĐ) Chiến thắng Điện Biên Phủ là trận quyết chiến chiến lược vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Sau Chiến thắng Điện Biên Phủ, tên gọi Việt Nam - Điện Biên Phủ, tên gọi Hồ Chí Minh - Võ Nguyên Giáp đã đi vào lịch sử nhân loại.
Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

(LĐTĐ) Chiều ngày 2/5, Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV đã diễn ra tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội để xem xét công tác nhân sự.
"Truyền lửa" chiến thắng Điện Biên Phủ cho thế hệ trẻ

"Truyền lửa" chiến thắng Điện Biên Phủ cho thế hệ trẻ

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 - 2024), Nhà xuất bản Trẻ phát hành bộ sách “Điện Biên Phủ” với thiết kế bìa đồng bộ của họa sĩ Mai Quế Vũ. Khác với công trình nghiên cứu đồ sộ về lịch sử, bộ sách có nội dung tuyển chọn, trình bày hiện đại rõ ràng, bìa mềm, độ dày vừa phải, hướng đến bạn đọc trẻ và các tủ sách cơ quan, doanh nghiệp.
Tạm đình chỉ nhiệm vụ đại biểu Quốc hội với ông Dương Văn Thái

Tạm đình chỉ nhiệm vụ đại biểu Quốc hội với ông Dương Văn Thái

(LĐTĐ) Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý với đề nghị của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao về việc khởi tố, bắt tạm giam, khám xét nơi ở, nơi làm việc đối với ông Dương Văn Thái.
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương khắc phục hậu quả vụ nổ lò hơi làm 6 người tử vong

Thủ tướng yêu cầu khẩn trương khắc phục hậu quả vụ nổ lò hơi làm 6 người tử vong

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ban hành Công điện số 42/CĐ-TTg chỉ đạo làm rõ nguyên nhân, khắc phục hậu quả vụ nổ lò hơi khiến 6 người tử vong.
Những đợt tấn công oanh liệt trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Những đợt tấn công oanh liệt trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử được chia làm 3 đợt tấn công, trong đó đợt tấn công thứ 2 và thứ 3 diễn ra nhiều trận đánh rất ác liệt.
Tiếp tục khẳng định sứ mệnh, vai trò của giai cấp công nhân

Tiếp tục khẳng định sứ mệnh, vai trò của giai cấp công nhân

(LĐTĐ) Hôm nay (1/5) - kỷ niệm 138 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2024). Đây được coi là ngày hội của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên toàn thế giới, là dịp để tôn vinh, biểu dương tinh thần đoàn kết của giai cấp công nhân, nhân dân lao động trên toàn thế giới trong cuộc đấu tranh chung vì mục tiêu hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Ngày 2/5, Quốc hội họp kỳ bất thường lần thứ 7

Ngày 2/5, Quốc hội họp kỳ bất thường lần thứ 7

(LĐTĐ) Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định triệu tập Kỳ họp bất thường lần thứ 7, diễn ra chiều 2/5, để xem xét nội dung về công tác nhân sự thuộc thẩm quyền.
Giá điện sẽ được điều chỉnh 3 tháng/lần

Giá điện sẽ được điều chỉnh 3 tháng/lần

(LĐTĐ) Giá điện sẽ được điều chỉnh 3 tháng/lần; Tiêu chuẩn mới về chức danh công chức lãnh đạo, quản lý trong cơ quan nhà nước; Điều kiện thành lập cụm công nghiệp; Vi phạm quy định về khai thác thủy sản trong khu vực cấm bị phạt tới 90 triệu đồng… là những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 5/2024.
Xem thêm
Phiên bản di động