Nữ nhà giáo trẻ tâm huyết, sáng tạo vì sự nghiệp giáo dục

Được biết đến là người nhiệt tình, tâm huyết trong hoạt động giảng dạy, cô giáo Dương Thị Thu Hà, đã có những sáng kiến hữu ích. Với những cống hiến của mình, cô giáo Dương Thị Thu Hà đã có 2 năm liên tiếp đạt giải thưởng nhà giáo tâm huyết sáng tạo và vinh dự đạt giải xuất sắc tại chương trình Tri thức trẻ vì sự nghiệp giáo dục.
Tăng cường sự phối hợp với Công đoàn trong quản lý, chỉ đạo chuyên môn Đề cao giá trị gia đình Biểu dương nữ nhà giáo “Giỏi việc trường - Đảm việc nhà”

Dự án đặc biệt hướng tới trẻ em có hội chứng down

Hơn 10 năm gắn bó với trường Trung học phổ thông Lê Lợi (quận Hà Đông, thành phố Hà Nội), cô giáo Thu Hà luôn được lãnh đạo nhà trường coi trọng, các em học sinh yêu mến. Không chỉ hoàn thành tốt nhiệm vụ giảng dạy, cô giáo Thu Hà còn được biết đến với những dự án vì cộng đồng đã và đang đưa lại những hiệu quả tích cực.

Nữ nhà giáo trẻ tâm huyết, sáng tạo vì sự nghiệp giáo dục
Cô giáo Dương Thị Thu Hà đã có 2 năm liên tiếp đạt giải thưởng nhà giáo tâm huyết sáng tạo và vinh dự đạt giải xuất sắc tại chương trình Tri thức trẻ vì sự nghiệp giáo dục năm 2018. (Ảnh: NVCC)

Có thể nói với cô giáo Dương Thị Thu Hà, tình yêu những đứa trẻ luôn thường trực trong trái tim. Với những trẻ em kém may mắn tình yêu đó còn nhân lên gấp bội. Trong một lần đi từ thiện, cô giáo Thu Hà được tiếp xúc với các em nhỏ mắc hội chứng down, đây cũng là sự khởi nguồn của siêu dự án của cô và các em học sinh sau này.

Hội chứng down là một rối loạn di truyền gây bởi việc nhiễm sắc thể 21 bị thừa một phần hoặc toàn bộ. Những người mắc hội chứng down gần như luôn bị khuyết tật về thể chất và trí tuệ. Khi trưởng thành, khả năng tinh thần của họ thường tương tự như trẻ 8 hoặc 9 tuổi. Họ cũng thường có chức năng miễn dịch kém và thường đạt được các mốc phát triển ở độ tuổi muộn hơn.

Qua trò chuyện với phụ huynh cô giáo trẻ nhận thấy khó khăn của cha mẹ khi nuôi dạy con, nhất là trong việc dạy các con học đọc, học viết. Cùng đó, các tài liệu hướng dẫn nuôi dạy trẻ mắc hội chứng down cũng không xuất hiện nhiều trên thị trường đã khiến cô giáo trẻ trăn trở trong suốt thời gian dài.

Bằng tình yêu và sự cảm thông sâu sắc với các em có hội chứng down, cô giáo trẻ đã nuôi hy vọng sẽ được góp một phần bé nhỏ, giúp các em có hội chứng down có thể đọc, viết dễ dàng hơn. Không để mong muốn chỉ dừng lại ở suy nghĩ, cô giáo Thu Hà đã cùng các em học sinh bắt tay vào xây dựng dự án tạo ra sản phẩm hỗ trợ cho trẻ em có hội chứng down.

Công việc nghiên cứu khoa học vốn là công việc thường xuyên của cô giáo Hà, do đó, đây cũng là nền tảng để những nghiên cứu của cô và các học trò dễ dàng hiện thực hóa. Theo đó, cô giáo Hà và các em học sinh đã hoàn thành dự án nghiên cứu khoa học mang tên “Thiết kế thiết bị PSE giúp cho trẻ có hội chứng down học đọc thông qua các chủ đề của kỹ năng sống”.

Sau khi đi vào thử nghiệm, dự án trên được các thầy cô giáo và trẻ down đón nhận rất nồng nhiệt, đồng thời dự án này cũng lọt vào top 15 dự án suất sắc nhất toàn quốc chương trình “Tri thức trẻ vì giáo dục” năm 2018 và nhận được sự quan tâm từ Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Không chỉ dừng lại ở thành công của dự án chế tạo thiết bị PSE giúp cho trẻ có hội chứng down học đọc, viết thông qua các chủ đề kỹ năng sống, cô giáo Thu Hà còn nghiên cứu và cho ra đời cuốn cẩm nang mang tên “Cẩm nang dành cho cha mẹ nuôi con có hội chứng down”. Cuốn cẩm nang ra đời với mục đích để giúp các bậc phụ huynh có thêm hiểu biết trong việc chăm sóc trẻ có hội chứng down. Hiện tại cuốn cẩm nang trên đang được phát miễn phí trên toàn quốc, các cha mẹ có thể đăng ký nhận sách tại địa chỉ email sachdown.vn@gmail.com.

Để hoàn thành cuốn cẩm nang, cô giáo Thu Hà đã phải trải qua nhiều khó khăn. Cô giáo Thu Hà cho biết, theo tìm hiểu của cô, tại Việt Nam, cuốn sách chính thống về chăm sóc trẻ có hội chứng down giường như không có. Để xây dựng một cuốn sách thiết thực hiệu quả được cộng đồng đón nhận, cô Hà phải kết nối các cha mẹ học sinh ở trên toàn quốc, thậm chí cả phụ huynh nước ngoài cung cấp tư liệu, hình ảnh thông tin, chia sẻ những kinh nghiệm nuôi dạy con có hội chứng này.

Cùng đó, khi triển khai dự án làm cẩm nang, cô giáo Hà không có tiềm lực về kinh tế nên rất cần sự hỗ trợ. Để cuốn cẩm nang hữu ích tới tay các bậc phụ huynh, cô giáo Hà phải xin tài trợ từ tập đoàn Egroup để phát hành sách. Sau khi trình bày mục tiêu của dự án, cô giáo Hà đã được tập đoàn Egroup hỗ trợ chi phí phát hành 1500 cuốn cẩm nang. Sau gần 1 năm, với sự hỗ trợ về kính của tập đoàn Egroup 1500 cuốn sách đã được ra đời và chuyển tới các cha mẹ trên toàn quốc.

Giúp học sinh trưởng thành hơn từ những lớp học trải nghiệm

Là một nhà giáo yêu nghề, cô giáo Dương Thị Thu Hà luôn trăn trở với câu hỏi làm thế nào để giúp các em học sinh yêu thích môn học hơn. Để giải quyết vấn đề này, trong quá trình dạy học, cô giáo Hà luôn tạo điều kiện cho học sinh thực hiện những thí nghiệm thực hành; trải nghiệm thực tế. Thông qua các hoạt động trên, cô giáo trẻ mong muốn kích thích sự đam mê, yêu thích của các em học sinh dành cho môn học, từ đó bồi dưỡng kỹ năng sống cho các em học sinh.

Nữ nhà giáo trẻ tâm huyết, sáng tạo vì sự nghiệp giáo dục
Với phương châm hướng về học sinh, cô giáo Thu Hà luôn có cách làm hay, sáng tạo giúp các em học sinh thêm yêu môn học và trưởng thành hơn về suy nghĩ. (Ảnh: NVCC)

Trong quá trình trải nghiệm thực tế cùng các em học sinh, có rất nhiều kỷ niệm để lại ấn tượng sâu sắc với cô giáo trẻ. Chia sẻ với chúng tôi, cô giáo Thu Hà cho biết, có lẽ với bản thân cô chuyến đưa học sinh đi thực tế tại trang trại là chuyến đi nhớ nhất với tất thảy cô trò. Hôm đó, cô đưa học sinh của mình tới một trang trại để trải nghiệm, tại đây các em học sinh sẽ phải làm tất cả mọi công việc từ thu hoạch rau cho tới khi nấu thành một món ăn.

Với những bạn học sinh ở quê, đây là công việc rất bình thường, tuy nhiên với những bạn ở phố thì đây là công việc khó khăn. Nấu ăn xong, nhiều em học sinh không thể ăn được, các bạn học sinh có tâm sự với cô rằng các bạn chỉ mong được ở nhà với bố mẹ, bữa cơm không cần quá cầu kỳ mà chỉ cần có những món ăn đơn giản. Sau khi tham gia hoạt động trải nghiệm, hầu hết các em học sinh đều trở nên trưởng thành, biết làm nhiều việc hơn và biết trân trọng những giá trị thực tiễn.

“Đến thời điểm hiện tại, xu thế giáo dục không chỉ là cung cấp nền tảng về tri thức mà còn phát triển về mặt năng lực, phẩm chất. Do đó, việc dạy học kèm theo những hoạt động sẽ giúp học sinh phát huy được đầy đủ năng lực phẩm chất của mình để có thể phát triển thành công dân toàn diện”, cô giáo Thu Hà cho hay.

Cùng với hoạt động trải nghiệm, cô giáo Thu Hà cũng là người đưa các em học sinh tới với dự án trồng hoa Tulip gắn với hoạt động từ thiện. Khi tham gia dự án này, các em học sinh sẽ được học tập kỹ thuật trồng hoa Tulip ở Học viện nông nghiệp. Kết thúc khóa học, các em học sinh sẽ tự trồng và chăm sóc để cây ra hoa về bán những chậu cây đó. Sau khi đã trừ đi chi phí mua nguyên liệu chăm sóc hoa, khoản tiền chênh lệch sẽ được các em góp vào quỹ từ thiện thay vì xin tiền của cha mẹ.

Là một nhà giáo ưu tú, thế nhưng khi về nhà, cô Hà luôn làm tốt bổn phận của một người vợ và một người mẹ, một người con hiếu thảo. Cô cũng luôn cảm thấy may mắn vì cả nhà luôn ủng hộ, là hậu phương vững chắc để cô theo đuổi đam mê, cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Lương Hằng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Số ca mắc sởi, tay chân miệng có xu hướng gia tăng

Số ca mắc sởi, tay chân miệng có xu hướng gia tăng

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 28/3 đến ngày 4/4), toàn Thành phố ghi nhận 206 trường hợp mắc sởi tại 30 quận, huyện, thị xã; không ghi nhận ca tử vong.
Hà Nội: Khen thưởng 105 giáo viên dạy giỏi cấp trung học phổ thông

Hà Nội: Khen thưởng 105 giáo viên dạy giỏi cấp trung học phổ thông

Vượt qua cấp trường, cấp cụm trường, 105 giáo viên xuất sắc nhất đã tham dự Hội thi giáo viên dạy giỏi Thành phố cấp trung học phổ thông (THPT) năm học 2024 - 2025.
Xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa: Góc nhìn từ Sơn Tây

Xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa: Góc nhìn từ Sơn Tây

Việc xây dựng danh hiệu “Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa” sẽ tạo ra những mô hình cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đa dạng, phong phú, có môi trường làm việc văn hóa, phong cách, tác phong của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động nền nếp, khoa học, từ đó tạo nên hình ảnh, con người Thủ đô thanh lịch, văn minh, hiện đại. Xác định điều này, thời gian qua Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây không ngừng quan tâm, nâng cao chất lượng xây dựng cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hóa.
Hà Đông: Chú trọng công tác chăm lo, bảo vệ quyền lợi người lao động

Hà Đông: Chú trọng công tác chăm lo, bảo vệ quyền lợi người lao động

Cùng với việc triển khai các nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm của tổ chức Công đoàn; quý I/2025, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hà Đông đã nỗ lực triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động cho các Công đoàn cơ sở. Qua đó, khẳng định vị thế, vai trò của tổ chức Công đoàn trong việc đồng hành cùng với các Công đoàn cơ sở, đoàn viên, người lao động.
Phát triển kinh tế tư nhân: Cần thay đổi tư duy quản lý từ “kiểm soát” sang “kiến tạo”

Phát triển kinh tế tư nhân: Cần thay đổi tư duy quản lý từ “kiểm soát” sang “kiến tạo”

Dự thảo Nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân khẳng định đảm bảo công bằng cho khu vực tư nhân trong tiếp cận nguồn lực so với các khu vực kinh tế khác.
Nam thanh niên 22 tuổi nguy kịch do nhiễm não mô cầu

Nam thanh niên 22 tuổi nguy kịch do nhiễm não mô cầu

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận một trường hợp bệnh nhân nguy kịch do nhiễm não mô cầu. Người bệnh là anh P.T.Đ, 22 tuổi, hiện đang làm việc và sinh sống tại Bắc Ninh.
Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 55 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 55 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Trong các ngày 31/3 và 03/4/2025, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 55. Đồng chí Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp.

Tin khác

Người gieo những mầm yêu thương trên con đường thiện nguyện

Người gieo những mầm yêu thương trên con đường thiện nguyện

Lê Thị Huyền Thanh, cô gái 27 tuổi đến từ Nam Định với dáng người nhỏ nhắn và nụ cười luôn rạng rỡ, đã miệt mài trên hành trình 7 năm tổ chức các chương trình thiện nguyện vùng cao, khóa tu sinh viên và giúp đỡ rất nhiều các bạn sinh viên có cơ hội tham gia các hoạt động vì cộng đồng.
Nghệ sỹ Piano Mỹ Dung: Cống hiến hết mình vì nền âm nhạc và cộng đồng

Nghệ sỹ Piano Mỹ Dung: Cống hiến hết mình vì nền âm nhạc và cộng đồng

Hai lần được tham gia đối thoại trực tiếp cùng Thủ tướng Chính phủ là một dấu ấn đặc biệt trong hành trình hoạt động nghệ thuật và cống hiến của cô giáo Nguyễn Thị Mỹ Dung (sinh năm 1993) - giảng viên Khoa Piano Giao hưởng, Trường Cao đẳng nghệ thuật Hà Nội. Không chỉ là một nghệ sĩ tài năng, cô còn dành trọn tâm huyết cho sự nghiệp giảng dạy và các hoạt động thiện nguyện, lan tỏa âm nhạc đến cộng đồng.
Hoài bão trên hành trình lan tỏa yêu thương

Hoài bão trên hành trình lan tỏa yêu thương

Đã gần 9 năm nay, chị Đặng Thị Nhung (Hà Đông, Hà Nội) không quản vất vả, khó khăn để vận chuyển những bao hàng chứa quần áo, sách vở, đồ dùng lên miền cao cho đồng bào ở các vùng Sơn La, Điện Biên, Hà Giang,… Từ những chuyến đi đơn lẻ, chị trở thành cầu nối, mang yêu thương từ đồng bằng lên với núi rừng.
Vượt khó nhờ nguồn vốn chính sách

Vượt khó nhờ nguồn vốn chính sách

Những năm qua, nhờ nguồn vốn chính sách, nhiều hộ gia đình trên địa bàn huyện Thường Tín (Hà Nội) đã thoát nghèo, cải thiện điều kiện sống. Từ đó, góp phần thúc đẩy xây dựng nông thôn mới nâng cao trên địa bàn huyện.
Trao cơ hội việc làm, giúp người tự kỷ sống có ý nghĩa

Trao cơ hội việc làm, giúp người tự kỷ sống có ý nghĩa

Với kỳ vọng để người tự kỷ cũng được lao động, được cống hiến sức mình trong những môi trường làm việc phù hợp, anh Nguyễn Đức Trung (Hà Nội) đã sáng lập ra VAPs (Vietnam Autism Projects), Dự án mô hình kinh tế cho người tự kỷ. Đây được coi là dự án tiên phong tại Việt Nam đưa người tự kỷ tới các công việc mang tính chất ổn định, tiến tới hoà nhập cộng đồng.
Tận tâm cống hiến vì sức khỏe nhân dân

Tận tâm cống hiến vì sức khỏe nhân dân

Hơn 20 năm khoác lên mình chiếc áo blouse trắng, bác sĩ Trần Anh Thắng (Phó Giám đốc Trung tâm Cấp cứu 115 Hà Nội) luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, tận tâm, hết lòng vì người bệnh đúng như lời dạy của Bác Hồ “Lương y phải như từ mẫu”. Không những vậy, với vai trò là Chủ tịch Công đoàn Trung tâm nhiều năm liền, bác sĩ Thắng luôn nhiệt huyết, năng nổ góp phần đưa Công đoàn đơn vị thành điển hình của ngành Y tế Thủ đô.
Người gieo hoa vào đất, gieo duyên vào đời

Người gieo hoa vào đất, gieo duyên vào đời

Cách đây gần 20 năm, đã có một thời người nông dân hoang mang không biết canh tác cái gì trên mảnh ruộng của mình. Cũng như nhiều hộ nông dân ở xã Đồng Tháp, huyện Đan Phượng (Hà Nội), anh Bùi Văn Khá buồn bã nhìn đồng ruộng xơ xác trong khi đời sống kinh tế luôn khó khăn, thiếu thốn. Phải làm gì để đất “nở hoa”, những bông hoa của sự no đủ, dồi dào? Và rồi trải qua biết bao khó khăn vất vả cùng trăn trở, anh đã thành công “gieo hoa vào đất, gieo duyên vào đời”.
Nữ bác sĩ “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”

Nữ bác sĩ “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”

Trở thành một người tốt, người có giá trị trong xã hội là điều mà bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Hương Trà - Phó trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, Phó Chủ tịch phụ trách Công đoàn Bệnh viện Phụ sản Hà Nội luôn phấn đấu. Chính vì vậy, trong công việc chuyên môn và trong cuộc sống, bác sĩ Trà luôn không ngừng nỗ lực để khẳng định giá trị của bản thân. Bác sĩ Trà là một trong những gương điển hình trong phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam biểu dương, khen thưởng.
Cán bộ Nữ công Công đoàn “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”

Cán bộ Nữ công Công đoàn “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”

Với vai trò là Tổ phó phòng Sản xuất, Ủy viên Ban Chấp hành, Trưởng Ban Nữ công Công đoàn Công ty TNHH Ogino Việt Nam, chị Nguyễn Thùy Dung luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Đặc biệt, chị đã có nhiều đóng góp để nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Nữ công Công đoàn và chăm lo tốt hơn cho lao động nữ tại Công ty. Chị Dung là một trong những gương điển hình trong phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam biểu dương, khen thưởng.
Những "cây sáng kiến" là đảng viên ưu tú của ngành Điện

Những "cây sáng kiến" là đảng viên ưu tú của ngành Điện

Học tập và làm theo Bác, hàng nghìn cán bộ, nhân viên, công nhân lao động ngành Điện đã và đang hăng hái tham gia các phong trào thi đua yêu nước, đóng góp sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả, giá trị lao động. Trong số đó, có 2 gương công nhân tiêu biểu là đảng viên, vinh dự được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam biểu dương nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Xem thêm
Phiên bản di động