Nỗi niềm mùa Vu lan của các cụ ở trung tâm dưỡng lão

Trong suy nghĩ của nhiều người, trung tâm dưỡng lão là nơi buồn tẻ, ở thế giới cô lập đó chỉ là những người già neo đơn đang cố bám víu cuộc sống, rồi lẳng lặng nhìn năm tháng trôi đi phía sau cánh cổng. Tuy nhiên, tới thăm Trung tâm Dưỡng lão Diên Hồng trong những ngày không khí Vu lan cận kề, chúng tôi cảm nhận nơi đây như ngôi nhà chung ấm áp của người cao tuổi trong lòng Thủ đô.

Với các cụ già, trung tâm dưỡng lão là nhà, một ngôi nhà chưa bao giờ ngớt tiếng cười nói. Ngoài chuyện ăn uống, ngủ nghỉ, xem ti vi, các cụ được tham gia vào những hoạt động tập thể do nhân viên tổ chức. Ví dụ như chụp ảnh chung cùng nhau, tổ chức tiệc vào các ngày lễ hay hội thi thể dục thể thao. Ở trung tâm các cụ gọi nhân viên là con và họ tỏ ra rất vui với việc xưng hô như vậy. Thay vì chỉ có 1 – 2 người con chăm sóc, vào viện dưỡng lão, họ có rất nhiều người con luân phiên phục vụ.

noi niem mua vu lan cua cac cu o trung tam duong lao
Tại trung tâm dưỡng lão, các cụ được ngâm chân thư giãn trong dịp Vu lan (Ảnh do trung tâm dưỡng lão Diên Hồng cung cấp)

Tới giờ ăn trưa, các cụ xuất hiện tại bàn ăn, người ngồi xe lăn, người ngồi ghế,... những nhân viên của trung tâm chuẩn bị từng suất ăn phù hợp cho mỗi cụ. Có một cụ ông quát nhân viên chuẩn bị đồ ăn thật nhanh cho cụ. Ông cụ cáu gắt, giọng to vang khắp căn phòng, nam nhân viên trung tâm nhanh nhảu lấy cơm, thìa cho cụ.

Ở một dãy bàn khác bên cạnh, một nữ nhân viên quay lại đỡ một cụ bà ngồi xuống ghế bàn ăn,... Tất cả độ vài chục cụ cùng nhau ngồi ăn, có những cụ trò chuyện với nhau, trò chuyện với nhân viên trung tâm có cụ ngồi ăn tách biệt không chuyện trò cùng ai.

Nhìn các cụ ăn, tôi hiểu thêm rằng, có lẽ tuổi già là thế, là đong đầy tâm sự cùng những nỗi niềm, nhưng chỉ cần con, cháu thậm chí người xa lạ ngồi xuống ân cần lắng nghe, trò chuyện chúng ta sẽ thấu hiểu hết những tâm tư, nguyện vọng của các cụ.

noi niem mua vu lan cua cac cu o trung tam duong lao
Các cụ được tham gia vẽ tranh (Ảnh do Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng cung cấp)

Sau bữa ăn đó, cụ Lê Thiện S (88 tuổi, Hà Nội) đã kể cho tôi nghe về quá khứ, về thời trẻ của mình. Cụ từng có một thời sống cho lý tưởng, cho tình yêu cùng những kỷ niệm buồn vui gắn liền với những giai đoạn lịch sử của dân tộc. Những năm tháng đi Liên Xô rồi tham gia kháng chiến bảo vệ Tổ quốc sau đó là những năm cống hiến tuổi trẻ cho công việc giảng dạy tại một trường Đại học có danh tiếng ở Hà Nội.

Giờ đây khi tuổi già, cụ chọn trung tâm dưỡng lão để con, cháu được yên tâm làm việc, đỡ phần nào vất vả. Với cụ, ở trung tâm luôn có những niềm vui tuy nhiên trong sâu thẳm tâm trí cụ nỗi nhớ những bữa cơm nhà, gia đình tụ tập ấm áp vẫn da diết.

Bà Trương Thị Th (Hà Nội, 68 tuổi) bị tai biến, huyết áp cao. Chồng bà đã mất, bà chỉ có một cô con gái. Ban đầu con gái đưa bà vào trung tâm để bà được chăm sóc, phục hồi chức năng sau tai biến. Tuy nhiên, sau khi phục hồi, bà thích nên con gái đã cho bà ở lại trung tâm. Bà Th là người sống tình cảm, yêu mến mọi người trong trung tâm, tính cách cởi mở, thích mặc đồ đẹp và màu sắc sặc sỡ.

Ngồi trò chuyện cùng chúng tôi, bà Th khoe tất những chuyện vui mà bà có được ở trung tâm. Bà kể ở trung tâm được chơi, được hát, có bạn nên bà vui lắm. Mặc dù vậy nhưng khi nhắc đến ngày Vu Lan, dù nhớ con, nhớ nhà da diết nhưng bà đành phải cất nỗi nhớ chảy ngược vào trong.

Bà tâm sự: “Mùa Vu Lan các năm trước, mẹ sẽ đạp xe đạp đi chợ, làm 3 mâm cơm cúng rồi mẹ thích lên chùa lắm. Ở đây mẹ có bạn, được chơi các trò chơi vui nhưng có lúc mẹ vẫn nhớ nhà. Về nhà, ở một mình thì mẹ lại sợ buồn nên mẹ không dám về. Vu Lan này con gái, con rể, cháu ngoại sẽ vào thăm và mua quà cho mẹ nhưng chắc còn bận làm nên con chưa đến, chắc ngày mai con sẽ đến”.

noi niem mua vu lan cua cac cu o trung tam duong lao
Tại trung tâm các cụ được đắp mặt nạ (Ảnh do trung tâm dưỡng lão Diên Hồng cung cấp)

Bà Hoàng Thị Thu Ngân, Phó Giám đốc Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng cho biết, hiện tại trung tâm có khoảng 100 cụ đang sinh sống ở hai cơ sở. “Các cụ vào đây mỗi người một hoàn cảnh, nhưng đều theo diện tự nguyện. Đa phần các cụ ban đầu vào trung tâm đều có chung cảm giác nhớ nhà, không có cụ nào vào là thích luôn. Tuy nhiên, sau khi ở một thời gian, các cụ quen với bạn bè đồng tuổi nên không muốn về nhà.

Để hỗ trợ cho các cụ nhanh chóng hòa nhập, vơi bớt nỗi nhớ nhà, trung tâm bố trí chuyên viên tâm lý luôn bên cạnh để sẻ chia cùng các cụ. Trung tâm vẫn thường xuyên bố trí các buổi tham quan, tổ chức trò chơi để các cụ được tham gia vận động cơ thể và đem đến sự gắn kết giữa các thành viên trong trung tâm, đem lại niềm vui cho các cụ.

Sau cuộc trò chuyện, rời trung tâm vào giữa trưa, khi các cụ đang say giấc ngủ, bước chân qua những bậc cầu thang, tôi thấu hiểu hơn, tuổi già, cái tuổi mà ai cũng đến lúc phải tới, quy luật sinh lão bệnh tử không ai tránh khỏi. Do đó dù sống ở nhà hay trung tâm dưỡng lão các cụ rất cần sự quan tâm của người nhà, con cháu để giúp các cụ thấy an yên và đầm ấm hơn.

Hoa Nguyễn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Kỷ niệm 120 năm ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú: Tháng Tư trở về An Thổ

Kỷ niệm 120 năm ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú: Tháng Tư trở về An Thổ

(LĐTĐ) Những ngày cuối tháng Tư, chúng tôi có dịp về làng An Thổ, xã An Dân, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên - nơi đã từng ghi đậm dấu tích minh chứng cho lịch sử của Thành An Thổ trong phong trào Cần Vương chống Pháp và là nơi sinh của đồng chí Trần Phú, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng.
Công viên Nước Hồ Tây sẵn sàng đón khách dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Công viên Nước Hồ Tây sẵn sàng đón khách dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

(LĐTĐ) Với vị trí đắc địa trên đường Lạc Long Quân, quận Tây Hồ, Công viên Nước Hồ Tây được biết đến như một “Thiên đường giải trí hiện đại” đã sẵn sàng đón du khách dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.
Long Biên: Phát động thi đua 95 ngày cao điểm chào mừng 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

Long Biên: Phát động thi đua 95 ngày cao điểm chào mừng 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Thiết thực chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên phát động đợt thi đua 95 ngày cao điểm trong đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) quận Long Biên.
UDIC lần thứ 6 được vinh danh Top 10 Nhà thầu xây dựng năm 2024

UDIC lần thứ 6 được vinh danh Top 10 Nhà thầu xây dựng năm 2024

(LĐTĐ) Việc UDIC được vinh danh Top 10 Nhà thầu xây dựng năm 2024, tiếp tục khẳng định sự nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, đẩy mạnh tái cơ cấu, ứng dụng công nghệ vào sản xuất, kinh doanh nhằm nâng cao nội lực, biến thách thức thành cơ hội...
Cứu sống bệnh nhân bị sốc nhiễm trùng do hoại tử ruột

Cứu sống bệnh nhân bị sốc nhiễm trùng do hoại tử ruột

(LĐTĐ) Bệnh viện Đa khoa Hà Đông vừa phẫu thuật thành công cho nam bệnh nhân N.V.Đ (74 tuổi, ở Hà Nội) bị sốc nhiễm trùng do hoại tử ruột.
Cách nào để thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao cho Thủ đô?

Cách nào để thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao cho Thủ đô?

(LĐTĐ) Luật Thủ đô (sửa đổi) là một bước tiến lớn trong công cuộc hoàn thiện thể chế về xây dựng, phát triển Thủ đô trong bối cảnh mới. Trong đó, các chính sách về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đã được đề cập một cách rõ nét, thể hiện tầm quan trọng trong chiến lược về con người. Tuy nhiên, làm thế nào để thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao cho Thủ đô, giữ chân người tài là vấn đề “nóng” cần được bàn thảo và quan tâm thấu đáo.
Gặp “Vua phá lưới” Giải bóng đá CNVCLĐ Cúp báo Lao động Thủ đô lần thứ IX

Gặp “Vua phá lưới” Giải bóng đá CNVCLĐ Cúp báo Lao động Thủ đô lần thứ IX

(LĐTĐ) Sáng 25/4, tại Lễ bế mạc Giải bóng đá công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) Cúp báo Lao động Thủ đô lần thứ IX năm 2024, Ban Tổ chức đã tặng Bằng khen và trao giải cho các tập thể, cá nhân đạt thành tích xuất sắc nhất. Trong đó, Giải Cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất thuộc về anh Nguyễn Văn Thể, giáo viên Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Tây Hồ, thuộc Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Bắc Từ Liêm với 7 bàn thắng.

Tin khác

Trưng bày “Khoảng trời mới”: Tái hiện ký ức lịch sử hào hùng

Trưng bày “Khoảng trời mới”: Tái hiện ký ức lịch sử hào hùng

(LĐTĐ) Sắp tới, Di tích Nhà tù Hỏa Lò sẽ tổ chức trưng bày chuyên đề “Khoảng trời mới”. Việc tổ chức trưng bày nhằm giúp công chúng hiểu hơn về các chiến dịch lịch sử trên chiến trường Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1946 - 1954) với những câu chuyện kể về các chiến sĩ cách mạng đã trải qua những năm tháng bị địch bắt, giam cầm hà khắc trong các nhà tù thực dân. Kháng chiến thành công, họ lại cùng nhau đoàn kết, quyết liệt đấu tranh để được trao trả và trở về với cách mạng, với nhân dân.
Lặng lẽ xương rồng

Lặng lẽ xương rồng

(LĐTĐ) Xương rồng, xưa nay nhân gian nghĩ về sự gai góc, khô cằn. Loài cây này dường như sinh ra để vượt khó vươn lên, cả bản lĩnh cứng cỏi giữa đất trời nắng mưa. Xương rồng thường mọc hoang, mọc dại ở những vùng đất cát. Là loại cây chịu nắng chịu hạn, dai dẳng can trường. Có điều lạ, hễ chạm khẽ vào cây là nhựa chảy ra ròng ròng, thành dòng, như người mau nước mắt.
Nhà thờ dòng họ của nhà cách mạng Trần Đình San được xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh

Nhà thờ dòng họ của nhà cách mạng Trần Đình San được xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh

(LĐTĐ) Sáng 23/4/2024, tại xóm Tân Hoa, xã Trung Phúc Cường, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, chính quyền địa phương và dòng họ Trần Đình (chi 2) đã tổ chức lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh đối với Nhà thờ họ Trần Đình (chi 2).
Điện Biên theo dòng lịch sử qua tài liệu lưu trữ

Điện Biên theo dòng lịch sử qua tài liệu lưu trữ

(LĐTĐ) Hơn 300 tài liệu, hình ảnh phản ánh lịch sử tỉnh Điện Biên từ thuở sơ khai đến nay, trong đó có nhiều tài liệu lần đầu tiên được công bố sẽ trưng bày tại triển lãm trực tuyến “Điện Biên theo dòng lịch sử qua tài liệu lưu trữ”.
Đặc sắc Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939-2024)

Đặc sắc Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939-2024)

(LĐTĐ) Tối 19/4, tại huyện Đông Anh, đã diễn ra Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939 - 2024), nhằm tìm về cội nguồn, tôn vinh và lan tỏa những giá trị lịch sử văn hóa truyền thống.
Miệt mãi giữ nghề xưa trên phố

Miệt mãi giữ nghề xưa trên phố

(LĐTĐ) Chiều ngày 19/4/2024, tại Trung tâm Giao lưu văn hóa phố cổ Hà Nội đã diễn ra buổi khai mạc chuỗi các hoạt động văn hóa với chủ đề "Giữ nghề xưa trên phố".
Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại: Kỳ tích về sức mạnh chiến đấu của dân tộc

Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại: Kỳ tích về sức mạnh chiến đấu của dân tộc

(LĐTĐ) Kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024); 65 năm ngày mở đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh (19/5/1959 - 19/5/2024), Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức triển lãm "Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại".
Khơi dậy niềm đam mê, hứng thú đọc sách trong mỗi người dân

Khơi dậy niềm đam mê, hứng thú đọc sách trong mỗi người dân

(LĐTĐ) Hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba, trên địa bàn quận Tây Hồ đã và đang diễn ra nhiều hoạt động sôi nổi. Không chỉ giới thiệu, đưa sách đến gần hơn với mọi người, các hoạt động này còn góp phần lan tỏa, phát triển văn hóa đọc trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Tôn vinh nền Văn hóa Đông Sơn qua trưng bày "Tiếng vọng"

Tôn vinh nền Văn hóa Đông Sơn qua trưng bày "Tiếng vọng"

(LĐTĐ) Ngày 18/4, Bảo tàng Hà Nội đã khai mạc trưng bày chuyên đề "Tiếng vọng" nhân dịp Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 và kỷ niệm 100 năm nghiên cứu Văn hóa Đông Sơn tại Việt Nam.
Những kỷ vật truyền lửa tới thế hệ mai sau

Những kỷ vật truyền lửa tới thế hệ mai sau

(LĐTĐ) Vừa qua, Bảo tàng Đường Hồ Chí Minh phối hợp với Ban Quản lý Nhà lưu niệm Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện tổ chức Lễ trao tặng và tiếp nhận bức phù điêu bằng đồng và kỷ vật kháng chiến của đồng chí Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện để trưng bày phục vụ khách tham quan tại Bảo tàng và tri ân những cống hiến của vị tướng đối với “Con đường Trường Sơn huyền thoại”.
Xem thêm
Phiên bản di động