Nới lỏng nhưng không lơi lỏng
Xuất hiện tâm lý chủ quan, cảnh báo nguy cơ lây lan dịch Các chốt kiểm soát dịch góp phần cho Thủ đô bình yên Bộ Y tế: Thực hiện giãn cách xã hội theo nguyên tắc ở phạm vi nhỏ nhất, hẹp nhất |
Nhiều huyện “vùng xanh” đã nhộn nhịp
Tính đến 18h ngày 15/9, có 19 quận, huyện được nới lỏng giãn cách xã hội, gồm: Ba Đình, Ba Vì, Bắc Từ Liêm, Cầu Giấy, Đan Phượng, Gia Lâm, Hoài Đức, Long Biên, Mê Linh, Mỹ Đức, Nam Từ Liêm, Phú Xuyên, Phúc Thọ, Quốc Oai, Sóc Sơn, Sơn Tây, Thanh Oai, Ứng Hòa, Tây Hồ. Thành phố cho phép các cơ sở kinh doanh văn phòng phẩm, sách, thiết bị đồ dùng học tập; cơ sở kinh doanh dịch vụ sửa chữa phương tiện giao thông, điện tử, điện lạnh và đồ gia dụng; cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống (chỉ bán hàng mang về và đóng cửa trước 21h hàng ngày) tại các quận, huyện, thị xã chưa ghi nhận ca nhiễm trong cộng đồng từ ngày 6/9…
Người dân xếp hàng chờ mua phở tại một cửa hàng trên phố Liễu Giai |
Tại huyện Thanh Oai, Ủy ban nhân dân (UBND) huyện đã chỉ đạo các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn chủ động xây dựng kịch bản sản xuất, kinh doanh trong tình hình mới, sản xuất an toàn, phù hợp với tình hình diễn biến dịch trên địa bàn. Trong đó, tập trung trồng luân canh các giống rau ngắn ngày và chuẩn bị nguồn giống gia súc, gia cầm để tăng đàn vật nuôi... tăng nguồn cung nông sản, đảm bảo nhu cầu về lương thực thực phẩm cho người dân địa phương cũng như sẵn sàng cung ứng cho các quận nội thành. Hiện, huyện Thanh Oai có 3 cụm công nghiệp với tổng số 128 doanh nghiệp. Đến nay, nhiều doanh nghiệp đã xây dựng xong phương án phòng, chống dịch, trình UBND huyện phê duyệt để hoạt động trở lại trong điều kiện bình thường mới.
Còn tại huyện Ba Vì, để đẩy mạnh hoạt động sản xuất nông nghiệp, UBND huyện đã phát động phong trào sản xuất cây vụ đông trên địa bàn, phấn đấu hoàn thành vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra cả về diện tích, năng suất, sản lượng, tổng diện tích cây trồng vụ đông năm 2021, với kế hoạch đạt từ 4.000 ha trở lên. Còn tại huyện Gia Lâm, cùng với các hoạt động sản xuất, kinh doanh được phép hoạt động đang mở cửa trở lại, Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Gia Lâm đã phối hợp với UBND xã Dương Quang và các nhà thầu khởi công 4 Dự án cải tạo, chỉnh trang các tuyến đường liên thôn, trục chính các thôn, xã Dương Quang…
Cũng như nhiều huyện khác, huyện Hoài Đức đã bắt đầu khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh đồng thời tiếp tục tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19. Các cơ sở kinh doanh dịch vụ thiết yếu, phân xưởng, nhà máy mở cửa trở lại phải ký cam kết đảm bảo an toàn phòng chống dịch theo quy định. Đối với sản xuất nông nghiệp, các xã có thể cho phép nhiều hơn 1 người trong cùng hộ gia đình ra đồng ruộng sản xuất nhưng phải đảm bảo an toàn phòng, chống dịch.
Ghi nhận tại xã Song Phương, huyện Hoài Đức, người nông dân ra đồng làm việc đảm bảo khoảng cách, đeo khẩu trang, không tập trung đông người. Đối với sản xuất công nghiệp, xã Song Phương cho phép các cơ sở sản xuất có phương án phòng, chống dịch đủ điều kiện được hoạt động trở lại, nhưng đều hoạt động 3 tại chỗ, đảm bảo phòng, chống dịch.
Tại huyện Thạch Thất, nhiều người dân, doanh nghiệp cũng đang tất bật để khôi phục sản xuất, kinh doanh trở lại. Chị Nguyễn Thị Lan, chủ cửa hàng đồ gỗ Văn Mạnh tại xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất chia sẻ, trong thời gian giãn cách xã hội, cũng như nhiều người khác, chị chủ yếu ở nhà, chỉ ra ngoài khi đi chợ. Vì vậy, chị rất mừng khi xã Thạch Xá là xã an toàn, được mở cửa sản xuất kinh doanh trở lại, giúp chị có thu nhập, trang trải cuộc sống…
Cùng với các huyện ngoại thành, trong các quận nội đô, Thành phố cũng cho phép một số loại hình sản xuất, kinh doanh được hoạt động trở lại. Anh Nguyễn Mạnh Dũng - chủ 1 cửa hàng phở trên đường Văn Cao, Ba Đình, cho biết, việc nới lỏng từng vùng tại thời điểm này cũng là sự cố gắng không mệt mỏi của các lực lượng chức năng trong thời gian qua. “Chúng tôi hiểu sự nguy hiểm của đợt dịch bệnh lần này. Mặc dù được mở bán mang về nhưng chúng tôi vẫn không chủ quan, luôn phải tuân thủ các quy định giãn cách để đảm bảo an toàn cho chính mình và khách hàng”, anh Dũng chia sẻ.
Cũng như nhiều người kinh doanh khác, chị Lê Thị Oanh, chủ cửa hàng bún ngan ở đường Âu Cơ, quận Tây Hồ, luôn mong ngóng ngày được mở cửa kinh doanh trở lại. Ngay sau khi Thành phố thông báo cho phép nới lỏng giãn cách, cửa hàng kinh doanh dịch vụ đồ ăn được phép bán hàng mang về, gia đình chị đã sửa soạn lại quán, chuẩn bị thêm hộp nhựa dùng một lần, dán mã QR code ở cửa… Tuy lượng khách còn ít nhưng với chị Oanh, được mở cửa kinh doanh trong điều kiện hiện nay đã là điều rất tốt.
Trong khi nhiều cửa hàng ăn uống chưa hút được khách hàng như trước khi giãn cách, thì dịch vụ sửa chữa xe máy lại khá đông. Anh Lê Mạnh Hiếu, chủ một tiệm rửa xe trong ngõ 67 Văn Cao, Ba Đình cho biết, ngay từ ngày đầu được hoạt động 16/9, cửa hàng anh đã có rất đông người đến rửa xe, vì thời gian dài ở nhà không sử dụng, nhiều xe cáu bụi. “Đợt dịch lần này quả thật đã khiến nhiều người mệt mỏi. Nhưng tôi nghĩ, Hà Nội đã kiểm soát rất tốt, thực hiện khoanh vùng rất nhanh, nhất là việc tiêm phòng cho toàn dân Thủ đô đã phần nào khiến chúng tôi yên tâm hơn”, anh Hiếu chia sẻ.
Nới lỏng nhưng vẫn phải phòng, chống dịch hiệu quả nhất
Được nới lỏng giãn cách, ai cũng cảm thấy phấn khởi hơn, bớt đi nỗi lo về dịch bệnh. Tuy nhiên, sau thời gian dài phải ở trong nhà để phòng, chống dịch, đã được tiêm vắc xin phòng dịch, nên khi được ra đường, mua sắm, đã không ít người có tâm lý chủ quan. Việc tụ tập đông người để mua bánh trung thu ở cơ sở Bảo Phương trên đường Thụy Khuê, quận Tây Hồ là một ví dụ cho thấy, nếu chính quyền cơ sở không tiếp tục kiểm tra, nhắc nhở thường xuyên, việc thực hiện các quy định an toàn phòng, chống dịch rất dễ bị “quên”.
Cửa hàng sửa chữa xe máy đã đông khách. |
Sau khi tình trạng tụ tập đông người chờ mua bánh trung thu ở cơ sở Bảo Phương xảy ra, UBND Phường Thụy Khuê đã huy động các lực lượng công an, tự quản dân phố, dân quân… hỗ trợ việc điều hành, phân luồng giao thông, thực hiện nghiêm các điều kiện giãn cách, đảm bảo an toàn phòng, chống dịch cho các cơ sở kinh doanh bánh trung thu trên địa bàn phường.
Còn tại phường Đội Cấn, quận Ba Đình, để đảm bảo an toàn phòng, chống dịch Covid-19, UBND phường chỉ cho phép mở cửa hoạt động trở lại đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ mà chủ cơ sở và nhân viên ít nhất đã tiêm mũi 1 vắc xin phòng Covid-19. Từ thực tiễn quản lý, bà Ngô Minh Hằng - Chủ tịch UBND phường Đội Cấn, cho rằng, đây là thời điểm cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền hơn nữa để tránh sự chủ quan của người dân. Cùng với duy trì tuyên truyền, UBND phường đã phân công lực lượng để kiểm tra, nhắc nhở bà con chấp hành quy định phòng, chống dịch. Đồng thời, các Tổ Covid-19 cộng đồng của phường vẫn tổ chức trực chốt kiểm soát “vùng xanh”.
Tại phường Tứ Liên, quận Tây Hồ, 12 Tổ dân phố vẫn duy trì trực các chốt “vùng xanh” 3 ca/ngày, từ 6h đến 22h hàng ngày, với lực lượng trực chốt chủ yếu là thành viên Tổ Covid-19 cộng đồng và bà con trong tổ tình nguyện tham gia. Sau khi Thành phố cho phép nới lỏng giãn cách, người dân trong phường đi lại không cần giấy đi đường, nhưng người ngoài địa bàn đi vào các tổ vẫn phải thực hiện quét mã QR code, khai báo y tế…
Việc duy trì các chốt trực kiểm soát “vùng xanh” cũng là biện pháp đang được UBND xã Đặng Xá, huyện Gia Lâm, áp dụng sau khi được nới lỏng giãn cách. Các Tổ Covid-19 cộng đồng của xã vẫn trực các chốt tự quản từ 6 giờ sáng đến 20 giờ đêm, kiểm soát việc ra, vào các thôn, nhất là với người ngoài địa bàn xã. Đồng thời, UBND xã cũng giao Công an xã tổ chức kiểm tra, nhắc nhở các cơ sở kinh doanh thực hiện 5K để phòng, chống dịch...
Trước khi cho phép nới lỏng giãn cách xã hội với 19 quận, huyện, thị xã, ngày 15/9, UBND Thành phố đã ban hành Kế hoạch số 210/KH-UBND, yêu cầu các sở, ngành, quận, huyện mở đợt cao điểm tuyên truyền pháp luật về phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn thành phố. Đợt cao điểm tuyên truyền được thực hiện đồng thời với nới lỏng giãn cách xã hội để luôn nhắc nhở người dân, doanh nghiệp về “trạng thái bình thường mới”, đó là hoạt động sản xuất, kinh doanh song hành với phòng, chống dịch Covid-19.
Chỉ 2 ngày sau khi được xác định thuộc 19 quận, huyện được nới lỏng giãn cách, quận Long Biên phát hiện một số ca bệnh trong cộng đồng. Thực tế này cho thấy, việc tiềm ẩn các ca bệnh trong cộng đồng là không tránh khỏi và dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, rất có thể sẽ bùng phát thành ổ dịch nếu chủ quan, không thực hiện nghiêm chỉnh các biện pháp phòng, chống dịch. Vì vậy, để trạng thái “bình thường mới” ổn định tiến tới cuộc sống dần trở lại bình thường, mỗi người dân không được chủ quan; các hộ kinh doanh, doanh nghiệp cũng không nên nóng vội mở cửa hoạt động trở lại nếu chưa chuẩn bị các phương án đảm bảo an toàn phòng, chống dịch./.
Tại Hội nghị thông tin báo chí chiều ngày 20/9, Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong cho biết: “Việc nới lỏng một số hoạt động từ 6h ngày 21/9 nhằm mục tiêu vừa duy trì hiệu quả phòng, chống dịch, vừa tạo điều kiện phục hồi sản xuất kinh doanh, sinh hoạt của người dân; tiếp tục nâng cao năng lực y tế của thành phố một cách toàn diện để sẵn sàng ứng phó trong các tình huống dịch bệnh mới. Các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 của Thành phố lần này vẫn nhất quán trên tinh thần không cầu toàn, có điều chỉnh linh hoạt phù hợp với tình hình thực tiễn. Công tác phòng, chống dịch của Hà Nội phải đặt trong bối cảnh tình hình dịch bệnh chung của các tỉnh, thành phố xung quanh và cả nước. Khi nguy cơ dịch bệnh vẫn còn ở trong thành phố và từ các nguồn xâm nhập bên ngoài, mục tiêu của thành phố là phải bảo đảm chung sống một cách chủ động, an toàn với Covid-19”. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Tin khác
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 18:56
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính
Thủ đô 22/11/2024 17:25
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 15:13
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 14:18
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa
Thủ đô 22/11/2024 10:53
Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận
Nhịp sống Thủ đô 21/11/2024 08:42
Đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm OCOP của Đông Anh tới thị trường trong và ngoài nước
Nhịp sống Thủ đô 20/11/2024 18:56
Hà Nội có xã dân tộc miền núi đầu tiên đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
Nhịp sống Thủ đô 20/11/2024 09:24
Đẩy mạnh kết nối cung - cầu, nâng cao giá trị sản phẩm địa phương
Thủ đô 19/11/2024 15:25
Sơn Tây: Khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu ngành Giáo dục và Đào tạo năm học 2023 - 2024
Nhịp sống Thủ đô 19/11/2024 07:59