Xuất hiện tâm lý chủ quan, cảnh báo nguy cơ lây lan dịch
Một số nơi "vùng đỏ" người dân ra đường tấp nập như "vùng xanh" Ngày đầu nới lỏng giãn cách: Hàng quán dè dặt mở cửa, có nơi chưa thực hiện dán mã QR |
Sáng 18/9, theo ghi nhận của phóng viên tại một số tuyến phố như Quang Trung (quận Hà Đông), Nguyễn Trãi (quận Thanh Xuân), Tây Sơn (quận Đống Đa), Xuân Thủy (quận Cầu Giấy)… không khó để bắt gặp hình ảnh người dân nhộn nhịp ra đường như sau “ngày giải phóng”.
Nhìn dòng xe nườm nượp nối đuôi nhau trên đường, không ai nghĩ Hà Nội thời điểm này vẫn đang trong thời gian giãn cách xã hội. Thậm chí, không chỉ các tuyến đường, tuyến phố ở khu vực “vùng xanh” mới nhộn nhịp người ra đường, mà ngay cả những khu vực nội đô vẫn nằm trong “vùng đỏ”, vùng có nguy cơ cao, nhiều tuyến phố cũng tấp nập không kém.
Người dân đổ ra đường đông đúc tại quận "vùng đỏ" Hà Đông. |
Từ trưa ngày 16/9, khi Thành phố chính thức cho phép 19 quận, huyện đảm bảo công tác phòng, chống dịch và không xuất hiện các ca nhiễm Covid-19 mới tính từ ngày 3/9 đến nay được phép nới lỏng giãn cách, cho phép một số loại hình dịch vụ được bán hàng mang về… thì tâm lý người dân đã trở nên chủ quan hơn.
Người dân không chỉ ra đường tấp nập ở “vùng xanh” mà còn nhộn nhịp cả ở “vùng đỏ”. Trong khi đó, không chỉ các quán ăn, cửa hàng dịch vụ mở cửa trở lại lơi là phòng, chống dịch khi chưa thực hiện điều kiện bắt buộc là dán mã QR để khách hàng khai báo y tế; mà tại nhiều tuyến phố như Thụy Khuê (quận Tây Hồ), Xuân Đỉnh (quận Bắc Từ Liêm), Quang Trung (quận Hà Đông)… đã xuất hiện tình trạng tắc đường, kẹt xe khi người dân chen chúc đến mua bánh Trung thu, buộc lực lượng chức năng phải xuất hiện điều tiết giao thông.
Chị Thủy, một thành viên của Tổ Covid cộng đồng ở xã Cự Khê, Thanh Oai (Hà Nội) cho biết, rất sợ cảnh đông đúc chen lấn trên đường như khi chưa có dịch Covid-19. Thực tế, nhiều nơi đã nới lỏng việc kiểm soát người dân ra đường, do đó nhiều người đã xuất hiện tâm lý chủ quan, lơi là chống dịch.
“Mặc dù Thành phố vẫn đang thực hiện giãn cách xã hội, nhưng tôi thấy mấy ngày nay phố xá đông đúc hơn, nhiều cửa hàng quay trở lại kinh doanh. Tại một số khu vực ở quận Bắc Từ Liêm như Xuân Đỉnh người dân đã bắt đầu bán hàng ngoài lề đường; xuất hiện tình trạng người dân đổ xô đến mua bánh Trung thu tại làng nghề… nhìn hình ảnh ấy mà tôi cứ ngỡ rằng cuộc sống đã trở lại bình thường. Nếu cứ chủ quan thế này thì không biết dịch sẽ bùng phát lại lúc nào”, chị Thủy lo lắng.
Người dân tại quận Hà Đông tập trung đông đúc chờ mua bánh tại đường Quang Trung, bất chấp việc địa bàn này vẫn nằm trong "vùng đỏ". |
Bên cạnh sự lo lắng, bất an khi chứng kiến cảnh người dân nườm nượp ra đường khi Hà Nội vẫn đang thực hiện giãn cách xã hội, thì đâu đó, tâm lý lơi là, chủ quan của người dân đã xuất hiện. Thậm chí xuất hiện ngày càng nhiều hơn khi nhiều người có tư tưởng “xả hơi”, “giải phóng” bất chấp những cảnh báo từ các cơ quan chức năng.
Liên quan đến công tác phòng, chống dịch, lãnh đạo thành phố Hà Nội luôn đánh giá và nhấn mạnh, để bảo vệ thành quả phòng, chống dịch thì việc hạn chế người dân ra đường là một trong những yếu tố rất quan trọng góp phần hạn chế dịch lây lan. Các quy định về pháp luật thì cơ bản đã có, nhưng bên cạnh việc các cơ quan quản lý đang thực hiện thì ý thức trách nhiệm, ý thức tự giác, ý thức thực hành pháp luật của người dân có ý nghĩa quyết định.
Cả xã hội đang phải “gồng mình” chống dịch, nếu chúng ta lơi là, chủ quan thì hậu quả chắc chắn sẽ rất khó lường. Bài học về sự lơi là, chủ quan đã có, khi tình trạng một số cá nhân thiếu ý thức, thiếu trách nhiệm phòng, chống dịch đã gây hậu quả nghiêm trọng tại một số địa phương như Hà Nam, Hải Dương, thành phố Hồ Chí Minh và thậm chí ngay cả thành phố Hà Nội.
Đây là bài học đắt giá bởi, nếu chính quyền, người dân có tâm lý chủ quan, lơi là chống dịch thì "sợi dây kinh nghiệm" mà Thành phố đang có sẽ trở nên dài bất tận và thành quả, công sức cống hiến trong công tác phòng, chống dịch của Hà Nội có được sẽ lại “đổ sông đổ bể”.
Còn nhớ, tại cuộc họp khẩn đánh giá về công tác phòng, chống dịch Covid-19 tháng 5/2021, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh: “Chỉ một người lơi là khiến cả xã hội vất vả”. Thủ tướng yêu cầu đánh giá lại tình hình tổ chức thực hiện việc phòng, chống dịch thời gian qua, trong đó, nêu rõ nguyên nhân chủ quan và xem xét trách nhiệm cơ quan, tổ chức, địa phương, cá nhân đã lơi là, chủ quan, làm chưa nghiêm các quy định về phòng, chống dịch. Nếu không xử lý nghiêm minh, sẽ tiếp tục dẫn tới tâm lý chủ quan, mất cảnh giác, có thể dẫn đến hậu quả khó lường…
Tại "vùng xanh" thuộc địa bàn phường Xuân Đỉnh (Bắc Từ Liêm) người dân tụ tập đông người đến mua bánh tại làng nghề bánh Trung thu truyền thống, bất chấp sự có mặt của lực lượng chức năng địa phương. |
Có thể thấy, mặt trận phòng, chống dịch Covid-19 là một trận tuyến kết nối từ hệ thống chính trị đến toàn dân. Mỗi tổ chức, cơ quan, đơn vị, cá nhân là một mắt xích xung yếu, cần luôn nâng cao tinh thần trách nhiệm và ý thức phòng, chống dịch bệnh.
Thiết nghĩ, ở thời điểm này mỗi người dân, mỗi địa phương trên địa bàn Thành phố cần phải nâng cao hơn nữa trách nhiệm của mình với bản thân, với gia đình và cộng đồng. Bởi sự chủ quan, mất cảnh giác với dịch bệnh sẽ phải trả giá đắt và bài học không ở đâu xa, cả nước đang phải “oằn mình” chống dịch, người dân tại thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương và nhiều tỉnh phía Nam dịch bệnh vẫn chưa hạ nhiệt. Nhiều gia đình phải chứng kiến cảnh chia ly, nhiều em nhỏ đã rơi vào cảnh mồ côi cũng bởi dịch Covid-19… và hơn hết, cả hệ thống chính trị và toàn dân đã và đang cùng nhau vào cuộc để để lùi dịch bệnh.
Mất mát quá nhiều, hy sinh quá lớn, vì vậy không lý gì để sự vô ý thức, lơi là, chủ quan của một số cá nhân hay một vài địa phương khiến cho cả cộng đồng, toàn xã hội phải trả giá.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Cộng đồng 22/11/2024 23:24
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Văn hóa 22/11/2024 22:34
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Giáo dục 22/11/2024 19:28
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Giáo dục 22/11/2024 19:01
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Du lịch 22/11/2024 18:57
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia
Văn hóa 22/11/2024 18:53
Hợp tác, liên kết du lịch giữa 3 tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận
Du lịch 22/11/2024 16:59
Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội
Xã hội 22/11/2024 15:51
Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới
Cộng đồng 22/11/2024 15:38
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Y tế 22/11/2024 15:22