Nối dài màu xanh cho phố thị
Theo nhiều chuyên gia, cây xanh đô thị có tác dụng hấp thụ bức xạ nhiệt của mặt trời, hấp thụ CO2 và cải tạo vi khí hậu, bảo vệ môi trường sống đô thị, cải tạo không gian kiến trúc cảnh quan và là một bộ phận không thể thiếu trong hệ sinh thái tự nhiên.
Ngoài ra, cây xanh đô thị có thể hấp thụ từ 40 - 50% cường độ bức xạ mặt trời, góp phần làm giảm nhiệt độ không khí từ 3,3 - 3,9 độ C khi diện tích đất cây xanh đạt 20 - 50% diện tích đất đô thị.
Hiệu quả tổng hợp của bóng mát và bay hơi có thể làm giảm đi 17 - 57% năng lượng cần thiết cho hệ thống điều hòa không khí khi tăng 25% diện tích che phủ thảm thực vật.
Đặc biệt, hệ thống cây xanh còn trực tiếp giúp cải thiện đáng kể môi trường không khí. Đi trên nhiều tuyến phố hiện nay, người dân có thể dễ dàng thấy những hàng cây được trồng đồng bộ đã bắt đầu xòe tán, đơm bông.
Công nhân đang trồng, chăm sóc, chỉnh trang lại cây xanh, thảm thực vật trên trục đường Kim Mã. Ảnh: Đinh Luyện |
Con đường mang tên Đại tướng Võ Nguyên Giáp dài 10,5km ngập sắc xanh với hàng nghìn cây đang phát triển hoặc tuyến Đại lộ Thăng Long với những hàng cây cọ dầu được trồng thẳng tắp “biến” 98ha đất trống ở Đại lộ Thăng Long thành một cánh rừng nối dài từ Ba Vì về Trung tâm Hội nghị Quốc gia…
Trong khu vực nội đô, cung đường Láng xanh sạch giờ được mở rộng, giao thông thuận tiện nhưng đó lại không phải điểm nhấn duy nhất. Tại cung đường này, hàng cây cổ thụ vẫn được duy trì, đan xen với đó là hệ thống vườn hoa trải dài khiến cung đường như ngun ngút sắc xanh.
Cung đường Láng được mở rộng khang trang nhưng vẫn giữ "điểm nhấn" là hàng cây cổ thụ rợp bóng mát. Ảnh: Đinh Luyện |
Đến thời điểm này có thể khẳng định, chương trình trồng mới 1 triệu cây xanh chắc chắn sẽ về đích sớm. Tuy vậy, để đến năm 2030 đưa Thủ đô trở thành thành phố xanh, sạch, cơ bản giải quyết các vấn đề ô nhiễm trong khu vực nội thành cũ, cải thiện môi trường sinh hoạt của người dân Thủ đô như mục tiêu đặt ra tại Quyết định 1495/QĐ-UBND, ngày 18/3/2014, về phê duyệt quy hoạch hệ thống cây xanh, công viên, vườn hoa và hồ Thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 của UBND Thành phố thì các cấp, ngành và địa phương cần nỗ lực nhiều hơn nữa.
Hơn hết, cùng với nỗ lực trồng, chăm sóc, Thành phố cần thực hiện tốt hơn công tác tuyên truyền, để người dân hiểu hơn về giá trị cây xanh, đặc thù của cây xanh đô thị, qua đó, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp tục cải tạo, nhân lên màu xanh của Thủ đô.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"
Tin khác
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thủ đô 23/12/2024 11:39
Tết sớm trên phố: Đã thấp thoáng đào, quất
Nhịp sống Thủ đô 22/12/2024 16:16
Quận Hai Bà Trưng: Sẵn sàng vận hành các đơn vị hành chính mới
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 22:33
Nhiều trải nghiệm thực tế thú vị tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 18:23
Quận Thanh Xuân diễn tập chữa cháy tại Khu đô thị Royal City
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 18:21
Quận Bắc Từ Liêm thông qua một số nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 20:42
Cử tri kiến nghị về chính sách hỗ trợ giải phóng mặt bằng
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 18:52
Quận Bắc Từ Liêm tích cực khắc phục hậu quả vụ cháy quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 17:09
Năm 2024: Quận Thanh Xuân thu ngân sách ước đạt 108,91%
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 11:07
Huyện Thanh Trì kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
Nhịp sống Thủ đô 19/12/2024 18:53