Nỗ lực xoa dịu nỗi đau chiến tranh của cựu binh Mỹ
Cựu binh Mỹ trả mũ cối cho gia đình liệt sĩ Việt Nam sau gần nửa thế kỷ |
Ám ảnh chiến tranh
Paul George Harding sinh ra trong một gia đình trí thức tại bang Dakota, Mỹ. Ngay từ nhỏ ông được gia đình, thầy cô dạy bài học về nhân văn, tình yêu thương giữa con người với con người. 19 tuổi, như nhiều thanh niên khác, vì nghe theo lời của chính phủ Mỹ, Paul đã tham gia vào cuộc chiến tranh phi nghĩa tại Việt Nam. “Năm 1969, tôi 19 tuổi, nghe theo chính phủ Mỹ về một giấc mơ đi “khai sáng”, trợ giúp những nước nhỏ bé, nghèo đói, trên thế giới, cũng như bao thanh niên khác tôi đã gác việc học sang một bên, tham gia chiến tranh tại Việt Nam. Thời ấy, tôi làm lính nhảy dù, thuộc Lữ đoàn đổ bộ đường không 173, tham chiến tại chiến trường Lâm Đồng – Bình Định. Tuy nhiên, chỉ hơn 1 năm khi tham gia chiến tranh, tôi đã nhận ra những tội ác khủng khiếp, việc làm phi đạo đức của chính phủ Mỹ nên đã quyết định viết đơn rời chiến tranh trở về nước”, Paul nhớ lại.
Cựu binh Mỹ Paul George Harding |
Cũng theo Paul, trở về từ chiến tranh, nhưng hình ảnh về những ngôi nhà cháy, ngôi làng tan hoang, đổ nát không một bóng người, những đứa trẻ đói lả, nhem nhuốc hay những cuộc hành hình tù binh bằng các phương pháp không thể dã man, độc ác hơn của lính Mỹ dành cho chiến sỹ yêu nước Việt Nam đã khiến Paul không khỏi bị ám ảnh, run sợ, hối lỗi vì những nỗi đau mà mình và chính phủ Mỹ đã gây ra cho người dân Việt Nam. Chính vì nỗi ám ảnh, tội lỗi đó, khi trở về nước, theo học đại học, Paul đã tích cực tham gia vào các tổ chức phản đối chiến tranh ở Việt Nam. Việc làm của ông từng bị FBI điều tra vì những hành vi chống chính phủ. Tuy nhiên, chính phủ Mỹ đã không thể bắt giam ông vì không đủ bằng chứng kết tội.
Dù cuộc sống bộn bề lo toan, nhưng những hình ảnh về cuộc chiến tranh phi nghĩa ở Việt Nam vẫn đi vào trong mỗi giấc ngủ của Paul. Chính vì vậy, ông quay trở về Việt Nam với mong muốn được chuộc lại lỗi lầm mà ông và chính phủ Mỹ đã gây ra cho người dân Việt Nam.
Chuộc lại lỗi lầm
Ý nghĩ muốn làm việc gì đó để chuộc lại lỗi lầm có từ lâu, nhưng vì nhiều yếu tố như sự sợ hãi, tài chính, gia đình phản đối, nên phải gần 40 năm sau ngày tham chiến, Paul mới thực hiện được mong ước của mình. “Ngày quay lại Việt Nam, tôi lo lắng về sự trả thủ dành cho cựu binh Mỹ. Tuy nhiên, tôi đã thực sự bất ngờ, nể phục lòng vị tha của người dân Việt Nam. Ở bên Mỹ, người ta sẽ chẳng thể tha thứ cho những kẻ thù từng gây ra nỗi đau, mất mát cho gia đình họ. Nhưng ngược lại, người Việt lại sẵn sàng tha thứ cho những lỗi lầm của người khác khi người đó biết hối lỗi. Những cựu chiến binh Việt Nam còn kể lại cho tôi những câu chuyện về chiến tranh, chỉ cho tôi những vết thương, vết sẹo mà chiến tranh đã để lại trên cơ thể họ và luôn ủng hộ cho những kế hoạch của tôi. Điều đó khiến tôi vô cùng khâm phục và biết ơn”, Paul tâm sự.
Paul George Harding trong một lớp dạy tiếng Anh |
Qua thời gian tham quan chiến trường xưa, làm từ thiện, giúp đỡ nhiều gia đình chính sách, tìm cách giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em lang thang cơ nhỡ, Paul nhận thấy nhu cầu học tiếng Anh của người Việt rất lớn nhưng chi phí cao, ít người có đủ khả năng theo học. Do đó, ông đã nảy ra ý định dạy tiếng Anh miễn phí cho người Việt.
Chỉ chưa đầy nửa tháng qua Việt Nam, lớp dạy tiếng Anh miễn phí đầu tiên của Paul đã được khai giảng. “Lớp học đầu tiên của tôi chỉ có 4 học viên, được dạy tại một quán café nhỏ ở phố Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội. Nhưng chỉ sau 4 tháng, số học viên đã tăng lên hơn 400 người. Người nhỏ nhất mới chỉ 5 tuổi, người lớn tuổi nhất là ngoài 70. Ngoài học sinh, sinh viên theo học còn có cả những bác xe ôm, bà bán rau, công chức viên chức tới học sau giờ làm. Do số học viên tham gia đông, quán café nhỏ không đủ chỗ, tôi đã mạnh dạn mượn phòng họp của tổ dân phố số 9 phường Trung Hòa để giảng dạy. Vậy là đều đặn, 1 tuần, 7 ngày tôi và các tình nguyện viên giảng dạy tiếng Anh miễn phí cho mọi người, Paul chia sẻ.
Những đề tài mà Paul chọn để dạy tiếng Anh cho học viên vô cùng phong phú, đa dạng, từ lịch sử, kinh tế đến lối sống lành mạnh. Theo Paul, dạy lịch sử để mọi người giữ gìn ký ức về những anh hùng cách mạng đã anh dũng hy sinh vì nền độc lập tự do của đất nước. Dạy kinh tế để mọi người có tư duy mở mang hơn, giúp ích trong vấn đề chi tiêu, kinh doanh, buôn bán được thuận lợi. Dạy lối sống để mọi người luôn vui vẻ, gia đình hạnh phúc và nâng cao tình yêu thương giữa con người với con người.
Chia sẻ về những dự định trong tương lai, Paul mong ước lớp học miễn phí của mình sẽ được nhiều người biết hơn nữa, được mở rộng ra nhiều quận, huyện, địa phương khác trên đất nước Việt Nam. Để làm được điều này, Paul sẽ động viên những cựu binh, người dân Mỹ có chung chí hướng với mình cùng thực hiện. Chưa đầy 1 năm từ ngày lớp học đầu tiên được mở, Paul cảm thấy rất vui mừng khi nhiều người đã có thể giao tiếp được bằng tiếng Anh, tự tin hơn và có được công việc thích hợp với mức lương cao. “Đó là những điều động viên, giúp tôi như gỡ được nỗi ám ảnh đè nặng bao năm, cũng như có thêm động lực để thực hiện tiếp dự định tiếp theo. Việt Nam giờ như quê hương thứ 2 của tôi …”, Paul cười tươi. |
Ngô Hùng – Kim Oanh
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ
Cộng đồng 22/12/2024 06:53
Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng
Cộng đồng 21/12/2024 11:47
Quận Thanh Xuân biểu dương cán bộ làm công tác dân số
Xã hội 21/12/2024 10:19
Ra mắt tính năng nhận diện “Ứng dụng chính thức của Chính phủ” trên Google Play
Xã hội 20/12/2024 12:24
Tập huấn kỹ năng truyền thông về sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cộng tác viên dân số
Xã hội 20/12/2024 06:53
Tiếp nhận hơn 107 tỷ đồng dành cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trong năm 2025
Cộng đồng 19/12/2024 23:11
Quận Thanh Xuân hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia về dân số
Xã hội 19/12/2024 20:52
Xuân đẹp nhất khi còn bên bố mẹ
Cộng đồng 19/12/2024 17:42
Độc đáo nghề làm hoa tre
Cộng đồng 19/12/2024 16:30
Phát động chiến dịch “Những mùa xuân nguyên vẹn”
Cộng đồng 19/12/2024 13:21