NLĐ có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ khi bị cưỡng bức lao động
Theo đó, ngoài quy định đối tượng giao kết HĐLĐ, nghị định nêu chi tiết nội dung cụ thể phải có trong HĐLĐ, trong đó đáng lưu ý là thời hạn hợp HĐLĐ, mức lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, thời giờ làm việc, nghỉ ngơi, trích nộp BHXH, BHYT và bảo hiểm thất nghiệp, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề của người lao động (NLĐ) trong quá trình thực hiện HĐLĐ. Thời hạn HĐLĐ chỉ được sửa đổi một lần bằng phụ lục HĐLĐ và không được làm thay đổi loại hợp đồng đã giao kết, trừ trường hợp kéo dài thời hạn HĐLĐ với NLĐ cao tuổi và NLĐ là cán bộ Công đoàn (CĐ) không chuyên trách quy định tại khoản 6 điều 192 của Bộ luật Lao động. Khi người sử dụng lao động (NSDLĐ) có nhu cầu và NLĐ cao tuổi có đủ sức khỏe theo kết luận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật thì hai bên có thể thỏa thuận kéo dài thời hạn HĐLĐ hoặc giao kết HĐLĐ mới. Khi NSDLĐ không có nhu cầu hoặc NLĐ cao tuổi không có đủ sức khỏe thì hai bên thực hiện chấm dứt HĐLĐ.
Nghị định cũng quy định rõ 4 trường hợp NSDLĐ có thể tạm thời chuyển NLĐ làm công việc khác so với HĐLĐ tại khoản 1 điều 31 của BLLĐ, gồm: Thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh; áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; sự cố điện, nước; do nhu cầu sản xuất, kinh doanh. NSDLĐ đã tạm thời chuyển NLĐ làm công việc khác so với HĐLĐ đủ 60 ngày làm việc cộng dồn trong một năm, nếu tiếp tục phải tạm thời chuyển NLĐ đó làm công việc khác so với HĐLĐ thì phải được sự đồng ý của NLĐ bằng văn bản. NLĐ không đồng ý tạm thời làm công việc khác so với HĐLĐ quy định tại khoản 3 điều này mà phải ngừng việc thì NSDLĐ phải trả lương ngừng việc theo quy định tại khoản 1 điều 98 của BLLĐ.
NLĐ có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ tại điểm c khoản 1 điều 37 của BLLĐ trong các trường hợp bị NSDLĐ đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự hoặc cưỡng bức lao động; bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc. Ngoài ra, NLĐ có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ tại điểm d khoản 1 điều 37 của BLLĐ trong các trường hợp sau đây: Phải nghỉ việc để chăm sóc vợ hoặc chồng, bố đẻ, mẹ đẻ, bố vợ, mẹ vợ hoặc bố chồng, mẹ chồng, con đẻ, con nuôi bị ốm đau, tai nạn; khi ra nước ngoài sinh sống hoặc làm việc; gia đình gặp khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa, dịch bệnh hoặc chuyển chỗ ở mà NLĐ đã tìm mọi biện pháp nhưng không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động.
Về tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, nghị định quy định: Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%; vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%; vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300%, chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương theo quy định của BLLĐ đối với người lao động hưởng lương theo ngày. NLĐ làm việc vào ban đêm theo khoản 2 điều 97 của BLLĐ, thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường. NLĐ làm thêm giờ vào ban đêm theo khoản 3 điều 97 của BLLĐ thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 điều này, NLĐ còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày lễ, tết. NLĐ làm thêm giờ vào ngày lễ, tết trùng vào ngày nghỉ hằng tuần quy định tại điều 110 của BLLĐ được trả lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ lễ, tết. NLĐ làm thêm giờ vào ngày nghỉ bù khi ngày lễ, tết trùng vào ngày nghỉ hằng tuần theo quy định tại khoản 3 điều 115 của BLLĐ được trả lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ hằng tuần...
Nghị định cũng quy định chi tiết về trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm. Cụ thể, mất việc làm do thay đổi cơ cấu, công nghệ sẽ được trả trợ cấp. Đáng lưu ý, nghị định quy định việc bồi thường thiệt hại trong trường hợp đình công bất hợp pháp tại khoản 1 điều 233 của BLLĐ. NSDLĐ xác định giá trị thiệt hại do cuộc đình công bất hợp pháp gây ra, và có quyền ra văn bản yêu cầu tổ chức CĐ lãnh đạo cuộc đình công bất hợp pháp bồi thường thiệt hại.
Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 3 năm 2015.
D.Hưng
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024
Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn
Tăng cường xử lý xe chở quá tải, cơi nới thành thùng
Quyết tâm kiềm chế tai nạn giao thông ở Thủ đô
Hà Nội và Hà Giang: Kết nối vì sự phát triển bền vững của nông thôn mới
Hàng không Việt Nam tăng thêm hơn 650.000 chỗ phục vụ dịp Tết Ất Tỵ 2025
Tin khác
Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn
Hoạt động 22/11/2024 13:01
Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn
Hoạt động 22/11/2024 06:06
Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ Công đoàn Viên chức Việt Nam
Hoạt động 21/11/2024 16:45
Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh
Hoạt động 21/11/2024 15:49
Cụm thi đua số 4 triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho đoàn viên
Hoạt động 21/11/2024 14:15
Tổng LĐLĐ Việt Nam tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ tham mưu công tác truyền thông Công đoàn
Hoạt động 21/11/2024 10:27
Nâng cao hiệu quả công tác nữ công công đoàn
Hoạt động 21/11/2024 08:42
Tạo môi trường làm việc xanh - sạch - đẹp
Hoạt động 21/11/2024 08:42
Cụm thi đua số 1 thực hiện tốt công tác thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể
Hoạt động 20/11/2024 18:50
LĐLĐ quận Long Biên trao 100 triệu đồng hỗ trợ xây nhà ở cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi bão số 3
Hoạt động 20/11/2024 16:41