Những phận người tận cùng khốn khổ

Nhiều người gọi xã Trịnh Xá, TP Phủ Lý, Hà Nam là một vùng quê đau khổ. Bởi, không hiểu vì lý do gì, xã ấy có hàng trăm người tâm thần, tàn tật, có hoàn cảnh khó khăn.

Tận cùng đau khổ

Cái lạnh thấu xương, mưa rả rích khiến xã Trịnh Xá, TP Phủ Lý như co mình lại nhỏ bé, buồn thảm. Hàng trăm người điên, tàn tật, người có hoàn cảnh khó khăn, khóac trên mình bộ quần áo mỏng manh, run rẩy trên chiếc giường ọp ẹp trong những ngôi nhà dột nát.

Ngôi nhà cuối thôn Thượng, xã Trịnh Xá, mái lợp phi brô xi măng được chống đỡ bằng những chiếc cột tre, quanh vách nhà là những tấm ván bị mối mọt, đắp đất, thủng lỗ chỗ. Có lẽ,  chỉ cần cơn gió thổi qua là ngôi nhà đổ sụp. Nhưng đã bao năm nay, ông Ngô Trung Sổng (SN 1958) vẫn phải một mình sống như thế.

Chủ nhà ấy là người đàn ông có gương mặt nhăn nhúm, tóc bạc quá nửa, ánh mắt buồn thiu, đôi chân khẳng khiu co quắp, ngồi siêu vẹo trên chiếc xe lăn rỉ hoen ở góc nhà tối. Thấy khách, chủ nhà ngượng cười mệt mỏi. Nhìn qua thấy nhà ông không có nấy một vật dụng gì để nấu ăn như xoong nồi, bát đũa, thìa. Chiếc giường xập xệ với 4 chân không thể giữ được thăng bằng như sắp đổ sụp và tuyệt nhiên không có nấy một mảnh chăn mỏng.

Ông Sổng bên chiếc xe lăn hoen gỉ

58091

58093

58092

Theo tìm hiểu, chúng tôi được biết, ông Sổng bị liệt từ nhỏ, mẹ mất khi ông lên 7, bố đi lấy vợ hai và mất cách đây hơn 30 năm. Từ đó, ông sống một mình trong ngôi nhà rách nát mà bố mẹ để lại. Sức yếu, không thể đi lại, làm ăn được gì nên ông chỉ sống nhờ vào tình thương của hàng xóm và hỗ trợ của nhà nước.

“Với tiền hỗ trợ ít ỏi (đầu tiên 90 nghìn, sau lên 180 nghìn đồng), quanh năm tôi ăn mỳ tôm. Hãn hữu lắm, tôi mới được ăn ít cơm khi hàng xóm mang cho, hoặc nhà hảo tâm nào đó thương tình”, ông Sổng  nghèn nghẹn.
Cách nhà ông Sổng không xa là gia đình bà Trần Thị Thi (SN 1958). Khi đến nơi, chứng kiến hoàn cảnh khó khăn của gia đình bà, chúng tôi cũng không sao kìm nén được xúc động. Ông Ngô Doãn Mạnh (SN 1955) chồng bà Thi đang ngồi ngẩn ngơ, đưa ánh mắt vô hồn nhìn vào không trung, cười ngờ ngệch. Cạnh đó, cậu con trai Ngô Doãn Thái (SN 1999) cũng đang ngồi xe lăn, gương mặt vô cảm.

Cháu Ngô Doãn Thái con bà Thi

Đưa tay lên gạt những giọt nước mắt lăn dài trên khuôn mặt đầy nếp nhăn ngang dọc, bà Thi nghẹn giọng: Cuộc đời tôi chẳng mấy ngày được vui. Cưới nhau được một thời gian thì chồng phát bệnh, suốt ngày lẩn thẩn, bỏ nhà đi lang thang, có ở nhà thì cũng gào thét, đập phá đồ đạc, đuổi đánh vợ con. Sinh được cậu con trai thì ngay từ nhỏ đã mắc bệnh úng tủy, trí tuệ không bình thường, người co quắp, không vận động được. Bản thân tôi hiện giờ cũng không làm được việc nặng vì bị ung thư xương, di căn cột sống, bệnh viện trả về… chờ chết. Ngoài ra, tôi còn phải chăm mẹ chồng, hơn 80 tuổi, nằm liệt giường mấy năm nay.

Cũng theo bà Thi, cuộc sống hiện tại của gia đình chỉ trông cậy vào số tiền lương công nhân ít ỏi của cô con gái lớn và tiền trợ cấp của nhà nước. May mắn hơn ông Sổng một chút vì gia đình bà đã dựng được ngôi nhà kiên cố nhờ tiền hỗ trợ của công ty con gái và Thành đoàn tỉnh Hà Nam giúp đỡ.

“Ông trời sao lại bất công đến thế, khi đẩy cả gia đình tôi vào nỗi khốn khổ, bệnh tật như vậy. Không thể lao động được, nhiều lúc tôi cũng định muối mặt, sắm gậy, sắm bị đi ăn xin. Nhưng, tôi đi rồi, lại chẳng có ai chăm sóc gia đình. Một vài năm nữa, nếu tôi chết thì chẳng biết ai sẽ chăm sóc chồng con tôi đây”, bà nấc lên.

Anh Doan có hoàn cảnh hết sức bị đát khi phải xin viện về sớm vì không có tiền điều trị

Cũng ở thôn Thượng, hoàn cảnh của anh Ngô Quang Doan (SN 1979) cũng vô cùng bi đát. Anh Doan bị chứng suy tim, vẹo cột sống từ nhỏ. Mới đây anh còn bị thiếu máu, cần phải điều trị và tiếp thêm máu, nhưng vì không có tiền, anh đành xin xuất viện về nhà. Hiện anh đang sống cùng em trai, sức khỏe cũng không ổn định và chỉ biết bám vào mấy sào ruộng. Nhiều năm nay anh cũng nhận được tiền trợ cấp của nhà nước, nhưng số tiền ấy không đủ để anh ăn mỳ tôm  chứ đừng nói đến việc có tiền mua thuốc điều trị bệnh tật.

Ám ảnh nỗi đau

Cũng theo tìm hiểu của chúng tôi, đó chỉ là 3 trong hàng trăm trường hợp có hoàn cảnh bi đát đang sống tại xã Trịnh Xá. Nhiều người được nhà nước trợ cấp, nhưng nhiều người khác thì không. Lý do là bởi, họ không có tiền đi viện, không có giấy chứng nhận bệnh tật nên các cơ quan chức năng không đủ căn cứ mà xét duyệt. Do vậy, ngoài việc phải chống chọi với bệnh tật, nhiều người phải sống lay lắt, qua ngày bằng sự hỗ trợ của hàng xóm.

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Phú Độ, Phó chủ tịch xã Trịnh Xá cho biết: Hiện tại xã có 224 người tâm thần, tàn tật, người già neo đơn, trẻ mồ côi, hộ nghèo được hưởng trợ cấp. Trong đó có khoảng 50 người bị tâm thần, bại liệt và tập trung chủ yếu tại thôn Thượng và thôn Tràng. Ngoài ra còn có nhiều người bị tâm thần  nhẹ, nhiều người chưa được đưa đi khám.

Đêm ở Trịnh Xá buồn thảm từ những ngôi nhà tồi tàn, cũ nát, siêu vẹo. Từng cơn gió rít qua lỗ hổng trên vách, khí lạnh luồn lách tới mọi ngóc ngách trong nhà. Ánh đèn dầu run rẩy rồi tắt phụt. Chủ nhân của căn nhà với cái bụng kẹp nép, réo lên từng hồi vì đói cuộn tròn trong chiếc chăn mỏng manh. Họ đang rất cần sự chung tay giúp đỡ của cộng đồng.

Bà Thi nghẹn giọng: Cuộc đời tôi chẳng mấy ngày được vui. Cưới được một thời gian thì chồng phát bệnh, suốt ngày lẩn thẩn, bỏ nhà đi lang thang, có ở nhà thì cũng gào thét, đập phá đồ đạc, đuổi đánh vợ con. Sinh được cậu con trai thì ngay từ nhỏ đã mắc bệnh úng tủy, trí tuệ không bình thường, người co quắp, không thể vận động được. Bản thân tôi hiện giờ cũng không làm được việc nặng vì bị ung thư xương, di căn cột sống, bệnh viện trả về… chờ chết. Ngoài ra, tôi còn phải chăm mẹ chồng, hơn 80 tuổi, nằm liệt giường mấy năm nay.

Ngô Hùng – Kim Oanh
                                          

Có thể bạn quan tâm

Ý kiến bạn đọc

Nên xem

Họa sĩ Lê Thu Huyền: Người thổi hồn nhân văn vào trong từng nét cọ

Họa sĩ Lê Thu Huyền: Người thổi hồn nhân văn vào trong từng nét cọ

Sinh ra nơi mảnh đất Sơn Tây (Hà Nội), họa sĩ Lê Thu Huyền lớn lên cùng kỷ luật thép của con nhà lính. Gai góc, mạnh mẽ trong cá tính, thế nên chị cũng chọn cho mình con đường nghệ thuật đầy thăng trầm và cảm xúc. Chị dành cả tuổi trẻ để dấn thân vào hội họa, không chỉ để sáng tác mà còn để góp phần chữa lành, kết nối và lan tỏa giá trị văn hóa Việt đến với mọi tầng lớp - từ trẻ nhỏ miền núi xa xôi đến những nhà sưu tầm quốc tế yêu nét tinh tế của mỹ thuật Việt Nam.
Chú trọng các phong trào thi đua trong công nhân, viên chức, lao động quận Bắc Từ Liêm

Chú trọng các phong trào thi đua trong công nhân, viên chức, lao động quận Bắc Từ Liêm

Cùng với nhiệm vụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên, người lao động, thời gian qua, các phong trào thi đua trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) tiếp tục được các cấp Công đoàn quận Bắc Từ Liêm quan tâm và triển khai có hiệu quả.
3 tháng đầu năm, Hà Nội giải quyết việc làm cho trên 54.000 người lao động

3 tháng đầu năm, Hà Nội giải quyết việc làm cho trên 54.000 người lao động

Thông tin từ Sở Nội vụ Hà Nội cho biết, trong 3 tháng đầu năm 2025, toàn thành phố Hà Nội đã giải quyết việc làm cho 54.131 người lao động, đạt 32,03% kế hoạch năm.
Thông báo Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Thông báo Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 10/4 đến ngày 12/4/2025 tại Thủ đô Hà Nội.
Dấu ấn Công đoàn trong công tác nâng cao chất lượng giáo dục

Dấu ấn Công đoàn trong công tác nâng cao chất lượng giáo dục

Trường Mầm non Mỹ Đình 1 là một trong những đơn vị tiêu biểu của quận Nam Từ Liêm trong việc triển khai hiệu quả phong trào "Dân vận khéo" gắn với nâng cao chất lượng dạy và học. Với mô hình "Giờ học hạnh phúc - Lớp học yêu thương", nhà trường đã tạo dựng môi trường giáo dục lý tưởng, nơi mỗi trẻ đều được phát triển toàn diện và hạnh phúc.
Chú trọng xây dựng phong trào cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa

Chú trọng xây dựng phong trào cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa

Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây thông tin, thời gian qua phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” được đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia hưởng ứng đã huy động mọi nguồn lực của nhân dân tạo nên sức mạnh tổng hợp để phát triển kinh tế, văn hoá xã hội đảm bảo an ninh, trật tự trên địa bàn.
Lan tỏa mạnh mẽ giá trị văn hóa Hồ Chí Minh

Lan tỏa mạnh mẽ giá trị văn hóa Hồ Chí Minh

Không gian văn hóa Hồ Chí Minh trong trường học góp phần hình thành những suy nghĩ, tình cảm và niềm tin tốt đẹp trong tâm thức của học sinh.

Tin khác

Tái hiện hình ảnh áo dài phụ nữ Việt Nam đi qua khói lửa chiến tranh

Tái hiện hình ảnh áo dài phụ nữ Việt Nam đi qua khói lửa chiến tranh

Thiết thực kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), từ ngày 12/4/2025 đến hết ngày 4/5/2025, tại Bảo tàng Hà Nội diễn ra Triển lãm “Áo dài phụ nữ Việt Nam đi qua khói lửa chiến tranh”.
Vinamilk tặng 50.000 hộp sữa cho thiếu nhi TP.HCM hướng đến sự kiện đặc biệt 30/4

Vinamilk tặng 50.000 hộp sữa cho thiếu nhi TP.HCM hướng đến sự kiện đặc biệt 30/4

Đồng hành cùng Hội đồng đội Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) trong chuỗi hoạt động hướng đến kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Vinamilk đã dành tặng 50.000 hộp sữa đến hơn 7.000 em thiếu nhi của Thành phố.
Tài xế xe công nghệ nhặt được 11 triệu đồng giao nộp Công an

Tài xế xe công nghệ nhặt được 11 triệu đồng giao nộp Công an

Trên đường đi làm, anh Trịnh Bá Hạnh (là xe ôm công nghệ Be) phát hiện số tiền trên rơi vãi ra đường. Anh Hạnh đã đỗ xe nhặt và mang đến Công an phường Thổ Quan (Hà Nội) giao nộp để nhờ lực lượng chức năng trả lại cho người đánh rơi.
Mùa rét ngọt năm ấy

Mùa rét ngọt năm ấy

Những ngày cuối Xuân, trời ửng lên ánh hồng của nắng, có những buổi chiều muộn, tôi đã cảm thấy rất hân hoan khi bắt đầu được ngắm trọn cảnh đẹp hoàng hôn phía chân trời xa xa, cái nắng nhè nhẹ của mùa Hạ đã ngấp nghé gọi cửa mang theo sự tươi mới trong thời khắc giao mùa ấy.
“Đóng vỉ chân dung”: Trào lưu mới của giới công nghệ

“Đóng vỉ chân dung”: Trào lưu mới của giới công nghệ

Mạng xã hội Việt Nam những ngày này đang chứng kiến một làn sóng sáng tạo đầy thú vị mang tên “đóng vỉ chân dung”. Trào lưu này nhanh chóng thu hút sự chú ý của đông đảo người dùng, đặc biệt là giới trẻ, khi biến mỗi cá nhân thành một “figure” độc đáo, được “đóng gói” một cách đầy nghệ thuật trong chiếc vỉ nhựa quen thuộc, gợi lại những ký ức đẹp đẽ của tuổi thơ.
Lực lượng cứu hộ Việt Nam hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ cứu trợ quốc tế tại Myanmar

Lực lượng cứu hộ Việt Nam hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ cứu trợ quốc tế tại Myanmar

Tối 8/4, Bộ Công an tổ chức Lễ đón Đoàn tìm kiếm, cứu nạn và cứu hộ Bộ Công an hoàn thành nhiệm vụ trở về từ Myanmar. Trung tướng Lê Văn Tuyến - Thứ trưởng Bộ Công an chủ trì buổi Lễ. Cùng dự có ngài Tin Win Aung Moe, Tham tán Công sứ, Phó Đại sứ Myanmar tại Việt Nam; đại diện các đơn vị chức năng trực thuộc Bộ Công an…
Miền Bắc tiếp tục đón không khí lạnh tăng cường

Miền Bắc tiếp tục đón không khí lạnh tăng cường

Dự báo khoảng 12-13/4, miền Bắc sẽ đón một đợt không khí lạnh tăng cường. Đợt không khí lạnh lần này chỉ khiến nền nhiệt giảm nhẹ nhưng có thể gây ra mưa dông rải rác, cục bộ có mưa to đến rất to ở miền Bắc, kèm nguy cơ lốc sét, gió giật mạnh.
Hàng vạn người dân đội mưa dâng hương tưởng nhớ các Vua Hùng

Hàng vạn người dân đội mưa dâng hương tưởng nhớ các Vua Hùng

Ngày 7/4 (tức mùng 10/3 âm lịch), dù thời tiết tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng (Phú Thọ) có lúc mưa to nhưng dòng người vẫn trật tự, thành kính nối tiếp nhau lên các đền thờ Vua Hùng dâng lễ giỗ Tổ.
Phép màu của tình yêu

Phép màu của tình yêu

Trong cuộc sống, ai cũng từng khao khát có được một phép màu diệu kỳ - một điều gì đó có thể thay đổi vận mệnh, mang lại hạnh phúc, và làm dịu đi những nỗi đau. Đặc biệt là trong tình yêu, nơi mà hy vọng và nỗi lo lắng đan xen nhau, ta dễ bị cuốn vào những giấc mơ về một hạnh phúc vĩnh cửu.
Công an phường Hoàng Liệt trao trả hơn 100 triệu đồng thất lạc cho người dân

Công an phường Hoàng Liệt trao trả hơn 100 triệu đồng thất lạc cho người dân

Sáng 4/4, Công an phường Hoàng Liệt, Hoàng Mai (Hà Nội) cho biết, đơn vị vừa trao trả lại tài sản thất lạc cho người dân.
Xem thêm
Phiên bản di động