Nhiều tiến bộ trong thực hiện việc cưới văn minh

(LĐTĐ) Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 11-CT/TU ngày 3/10/2012 của Thành ủy Hà Nội (khóa XV) về việc “Tiếp tục thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới” (Chỉ thi 11) đã từng bước hình thành tư duy mới về việc cưới theo hướng bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, đồng thời loại bỏ dần các yếu tố lạc hậu, rườm rà, phô trương.
Để văn minh cưới xin được lan toả Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đi vào chiều sâu

Theo số liệu thống kê, trong 10 năm (2012-2022) trên địa bàn Thành phố có tổng số 481.920 đám cưới được tổ chức. Trong đó, số đám cưới thực hiện theo quy định là 437.153, đạt 90,71%. Số đám cưới theo mô hình mới, hiệu quả, tiết kiệm là 64.435, đạt 13,37%. Số đám cưới không thực hiện theo quy định chiếm khoảng 5,34%.

Nhìn chung, sau 10 năm thực hiện Chỉ thị 11, đã có nhiều cách làm hay, sáng tạo nhằm tạo sự chuyển biến về nhận thức và hành động của cán bộ, đảng viên và tầng lớp nhân dân, góp phần từng bước đưa Chỉ thị đi vào cuộc sống.

Nhiều tiến bộ trong thực hiện việc cưới văn minh
Cặp đôi Ngọc Mai và Thái Linh (Cầu Diễn, quận Nam Từ Liêm) tổ chức đám cưới gọn nhẹ trong nội bộ gia đình.

Tại phường Đức Thắng, quận Bắc Từ Liêm, thực hiện Chỉ thị 11, Chi bộ Tổ dân phố số 6 đã kịp thời phổ biến, quán triệt, triển khai tổ chức thực hiện đến cán bộ, đảng viên trong Chi bộ để vận động nhân dân của Tổ dân phố tích cực thực hiện. Trong đó, đưa nội dung thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới vào Hội nghị đại biểu nhân dân, quy ước của Tổ dân phố để cùng triển khai.

Quá trình thực hiện, Tổ dân phố, Ban công tác Mặt trận, các đoàn thể đã tổ chức thành các đoàn đến trực tiếp gia đình có con, em chuẩn bị lập gia đình, kịp thời tuyên truyền mọi người trong gia đình thực hiện tốt Chỉ thị 11 của Thành ủy.

Qua tuyên truyền, vận động, giải thích rõ những mặt hạn chế của phong tục, tập quán cũ, thấy rõ sự tiến bộ, văn minh của Chỉ thị 11, gần 10 năm qua, trên địa bàn Tổ dân phố số 6 đã có 23 đám cưới diễn ra đúng thủ tục pháp luật, tiến hành các nghi thức hôn lễ “vui tươi, lành mạnh, tiết kiệm”; không tổ chức mời khách trong giờ làm việc, tổ chức tiệc cưới nhiều lần ở những nơi tốn kém, không phù hợp với đời sống, mức thu nhập của cộng đồng dân cư...

“Việc cưới xin, dựng vợ gả chồng trong xã hội ta từ trước tới nay là một việc hệ trọng. Song nhận thức sâu sắc Chỉ thị 11 của Thành ủy, việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới đã được cán bộ, đảng viên và nhân dân Tổ dân phố số 6 thực hiện và tiếp tục trở thành nền nếp”, ông Lê Như Ngọc, Bí thư Chi bộ - Trưởng Ban Công tác Mặt trận Tổ dân phố số 6 cho biết.

Là một huyện thuộc ngoại thành nhưng Quốc Oai đang thực hiện tốt Chỉ thị 11 với 15.212 đám cưới thực hiện theo nếp sống văn minh (chiếm 95,9%) sau 10 năm. Trong đó, xã Phượng Cách, Quốc Oai là một trong những địa phương đã có chuyển biến tích cực về thực hiện Chỉ thị 11.

Trước thời điểm ban hành Chỉ thị 11-CT/TU, tại xã Phượng Cách, không ít nhà vẫn còn nhiều thủ tục nặng nề, khi gia đình có việc cưới đều tổ chức ăn uống linh đình, dài ngày, kèm theo nhiều hủ tục lạc hậu gây tốn kém, lãng phí thời gian, tiền bạc. Một số đám cưới có xu hướng phô trương, vụ lợi. Đặc biệt, việc ăn uống tràn lan dễ gây nguy cơ ngộ độc thực phẩm tập thể, hiện tượng cờ bạc trá hình trong đám cưới làm mất trật tự an ninh.

Bà Nguyễn Thị Thu Hương - Công chức văn hóa - xã hội, xã Phượng Cách cho biết: “Việc thực hiện Chỉ thị số 11-CT/TU đã được quần chúng nhân dân, trong đó có các đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức tích cực hưởng ứng góp phần phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp được phát huy; hạn chế và từng bước loại bỏ hủ tục lạc hậu; xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới. Hầu hết các lễ cưới ở địa phương đã giảm được các tập tục nghi lễ rườm rà, nặng tính phô trương lãng phí; tục lệ thách cưới về tiền mặt cũng như các vật chất khác đã giảm dần”.

Đặc biệt trong thời gian diễn ra dịch bệnh Covid-19, toàn bộ các đám cưới trên địa bàn Thành phố đều được dừng, hoãn, hủy, giảm quy mô, không có đám cưới tảo hôn, không có đám cưới vi phạm pháp luật. Chỉ trong 3 tháng mùa dịch, chính quyền, đoàn thể trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm đã vận động 46 hộ gia đình hoãn tổ chức đám cưới, chuyển cưới sang báo hỷ.

Tại huyện Quốc Oai, có những gia đình đã đặt cỗ, mời khách nhưng sau đó chấp nhận thiệt hại về kinh tế để làm đơn giản với tinh thần toàn dân chống dịch. Quận Thanh Xuân cũng đã khen thưởng đột xuất 50 hộ gia đình trên địa bàn thực hiện tốt nếp sống văn minh trong cưới hỏi. Tại xã Hải Bối huyện Đông Anh, nhiều cặp đôi không tổ chức đám cưới như tập quán mà chỉ báo hỷ, có nhiều gia đình làm lễ ăn hỏi, đón dâu cùng một ngày...

Để triển khai hiệu quả, việc thực hiện Chỉ thị 11 đã gắn với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, kết hợp phong trào xây dựng “Gia đình văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa”, “Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa” với việc thực hành tiết kiệm trong tổ chức cưới, lấy đó làm những tiêu chuẩn cơ bản để công nhận các danh hiệu văn hóa.

Bên cạnh đó, Chỉ thị 11 còn gắn với với Chương trình số 04 của Thành ủy Hà Nội (khóa XV, XVI), Chương trình số 06-CTr/TU giai đoạn 2021-2025 về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng Người Hà Nội thanh lịch, văn minh”. 30/30 quận, huyện, thị ủy đã cụ thể hóa thành nghị quyết chuyên đề của địa phương và quán triệt nội dung Chương trình đến cấp ủy Đảng, chính quyền xã, phường, thị trấn lãnh đạo, triển khai thực hiện.

Mặc dù đã có những chuyển biến tích cực, song ở nhiều nơi, nhất là địa bàn nông thôn với nhiều phong tục, tập quán địa phương, dòng họ còn nặng nề nên quá trình triển khai thực hiện Chỉ thị 11 gặp nhiều khó khăn, vẫn còn những trường hợp tổ chức với số lượng khách mời vượt quá quy định.

Thời gian tới, việc thực hiện Chỉ thị 11 cần có sự sáng tạo, linh hoạt, phù hợp với từng đặc thù của địa phương; chú trọng xây dựng và nhân rộng các mô hình hay; kịp thời biểu dương, khen thưởng tập thể, cá nhân thực hiện tốt để tạo sức lan tỏa và sự vào cuộc của toàn xã hội./.

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ tháng 9/2024, cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024 đã nhận được sự hưởng ứng, tham gia của đông đảo tác giả trên cả nước và nhiều tác phẩm chất lượng.
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm

Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm

(LĐTĐ) Bực tức vì sửa chữa cửa gỗ gây ồn ào, bị hàng xóm chửi, Nguyễn Văn Đoan (sinh năm 1986, trú tại huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định) đã nảy sinh ý định phóng hỏa, đốt nhà hàng xóm để trả thù.
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm

Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm

(LĐTĐ) Tuần Văn hoá Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 30/11 đến 6/12 với chủ đề "Quê lụa Hà Đông - Tinh hoa hội tụ". Đây là năm thứ 7 sự kiện này được tổ chức, hứa hẹn nhiều hoạt động đặc sắc nhằm tôn vinh nghề dệt lụa hơn nghìn năm tuổi.
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

(LĐTĐ) Triển khai Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy, thị xã Sơn Tây đã tập trung phát huy các giá trị văn hóa trong phát triển du lịch, xây dựng Sơn Tây trở thành đô thị vệ tinh của Thủ đô, với chức năng: Đô thị văn hóa - lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia

Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 19 năm ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024) và 20 năm Khu phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích lịch sử Quốc gia và 20 năm hoạt động của Không gian đi bộ trên địa bàn quận (2004 - 2024), Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm sẽ tổ chức chuỗi sự kiện văn hóa đặc sắc từ ngày 15/11 đến 15/12/2024.
“Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”: Trang bị kiến thức về sản phẩm để bảo vệ bản thân và gia đình

“Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”: Trang bị kiến thức về sản phẩm để bảo vệ bản thân và gia đình

(LĐTĐ) Với chủ đề “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”, sáng 22/11, Tổng cục Quản lý thị trường đã mở cửa Phòng trưng bày, nhận diện hàng thật - hàng giả tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội; sự kiện nằm trong chuỗi các hoạt động nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11).
Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội

Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội

(LĐTĐ) Thời gian qua ghi nhận sự phân quyền mạnh mẽ, bổ sung kịp thời cơ chế, chính sách nhằm thu hút nguồn lực xã hội trong đầu tư, phát triển nhà ở xã hội tại Hà Nội. Vệc triển khai các nội dung có liên quan tại Luật Thủ đô năm 2024 sẽ kỳ vọng thêm những giải pháp đột phá, tháo gỡ các khó khăn, thúc đẩy tiến độ triển khai các dự án.

Tin khác

Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

(LĐTĐ) Triển khai Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy, thị xã Sơn Tây đã tập trung phát huy các giá trị văn hóa trong phát triển du lịch, xây dựng Sơn Tây trở thành đô thị vệ tinh của Thủ đô, với chức năng: Đô thị văn hóa - lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính

Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính

Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính, Chuyển đổi số và Đề án 06 thành phố Hà Nội vừa có Thông báo số 26/TB-BCĐ thông báo kết luận Hội nghị giao ban Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính, Chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 tháng 11/2024.
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

(LĐTĐ) Cuộc thi “Tìm hiểu Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở” trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024 là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, là kênh thông tin hữu hiệu để tuyên truyền phổ biến sâu rộng nội dung Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở tới đông đảo cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động, nhân dân trên địa bàn Thủ đô.
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024

Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 22/11, Quận ủy Bắc Từ Liêm tổ chức chung khảo Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024. Tại Hội thi, thí sinh Lê Huyền Trang, Bí thư chi bộ Tổ chức hành chính, Đảng bộ Trường Trung cấp nghề Giao thông công chính Hà Nội đã giành giải Nhất.
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa

Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa

(LĐTĐ) Để tiếp tục phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa, quận Tây Hồ triển khai những biện pháp sáng tạo thu hút sự quan tâm của người dân trong và ngoài nước, đồng thời giúp thế hệ trẻ tiếp nối truyền thống của ông cha, trân trọng và phát huy được giá trị lịch sử, văn hóa của di tích.
Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận

Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận

(LĐTĐ) Quận Hai Bà Trưng vừa tổ chức Hội nghị lần thứ 27 Ban Chấp hành Đảng bộ quận khóa XXVI nhiệm kỳ 2020 - 2025, cho ý kiến dự thảo Báo cáo chính trị (lần 1) của Ban Chấp hành Đảng bộ quận khóa XXVI trình Đại hội đại biểu Đảng bộ quận lần thứ XXVII, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm OCOP của Đông Anh tới thị trường trong và ngoài nước

Đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm OCOP của Đông Anh tới thị trường trong và ngoài nước

(LĐTĐ) Huyện Đông Anh cần nâng cao chất lượng các sản phẩm OCOP, sản phẩm thế mạnh của địa phương tới thị trường trong và ngoài nước; phát triển các trung tâm quảng bá, giới thiệu và bán các sản phẩm OCOP, nông lâm sản của huyện, qua đó lan tỏa thương hiệu sản phẩm tới nhiều người tiêu dùng.
Hà Nội có xã dân tộc miền núi đầu tiên đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Hà Nội có xã dân tộc miền núi đầu tiên đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

(LĐTĐ) Việc có thêm 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (đợt 1) năm 2024, thống kê đến nay, Hà Nội đã có 189 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Ngoài ra, Thành phố cũng đã có 84 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu trên các lĩnh vực.
Đẩy mạnh kết nối cung - cầu, nâng cao giá trị sản phẩm địa phương

Đẩy mạnh kết nối cung - cầu, nâng cao giá trị sản phẩm địa phương

(LĐTĐ) Để Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trên địa bàn Thủ đô phát triển bền vững và đi vào cuộc sống, Ban Chỉ đạo Cuộc vận động thành phố Hà Nội mong muốn huyện Mê Linh quan tâm đẩy mạnh kết nối cung - cầu; thiết lập các kênh phân phối mới như thương mại điện tử; có giải pháp chế biến nhằm nâng cao giá trị sản phẩm; quan tâm tổ chức du lịch kết hợp với quảng bá sản phẩm địa phương…
Sơn Tây: Khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu ngành Giáo dục và Đào tạo năm học 2023 - 2024

Sơn Tây: Khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu ngành Giáo dục và Đào tạo năm học 2023 - 2024

(LĐTĐ) Ngày 18/11, Uỷ ban nhân dân (UBND) thị xã Sơn Tây tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô (1954 - 2024), 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024) và tuyên dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu ngành Giáo dục và Đào tạo năm học 2023 - 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động