Nhiều sửa đổi trong Dự thảo Luật Trách nhiệm bồi thường
Theo Bộ Tư pháp, Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước hiện chưa cụ thể hóa được các quyền dân sự để bảo vệ quyền con người, quyền công dân theo quy định của Hiến pháp 2013; chưa dự liệu hết các khoản thiệt hại được bồi thường trong thực tế, nên chưa quy định đầy đủ các khoản thiệt hại phải bồi thường.
Ảnh minh họa |
Cụ thể, một số thiệt hại được bồi thường chưa được lượng hóa, do đó thiếu căn cứ xác định mức bồi thường, gây khó khăn cho quá trình thương lượng, giải quyết bồi thường. Cấu trúc của luật hiện hành, là chưa hợp lý, chưa bảo đảm tính đồng bộ, tính logic. Bên cạnh đó, một số quy định chưa rõ ràng, tạo ra các cách hiểu khác nhau, gây khó khăn cho quá trình áp dụng pháp luật trong thực tiễn. Đó là chưa kể, luật quy định về trình tự, thủ tục giải quyết bồi thường không đầy đủ (không quy định việc hoãn, đình chỉ giải quyết bồi thường), thiếu chặt chẽ, thủ tục hành chính rất rườm rà, thời hạn giải quyết kéo dài... nên chưa tạo điều kiện thuận lợi cho người bị thiệt hại cũng như cơ quan có trách nhiệm bồi thường…
Để khắc phục những tồn tại nói trên, Bộ Tư pháp đang đưa ra dự thảo Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (sửa đổi). Theo dự thảo, việc bồi thường của Nhà nước chỉ được thực hiện theo quy định của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước. Nhà nước chỉ bồi thường sau khi hành vi gây thiệt hại của người thi hành công vụ đã được xác định tại văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và có yêu cầu bồi thường. Nhà nước chỉ bồi thường cho người bị thiệt hại các thiệt hại được quy định tại Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước. Trường hợp người bị thiệt hại có một phần lỗi trong việc gây ra thiệt hại thì Nhà nước chỉ bồi thường phần thiệt hại sau khi trừ đi phần thiệt hại tương ứng với phần lỗi của người bị thiệt hại.
Dự thảo nêu rõ, Nhà nước không bồi thường thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại hoặc do sự kiện bất khả kháng theo quy định của Bộ luật Dân sự hoặc do người bị thiệt hại không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình. Nguyên tắc giải quyết bồi thường như sau: Việc giải quyết bồi thường phải được thực hiện thông qua thương lượng giữa cơ quan giải quyết bồi thường với người yêu cầu bồi thường trước khi được thực hiện tại Tòa án theo thủ tục tố tụng dân sự; kịp thời, công khai, đúng pháp luật; được trả một lần bằng tiền, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Cơ quan quản lý Nhà nước về công tác bồi thường có trách nhiệm tham gia vào quá trình giải quyết bồi thường.
Thời hiệu yêu cầu bồi thường là 3 năm, kể từ ngày người bị thiệt hại nhận được văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường. Ngày nhận được văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường được xác định theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo, thanh tra, tố tụng, thi hành án và pháp luật khác có liên quan. Thời gian không tính vào thời hiệu yêu cầu bồi thường là khoảng thời gian xảy ra một trong các sự kiện sau đây:
Sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan làm cho người yêu cầu bồi thường không thể thực hiện quyền yêu cầu bồi thường; người bị thiệt hại là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi mà chưa có người đại diện theo quy định của pháp luật; người bị thiệt hại là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi đã có người đại diện nhưng người đại diện đã chết hoặc theo quy định của pháp luật thì họ không thể tiếp tục là người đại diện. Người yêu cầu bồi thường có nghĩa vụ chứng minh các khoảng thời gian không tính vào thời hiệu theo quy định này.
Cũng theo dự thảo, trách nhiệm bồi thường của Nhà nước đối với các thiệt hại gây ra trong hoạt động quản lý hành chính, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính, thi hành án hình sự, thi hành án dân sự phát sinh khi có đủ các điều kiện sau đây: Có văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường; hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường theo quy định; có thiệt hại thực tế do hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây ra đối với người bị thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng hình sự phát sinh khi có đủ các điều kiện sau đây: Có văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường; có thiệt hại thực tế do hành vi của người tiến hành tố tụng hình sự gây ra đối với người bị thiệt hại.
Thanh Hà
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Tin khác
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Tin mới 22/11/2024 19:31
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Tin mới 22/11/2024 19:30
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tin mới 21/11/2024 21:42
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Tin mới 21/11/2024 19:44
Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả
Tin mới 21/11/2024 16:43
Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao
Tin mới 21/11/2024 16:32
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica
Tin mới 21/11/2024 10:28
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia
Tin mới 20/11/2024 20:22
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất
Tin mới 19/11/2024 19:35
Điều kiện để được trao danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô
Tin mới 19/11/2024 14:31