Nhiều quy định mới về xuất khẩu lao động sắp có hiệu lực
Những điều cần biết trước khi đi xuất khẩu lao động Từ 8-14/11, tiếp nhận đăng ký dự thi tiếng Hàn với người lao động có hộ khẩu Hà Nội Lừa đảo xuất khẩu lao động, chiếm đoạt hàng chục tỷ đồng |
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư số 21/2021 quy định chi tiết một số điều của Luật Người lao động (NLĐ) Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có hiệu lực từ ngày 1/2/2022.
Theo đó, từ ngày 1/2, doanh nghiệp xuất khẩu lao động không được thu thù lao môi giới quá mức trần cho phép. Mức trần thù lao theo hợp đồng môi giới theo thỏa thuận giữa doanh nghiệp dịch vụ với tổ chức, cá nhân trung gian nhưng không được vượt quá 0,5 tháng tiền lương theo hợp đồng của NLĐ cho mỗi 12 tháng làm việc.
Trường hợp hợp đồng lao động có thời hạn làm việc từ 36 tháng trở lên thì mức trần thù lao theo hợp đồng môi giới không được vượt quá 1,5 tháng tiền lương theo hợp đồng của NLĐ.
Với một số thị trường, ngành, nghề, công việc cụ thể, mức trần thù lao theo hợp đồng môi giới được quy định là 0 đồng. Cụ thể, thuyền viên tàu cá xa bờ, tàu vận tải (Đài Loan, Hàn Quốc); lao động giúp việc gia đình (Malaysia, Brunei, các nước Tây Á), mọi ngành nghề (Thái Lan).
Người lao động Việt Nam làm việc tại Đài Loan. Ảnh minh họa |
Với thị trường Nhật Bản, mức trần tiền dịch vụ thu từ NLĐ với ngành nghề thực tập sinh kỹ năng số 3 và lao động kỹ năng đặc định là 0 đồng.
Riêng với lao động kỹ thuật cao, lao động xây dựng đóng tàu theo chế độ hoạt động đặc định thì mức trần tiền dịch vụ thu từ NLĐ là 0,7 tháng tiền lương với hợp đồng 12 tháng và tối đa không quá 2 tháng tiền lương với hợp đồng từ 36 tháng trở lên.
Với thị trường Đài Loan (Trung Quốc), mức trần tiền dịch vụ thu từ NLĐ với ngành hộ lý và y tá bệnh viện, trung tâm dưỡng lão là 0,7 tháng tiền lương với hợp đồng 12 tháng và tối đa không quá 2 tháng tiền lương với hợp đồng từ 36 tháng trở lên.
Đối với ngành nghề chăm sóc người bệnh tại gia đình, giúp việc gia đình, nông nghiệp, thuyền viên là 0,4 tháng tiền lương với hợp đồng 12 tháng và tối đa không quá 1 tháng tiền lương với hợp đồng từ 36 tháng trở lên. Mức trần tiền dịch vụ thu từ NLĐ với thuyền viên tàu cá xa bờ là 0 đồng.
Với thị trường Hàn Quốc, mức trần tiền dịch vụ thu từ NLĐ với thuyền viên tàu cá gần bờ là 0,7 tháng tiền lương với hợp đồng 12 tháng và tối đa không quá 2 tháng tiền lương với hợp đồng từ 36 tháng trở lên.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn
Giúp người thu nhập thấp tiếp cận tài chính số
Phối hợp nâng cao chất lượng hoạt động Công đoàn khối Giáo dục
Cần quyết liệt xử lý nạn “quái xế”
Bông mua tím
Sức khỏe người lao động là “vốn quý” của doanh nghiệp
Giữ gìn giá trị truyền thống từ phong trào xây dựng gia đình văn hóa
Tin khác
Phát huy nguồn vốn tín dụng chính sách
Việc làm 01/11/2024 14:30
Đáp ứng nhu cầu tìm việc của người lao động trên địa bàn huyện Ba Vì
Việc làm 27/10/2024 19:15
Thêm cơ hội mới cho lao động Việt Nam khi đi làm việc ở nước ngoài
Việc làm 27/10/2024 14:22
Sắp diễn ra Phiên giao dịch và tư vấn việc làm huyện Ba Vì năm 2024
Việc làm 25/10/2024 05:43
Cơ hội việc làm rộng mở tại Phiên giao dịch trực tuyến kết nối 6 tỉnh, thành phố
Việc làm 24/10/2024 19:41
Hải Phòng hỗ trợ chi phí đào tạo một số nghề trên địa bàn thành phố giai đoạn 2024 - 2030
Việc làm 21/10/2024 22:44
Hà Nội: 9 tháng, gần 59.000 người hưởng bảo hiểm thất nghiệp
Việc làm 18/10/2024 06:06
TP.HCM: Chi hơn 76.600 tỷ đồng cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề
Việc làm 16/10/2024 16:16
“Kém nhiệt” lao động thời vụ cuối năm tại TP. HCM
Việc làm 05/10/2024 17:07
Đào tạo lao động tay nghề cao đi tắt để đón đầu
Việc làm 03/10/2024 15:42